Quý III, công ty chứng khoán lãi tốt nhờ tự doanh
Một số công ty chứng khoán (CTCK) công bố kết quả quý III/2018 khả quan, với lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng tự doanh.
Thị trường chứng khoán khởi sắc trong quý III giúp hoạt động tự doanh của nhiều CTCK tích cực.
Tự doanh quý III khởi sắc
Báo cáo tài chính riêng quý III/2018 của CTCK Sài Gòn (SSI) cho biết, doanh thu trong kỳ đạt gần 959 tỷ đồng, tăng mạnh 53% và lợi nhuận trước thuế 541,6 tỷ đồng, tăng hơn hai lần cùng kỳ.
Riêng hoạt động tự doanh, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ của danh mục đầu tư (FVTPL) đạt hơn 169 tỷ đồng, tăng 23%; lãi từ khoản đầu tư chờ đến ngày đáo hạn gần 192 tỷ đồng, tăng 63%.
Tuy nhiên, SSI cũng ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính sẵn sàng để bán giảm 65%, đạt 16,57 tỷ đồng. Danh mục tự doanh tính đến cuối quý III/2018 có tỷ trọng lớn là GEX, HPG, DBC… và trong kỳ, công ty này đã bán hết khoản đầu tư tại SSC, VAF. Với kết quả này, SSI ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 1.159 tỷ đồng, hoàn thành 87,5% kế hoạch cả năm.
Tại nhiều CTCK khác, lợi nhuận 9 tháng khả quan chủ yếu do được hưởng lợi từ sự tích cực của quý I/2018. Sang quý II, thị trường khó khăn hơn, nhưng diễn biến quý III lại có phần khởi sắc, giúp nhiều công ty lấy lại khoảng hao hụt trong quý II.
CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam – Vietinbank Securities (CTS) cho biết, hoạt động tự doanh có đóng góp chính, giúp Công ty ghi nhận 85,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III, tăng gần 14 lần cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong danh mục tự doanh của Vietinbank Securities có khoản đầu tư vào các mã như HNG, HAG, HSG, CEO, CMG, HPG…, trong đó, riêng HNG có giá trị đầu tư 48,73 tỷ đồng.
Với diễn biến giá cả khởi sắc của một số cổ phiếu trong quý vừa qua, Công ty “chốt lãi” 65,3 tỷ đồng lợi nhuận trong quý III. Tính chung, lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018, Công ty đạt149 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.
Các CTCK có hoạt động tự doanh lớn như CTCK TP. HCM (HSC), CTCK Bản Việt (VCSC), CTCK VNDirect (VND), CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS)… từng bị ảnh hưởng trong quý II/2018 do thị trường diễn biến bất lợi, thì sang quý III/2018 đã cho thấy sự lạc quan hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, tại SHS, các mảng kinh doanh của Công ty đều tăng trưởng khá tốt trong 3 quý đầu năm 2018.
Trong đó, riêng hoạt động tự doanh của SHS vẫn nắm tỷ trong lớn trong tổng cơ cấu doanh thu khi đóng góp 366,3 tỷ đồng, thu về từ khoản lãi đầu tư cổ phiếu và nhận cổ tức. 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu hoạt động SHS đạt 932,7 tỷ đồng, tăng 27% và lợi nhận sau thuế đạt 270,6 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Tự doanh sôi động, CTCK bán ròng và tăng giữ tiền mặt
Video đang HOT
Theo cách hạch toán của khối CTCK, khoản đầu tư của CTCK sẽ được chia làm 2 loại là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) và tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Với cách hạch toán mới, nhiều CTCK đã ghi nhận lợi nhuận đột biến ở giai đoạn thị trường tăng mạnh.
Tuy nhiên, nếu có khoản chênh lệch giảm trên 20% thì buộc các CTCK phải hạch toán trích lập dự phòng, nên đây cũng là khoản đáng lưu ý. Tại nhiều thời điểm, FVTPL thậm chí được xem là “tội đồ” khiến lợi nhuận một số CTCK bị suy giảm.
Báo cáo tài chính quý III/2018 của HSC cho thấy, tổng doanh thu đạt 418,5 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lãi ròng đạt hơn 164,9 tỷ đồng, giảm 2%.
Trong đó, mảng tự doanh của HSC suy giảm đáng kể trong quý III năm nay khi chỉ đạt gần 37,9 tỷ đồng, tức giảm 66,7% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, quý III/2018, HSC ghi nhận lỗ ròng 6,4 tỷ đồng đối với các tài sản tài chính FVTPL đã bán, trong khi ghi nhận lãi 82,8 tỷ đồng từ nghiệp vụ này trong quý III/2017.
Tính chung lại, lợi nhuận quý III năm nay của HSC đạt gần 131,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,4% so với quý III năm ngoái, nhưng lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018 vẫn đạt 603,4 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng hơn 64,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động tự doanh CTCK đã diễn ra khá mạnh trong 3 quý đầu năm 2018. Theo Stockplus, trong 9 tháng đầu năm 2018, tự doanh CTCK đã mua vào tổng cộng 726,7 triệu cổ phiếu, trị giá 28.831 tỷ đồng, trong khi bán ra 778,3 triệu cổ phiếu, trị giá 29.622 tỷ đồng.
Giá trị bán ròng 791,4 tỷ đồng, bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF và trái phiếu, giảm 20,5% so có cộng kỳ và giảm 47,4% so có giá trị phân phối ròng của 9 tháng đầu năm 2017.
Các cổ phiếu được tự doanh CTCK mua ròng mạnh ở tháng 9 là MSN, VIC, VPB, HNG.
Hoạt động tự doanh tại một số CTCK cũng đang cho thấy sự chuyển dịch theo hướng cẩn trọng khi lượng tiền mặt tại thời điểm cuối tháng 9/2018 tăng hơn nhiều so với thời điểm đầu năm.
Đơn cử, tại HSC, số dư tiền mặt tại tời điểm cuối tháng 9/2018 ghi nhận 471 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với con số đầu năm. Ngoài ra, tổng các tài sản tài chính ghi FVTPL là 375,6 tỷ đồng và Công ty không ghi nhận giá trị tại khoản mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhìn lại "Gia Cát Dự" nhận định chứng khoán tuần qua
Sau tuần điều chỉnh vào đầu tháng 9, thị trường đã khởi sắc trở lại khi ghi nhận 5 phiên tăng liên tiếp trong tuần, giúp chỉ số VN-Index vượt mốc 990 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
* Phiên giao dịch đầu tuần 10/9: Sự dẫn dắt của một số mã lớn như VNM, VCB, VIC, cùng đà tăng khá tốt của nhóm cổ phiếu dầu khí đã giúp VN-Index vượt mốc 970 điểm trong phiên sángđầu tuần.
Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường hạ độ cao. Trong khi HNX-Index giảm khá sâu bởi gánh nặng từ các cổ phiếu lớn, thì VN-Index may mắn giữ được sắc xanh nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường - VIC.
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,44 điểm ( 0,15%) lên 970,34 điểm, HNX-Index giảm 1,01 điểm (-0,91%) xuống 110,69 điểm, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,04 điểm ( 0,07%) lên 51,04 điểm.
Về phần các Dự, BVSC nhận định khá đúng khi cho rằng phiên hồi phục cuối tuần trước mở ra khả năng chỉ số VN-Index có thể sẽ có thêm những phiên hồi phục ngắn hạn trong các phiên đầu tuần 10/9.
Trong khi đó, TVSI nhận định VN-Index sẽ duy trì biến động đi ngang trong ngắn hạn, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức 50-60% danh mục.
Hay SHS cũng có nhận định khá trung lập khi dự báo VN-Index có thể sẽ biến động giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 955-980 điểm (MA10-20 tuần).
* Sang phiên giao dịch ngày 11/9: Thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng và thẳng tiến vượt mốc 980 điểm trong phiên sáng sau khi mở cửa trong sắc đỏ.
Tâm lý hứng khởi tiếp tục kéo sang phiên chiều. Nhận được sức cầu mạnh mẽ, đặc biệt từ khối ngoại, nhóm cổ phiếu bluechips đồng loạt tăng điểm mạnh, giúp VN-Index bay cao với mức tăng gần 15 điểm - cao nhất trong 1,5 tháng qua.
Đóng cửa, VN-Index tăng 14,72 điểm ( 1,52%) lên 985,06 điểm, HNX-Index tăng 0,74 điểm ( 0,66%) lên 111,43 điểm, UPCoM-Index tăng 0,4 điểm ( 0,81%) lên 51,45 điểm.
Về phần các Dự, diễn biến khởi sắc của thị trường đã vượt qua mọi nhận định của các công ty chứng khoán.
Cụ thể, BVSC thận trọng cho rằng thị trường có thể vẫn cần một vài phiên tích lũy trước khi được kỳ vọng sẽ tiến đến thử thách vùng kháng cự 983-986 điểm.
Trong khi đó, SHS nhận định trái ngược với xu hướng thị trường khi dự báo trong phiên 11/9, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và rung lắc quanh ngưỡng tâm lý 970 điểm.
Tương tự, PHS cũng nhận định thiếu chuẩn xác khi cho rằng những rung lắc có thể xẩy ra trong phiên 11/9 khi khả năng FED tăng lãi suất, và kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF trong tháng 9 sẽ là những nhân tố cản trở sự phục hồi.
* Trong phiên giao dịch 12/9: Các trụ cột đã dẫn dắt thị trường tăng khá tốt, không những vượt mốc 990 điểm, VN-Index còn tiến sát ngưỡng 995 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán đột ngột gia tăng trong nửa cuối phiên chiều, và mạnh dần lên trong đợt khớp ATC với tâm điểm là nhóm cổ phiếu bluechip, khiến chỉ số thủng ngưỡng 990 điểm và may mắn giữ được sắc xanh nhạt khi kết phiên.
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,95 điểm ( 0,2%), lên 987,01 điểm, HNX-Index tăng 0,22 điểm ( 0,2%), lên 111,65 điểm, UpCoM-Index tăng không đáng kể ( 0,01%), lên 51,46 điểm.
Về phần các Dự, BVSC đưa ra nhận định đúng khi cho rằng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng, tuy nhiên trong quá trình đi lên, thị trường có thể gặp phải các áp lực rung lắc đan xen.
BSC cũng có nhận định đúng về xu hướng nhưng đặt kỳ vọng khá cao khi đưa ra quan điểm thị trường bức phá sau khi tâm lý tích cực được củng cố trong những phiên tích lũy trước, chỉ số tiếp tục trong xu hướng tiến dần về mốc 1.000 điểm.
Trong khi đó, SHS và TVSI cùng dự báo trong phiên 12/9, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang.
* Đến phiên giao dịch 13/9: Thị trường tăng tốt trong nửa đầu phiên sáng lên trên ngưỡng 990 điểm, nhưng nửa phiên sau đã hụt hơi và thiếu đi lực kéo đã khiến chỉ số gặp khó và lùi dần. Đặc biệt, áp lực bán tăng mạnh tại vùng giá cao và tập trung tại nhóm cổ phiếu bluechips khiến VN-Index rơi thẳng qua tham chiếu. Tuy nhiên, nhờ sự ổn định của nhóm cổ phiếu ngân hàng mà VN-Index may mắn tăng trở lại cuối phiên.
Đóng cửa, VN-Index 0,94 điểm ( 0,1%) lên 987,95 điểm, HNX-Index tăng 1,01 điểm ( 0,91%) lên 112,66 điểm, UPCoM-Index tăng 0,27 điểm ( 0,52%) lên 51,72 điểm.
Về phần các Dự, TVSI đưa ra nhận định không mấy chuẩn xác khi dự báo rủi ro giảm sâu không lớn, vì vậy nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ 945-955 điểm để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu với mục tiêu trung và dài hạn.
Trong khi đó, SHS và BVSC thận trọng đưa ra nhận định trong phiên 13/9, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và đi ngang với biên độ trong khoảng 980-990 điểm (MA10-ngưỡng tâm lý).
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/9: Mặc dù thị trường không bật cao bởi thiếu lực đỡ từ dòng tiền mạnh nhưng điểm tựa từ các mã vốn hóa lớn cùng dòng bank đã tiếp sức giúp VN-Index đứng vững trên mốc 990 điểm trong phiên sáng.
Đà tăng tiếp tục được nới rộng trong phiên chiều đã nhanh chóng kéo VN-Index chạm mốc 995 điểm chỉ sau chưa đầy 15 phút giao dịch. Tuy nhiên, kịch bản chốt lời cuối phiên một lần nữa lại diễn ra khiến thị trường dần hạ độ cao và chỉ số VN-Index đã may mắn giữ được mốc 990 điểm sau 2 phiên thất bại trước đó.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,39 điểm ( 0,34%) lên 991,34 điểm, HNX-Index tăng 0,51 điểm ( 0,45%) lên 113,17 điểm, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm ( 0,44%) lên 51,95 điểm.
Về phần các Dự, nhận định của SHS đúng với xu hướng thị trường khi dự báo trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể sẽ tăng điểm để vượt qua ngưỡng tâm lý 990 điểm sau hai lần thất bại trước đó.
Cũng có quan điểm đúng, BVSC cho rằng xu hướng và các nhịp diễn biến của thị trường chưa có gì thay đổi do vậy chiến lược trading tiếp tục duy trì: Tỷ trọng danh mục tổng nên được khống chế tối đa ở mức 50% cổ phiếu.
Trong khi đó, TVSI nhận định rủi ro giảm sâu không lớn, vì vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp giảm giá để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, mặc dù vậy, việc sử dụng margin ở thời điểm hiện tại không được khuyến nghị.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán Bảo Việt lãi ròng gần 83 tỷ đồng sau 9 tháng, hoàn thành 62% kế hoạch năm 2018 Tính tới cuối quý 3, giá trị các khoản phải thu của BVSC là 1.478 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu từ hoạt động margin 1.199 tỷ đồng. CTCK Bảo Việt (BVSC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2018 với doanh thu hoạt động 120,1 tỷ đồng - tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanhi thu...