Quý I/2020, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên HNX giảm 10,3%
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( HNX) cho biết, tính đến hết kỳ hạn công bố báo cáo tài chính quý I/2020 của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX, có 341/359 doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo tài chính đúng hạn.
Theo số liệu tổng hợp báo cáo tài chính quý I/2020 của các doanh nghiệp niêm yết HNX, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp đạt 4.199 tỷ đồng, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN
Theo đó, có 261 doanh nghiệp niêm yết có kết quả hoạt động kinh doanh lãi quý I/2020 với tổng giá trị lãi đạt 4.679,5 tỷ đồng, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, 80 doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ, tổng giá trị lỗ là 480,5 tỷ đồng, tăng 59,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, có 4/11 ngành đang niêm yết tại HNX có tổng lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm 2019 là ngành công nghiệp, ngành y tế, ngành khai khoáng và dầu khí, ngành thông tin truyền thông và hoạt động khác; có 7/11 ngành có tổng lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ năm trước.
Các ngành có tổng lợi nhuận sau thuế quý I/2020 giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2019 là ngành xây dựng giảm 234,9 tỷ đồng, tương đương 59%, ngành tài chính giảm 155,3 tỷ đồng, tương đương 6%, và ngành bất động sản giảm 143,6 tỷ đồng, tương đương 53,5%.
Video đang HOT
Đặc biệt, ngành thông tin thương mại và dịch vụ lưu trú ăn uống có lỗ sau thuế 4,8 tỷ đồng trong quý I/2020, trong khi cùng kỳ năm 2019 ngành này có lãi sau thuế là 74,9 tỷ đồng.
Theo HNX, nguyên nhân ngành thông tin thương mại và dịch vụ lưu trú ăn uống thua lỗ chủ yếu là tác động của việc xử phạt nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP từ ngày 01/01/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và việc người dân thực hiện phòng tránh dịch COVID-19 theo chỉ thị của Chính phủ.
Mặc dù tổng lợi nhuận sau thuế quý I/2020 của các doanh nghiệp niêm yết HNX đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng cũng có tới 149/341 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý I/2020 tăng so với cùng kỳ năm trước.
Một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng mạnh nhất là Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB) tăng 171,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) tăng 79,6 tỷ đồng, Công ty cổ phần Chứng khoán Phố Wall (mã chứng khoán WSS) tăng 76 tỷ đồng)…
Thị trường 'bốc hơi' 7,5 tỷ USD, chủ tịch Ủy ban chứng khoán nói gì?
Tính chung từ đầu tuần đến giờ, vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam (tính cả 3 sàn HSX, HNX và UPCoM) đã tiếp tục "bốc hơi" hơn 173.500 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD).
TTCK thế giới đã rơi vào cơn hoảng loạn khiến TTCK trong nước cũng phản ứng mạnh không kém
Thị trường chứng khoán vừa trải qua "tuần đen tối" khi đồng loạt giảm mạnh ở hầu hết các phiên giao dịch. Thậm chí, nhiều phiên giao dịch, chỉ số VN-Index bị "thổi bay" hơn 50 điểm, xuống mức thấp nhất trong khoảng 8 năm qua. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này do tác động tiêu cực của dịch Covid -19 khi có thêm nhiều bệnh nhân dương tính và do giá dầu thô thế giới liên tiếp giảm sâu.
Phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, ngày 13/3, thị trường chứng khoán tiếp tục đỏ sàn, dù mới bắt đầu phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã giảm xuống 735,9 điểm. Tuần qua cũng được xem là "tuần đen tối" của thị trường chứng khoán với tất cả các phiên giảm điểm. Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 9/3, VN-Index bị thổi bay gần 56 điểm - phiên giảm mạnh nhất (tính theo tỷ lệ %) trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Hàng loạt mã giảm sàn ở tất cả các nhóm ngành. Trên các sàn giao dịch có tới 675 mã giảm điểm.
Trên thị trường, nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh như VCB giảm sàn, VIC giảm giá 5.200 đồng, VJC cũng giảm 5.500 đồng, VHM giảm 4.500 đồng, GAS và PLX đều giảm sàn. Các mã rơi vào tình trạng giảm sàn hầu hết đều trắng bên mua và có dư bán sàn khá lớn.
Tính chung từ đầu tuần đến giờ, vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam (tính cả 3 sàn HSX, HNX và UPCoM) tiếp tục "bốc hơi" hơn 173.500 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD). Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp giảm do nhà đầu tư lo lắng diễn biến phức tạp, khó lường dịch Covid -19. Mỗi khi cơ quan chức năng công bố tăng thêm ca bệnh dương tính, thị trường chứng khoán tiếp tục bị ảnh hưởng.
Đến nay, VN-Index đã giảm 26% so với trước Tết và giảm 23% từ đầu năm 2020. Với việc đồng loạt giảm sâu trong tuần này, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đã giảm trên 30% so với trước Tết. Hai cổ phiếu giảm sâu nhất là PV GAS và Bảo Việt với mức giảm trên 40%. PV GAS cùng các cổ phiếu dầu khí chịu tác động từ việc giá dầu lao dốc. Nhóm giảm trên 35% có Vietnam Airlines, Vietjet, Sabeco, Thế giới Di động, PNJ và BIDV.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán SSI, nước bị ảnh hưởng nhất bời dịch bệnh cúm Vũ hán là Trung quốc, nhưng thị trường chứng khoán giảm điểm ít nhất thế giới kể từ khi xuất hiện dịch bệnh đến nay cũng lại chính là thị trường chứng khoán Trung quốc.
"Sẽ vô cùng hữu ích nếu chúng ta phân tích và rút ra kinh nghiệm từ những gì họ đã làm, từ hành động của Chính phủ, các bước đi của các cơ quan quản lý thị trường, cách ứng xử của doanh nghiệp cũng như phản ứng của nhà đầu tư. Tình hình hiện tại thực sự là bài kiểm tra đắt giá về sức chịu đựng cũng như bản lĩnh và khả năng hành động đối mặt với biến cố của mỗi người, của mỗi vị trí", ông Hưng nói.
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng cho rằng: "Nhà đầu tư không nên bán tháo, bình tĩnh, tin vào nội lực doanh nghiệp và nền kinh tế". Trước tình trạng nhiều cổ phiếu rơi về vùng giá thấp, lãnh đạo một số doanh nghiệp và người có liên quan đã công bố nhu cầu mua vào cổ phiếu, chẳng hạn tại HPG. Cùng với đó, một số doanh nghiệp niêm yết đang có nhu cầu mua vào cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ.
"Chúng tôi mong rằng, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư cần vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết", ông Dũng nói.
Tuần qua, TTCK Việt Nam giảm mạnh nằm trong bối cảnh suy giảm chung của TTCK khu vực và quốc tế. Phiên giao dịch ngày thứ Năm 12/3, chỉ số Dow Jones "bốc hơi" 2,352.60 điểm (tương đương 9.99%) còn 21,200.62 điểm, đánh dấu phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ vụ sụp đổ thị trường "Ngày thứ Hai Đen tối" năm 1987, khi đó Dow chỉ số này đã lao dốc hơn 22%. Chỉ số S&P 500 sụt 9.5% xuống 2,480.64, cùng Dow Jones rơi vào thị trường "con gấu". S&P 500 cũng ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số Nasdaq Composite mất 9.4% còn 7,201.80 điểm.
K. HUYỀN - Q.NGA
Theo .tienphong.vn
Chỉ bán bánh phồng tôm, hai doanh nghiệp mang về cả tỷ đồng mỗi ngày Lợi nhuận trong năm 2019 của Sa Giang tăng 43% so năm trước, còn Bích Chi tăng hơn 77% nhờ giữ tốc độ tăng của doanh thu cao hơn giá vốn. CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC) và CTCP Thực phẩm Bích Chi (HNX: BCF), hai doanh nghiệp đứng đầu về thị phần tiêu thụ bánh phồng tôm trong nước và...