Quý III thua lỗ, cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn được chào bán với giá gấp đôi thị giá
Ngày 15/11, SCIC vừa thông báo đấu giá trọn lô 51 triệu cổ phiếu tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP).
Nguồn: QTP.
Theo thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cung cấp, Nhiệt điện Quảng Ninh là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Tổng số lượng cổ phiếu QTP được SCIC đưa ra đấu giá là hơn 51,4 triệu cổ phiếu, tương đương với 11,42 % vốn điều lệ. Thời gian dự kiến diễn ra vào 05/12/2019 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Hiện tại, Nhiệt điện Quảng Ninh có 5 cổ đông lớn, sở hữu trên 5% vốn cổ phần. Trong đó, sở hữu 42% vốn cổ phần tại Nhiệt điện Quảng Ninh là Tổng công ty Phát điện 1.
Mức giá khởi điểm để đấu giá là 23.800 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 2 lần thị giá cổ phiếu QTP tại thời điểm hiện tại. Cụ thể, kết phiên giao dịch 15/11, cổ phiếu QTP đóng cửa ở mức giá 11.200 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Nhìn về kết quả kinh doanh trong 7 quý gần nhất của Nhiệt điện Quảng Ninh, có 2 quý Công ty báo lỗ h-àng tỷ đồng. Đặc biệt là trong quý III/2018 khi khoản lỗ lên tới hơn 311 tỷ đồng.
Giải trình về khoản thua lỗ nặng nề này, Nhiệt điện Quảng Ninh cho biết do sản lượng điện hợp đồng (Qc) trong quý III/2018 giao thấp, làm cho doanh thu không đủ để bù đắp chi phí. Ngoài ra, quý III là giai đoạn mùa mưa, giá thị trường thấp, cùng với đó là việc đại tu tổ máy số 2 nên sản lượng điện phát và sản lượng điện giao nhận quý III/2018 không cao. Nguyên nhân cuối cùng được Nhiệt điện Quảng Ninh đưa ra để lý giải kết quả kinh doanh thua lỗ này đến từ biến động mạnh của tỷ giá giữa VNĐ/USD. Cụ thể, giai đoạn cuối quý III/2018, tỷ giá tăng mạnh làm tăng chi phí chênh lệch tỷ giá.
Trong 7 quý gần nhất, có 2 quý QTP báo lỗ. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Kết quả kinh doanh của QTP được cải thiện kể từ quý IV/2018 đến quý II/2019. Tuy nhiên, trong quý III/2019, Công ty lại tiếp tục báo lỗ hơn 5,5 tỷ đồng, con số này nhỏ hơn nhiều so với khoản lỗ cùng kỳ 2018.
Giải trình về kết quả kinh doanh quý III/2019, QTP cho biết mặc dù trong kỳ sản lượng điện thương phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước, tác động tích cực làm tăng doanh thu. Tuy nhiên biên lợi nhuận vẫn ở mức thấp, chỉ hơn 5,2% trong quý III/2019. Do đó, sau khi trừ các khoản chi phí, đặc biệt là hơn 117 tỷ đồng chi phí tài chính thì QTP đã lỗ gần 4,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động khác cũng ghi nhận lỗ hơn 1,2 tỷ đồng. Do vậy, tổng kết quý III/2019, QTP báo lỗ hơn 5,5 tỷ đồng sau thuế. Dù vậy, lũy kế 9 tháng, QTP vẫn lãi ròng 264 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ 35 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Về diễn biến chung đối với các nhà máy nhiệt điện than, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, việc thiếu nguồn nguyên liệu than đã làm cho nhiều nhà máy nhiệt điện than không đủ nguyên liệu để tận dụng công suất phát khi giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng cao, thậm chí một số nhà máy phải tạm dừng phát ở một số tổ máy. Để giải quyết cho bài toán thiếu than và thiếu điện, Thủ tướng chính phủ và Bộ Công thương đã cho phép TKV và Tổng Công ty Đông Bắc nhập khẩu than về trộn với than trong nước phục vụ cho mục đích phát điện. Điều này đã giúp cho đa số các nhà máy đủ nguồn nguyên liệu than để phát điện.
Giá than nhập khẩu có xu hướng giảm. Nguồn: BVSC.
Theo dự báo được Bloomberg tổng hợp thì giá than dự kiến sẽ ổn định quanh mức hiện tại trong năm tới. Giá than nhập khẩu có độ trễ do thời gian đấu thầu nên giá than nhập khẩu trong giai đoạn vừa qua không giảm nhanh như giá than thế giới nhưng dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp cho các nhà máy nhiệt điện than gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường phát điện cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
Theo Nhipcaudautu.vn
Tuần 11-15/11: Khối ngoại sàn HoSE đẩy mạnh bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng do thỏa thuận 'khủng' cổ phiếu CTG
Tính chung cả ba sàn giao dịch, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 983 tỷ đồng. CTG bị bán ròng lên đến 612 tỷ đồng (28,5 triệu cổ phiếu) và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.
Thị trường tiếp tục diễn biến rung lắc điều chỉnh trong tuần từ 11-15/11 với sự phân hóa rõ nét ở nhóm cổ phiếu lớn. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.010,3 điểm, tương ứng giảm 1,22% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 1,16% xuống 106,03 điểm.
Giao dịch của khối ngoại cũng đóng góp vào việc ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 117,4 triệu cổ phiếu, trị giá 4.467,6 tỷ đồng, trong khi bán ra 133,6 triệu cổ phiếu, trị giá 5.451 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 16 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 983 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng đến 1.020,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 20,6 triệu cổ phiếu, trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 728 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận.
Khối ngoại trên HoSE bất ngờ bán ròng mạnh như vậy là do giao dịch thỏa thuận đột biến đến từ cổ phiếu CTG. Trong tuần, CTG bị bán ròng lên đến 612 tỷ đồng (28,5 triệu cổ phiếu) và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. Tiếp sau đó, VNM cũng bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị đạt 529 tỷ đồng và đều thông qua phương thức khớp lệnh. VIC và MSN đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 165 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VRE với giá trị đạt 285 tỷ đồng. VHM và HPG cũng được mua ròng mạnh với lần lượt 106 tỷ đồng và 78 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 42 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 4,8 triệu cổ phiếu.
NVB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 38 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là SHB với giá trị mua ròng chỉ là 3,9 tỷ đồng. Trong khi đó, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 1,5 tỷ đồng. MAS và CEO đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 1,28 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 4,4 tỷ đồng (giảm 83% so với giá trị bản ròng của tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 304.664 cổ phiếu.
Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã VTP với giá trị là 17,3 tỷ đồng. QNS cũng được mua ròng 12,3 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 27 tỷ đồng. BSR và VEA bị bán ròng lần lượt 6,6 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng.
Theo Bình An
NDH
MWG, FPT, TCB, VPB chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN Diamond và VNFin Select, bất ngờ với sự xuất hiện của TVB Trong rổ VN Diamond, MWG và FPT chiếm tỷ trọng lớn nhất với 15%. Trong khi đó, TCB và VPB chiếm tỷ trọng 15% trong rổ VNFin Select. TCB và VPB cũng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN Diamond. Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo chi tiết thành phần bộ chỉ số Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Financial Select...