Quý I/2020, doanh nghiệp bất động sản ‘ngấm đòn’ dịch COVID-19
Dịch Covid-19 đã “thổi bay” lãi của rất nhiều doanh nghiệp xây dựng – bất động sản, có những doanh nghiệp giảm lợi nhuận tới 60%.
Mới đây, một số công ty, tập đoàn xây dựng – kinh doanh bất động sản (BĐS) đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020. Điểm chung là các doanh nghiệp này đều có kết quả kinh doanh kém khả quan, rất nhiều doanh nghiệp giảm lợi nhuận hai con số trở lên.
Tại báo cáo tài chính quý I/2020 của CTCP Coteccons (HoSE: CTD) ghi nhận 123,46 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, lãi gộp quý I/2020 của Coteccons đạt 194,38 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp 5,47%, thấp hơn mức 6,43% trong cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính trong kỳ giảm 14,37% xuống 62,27 tỷ đồng do lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng giảm. Thu nhập khác giảm 63,84% xuống 6,86 tỷ đồng do trong quý I năm trước, công ty được hoàn nhập chi phí trích trước, dự phòng phát sinh nhiều hơn năm nay.
Quý I/2020, doanh nghiệp bất động sản ‘ngấm đòn’ dịch COVID – 19.
Tập đoàn Đất Xanh (HOSE:DXG) công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu giảm 60% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 78%, lần lượt đạt 602 tỷ đồng và 67,5 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu bán căn hộ và đất nền giảm tới 97% và là mảng đóng góp ít nhất vào cơ cấu, thay vì 55% như cùng kỳ năm trước. Điểm sáng tăng trưởng duy nhất trong doanh thu là phần dịch vụ quản lý, cho thuê và BĐS đầu tư gấp gần 5 lần, đạt hơn 32 tỷ đồng.
Đất Xanh còn có một khoản thu nhập từ lãi vay, tiền gửi là 25 tỷ đồng trong quý I, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Khoản tiền này góp phần gia tăng lợi nhuận cả quý.
Video đang HOT
Đánh giá về nguyên nhân sụt giảm lãi của các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, nhu cầu về nhà ở, nhất là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp ở Việt Nam rất lớn.
Trong quý I/2020, sự sụt giảm lãi của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS là không có nguồn cung, hơn nữa khách hàng cũng tránh tiếp xúc, giao dịch. Còn đối với các công ty xây dựng, thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội của Chính phủ, các công ty này phải tạm dừng việc thi công, lao động trên công trường nghỉ việc đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp mất tính thanh khoản.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup nhìn nhận, mặc dù Cenland (thành viên của CenGroup) và một số doanh nghiệp giảm lãi, điều này mặc dù không đạt được như kế hoạch và cùng kỳ năm ngoái nhưng kết quả vẫn dương.
Nguyên nhân được ông Hưng cho rằng, ở lĩnh vực BĐS, do khách hàng thực hiện giãn cách xã hội và tâm lý giữ tiền chờ đợi khi hết dịch giá nhà đất sẽ rẻ hơn để “bắt đáy”, đã dẫn đến giao dịch bị giảm. Hơn nữa, nguồn cung mới ra hạn chế, hiện nay, sản phẩm bán chủ yếu đến từ các dự án đã thực hiện từ trước nên không có hàng để bán.
Đối với xây dựng, do chỉ thị giãn cách xã hội nên tất cả các công trình xây dựng, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng không được ra vào các dự án để triển khai công việc.
Về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng – BĐS, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, mặc dù ngành này không bị tác động mạnh như du lịch, hàng không, nhưng triển vọng không khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
“Kinh doanh và đầu tư BĐS cần cẩn trọng trong giai đoạn này và đến cuối năm vẫn trì trệ, do các biện pháp phòng ngừa của Chính phủ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy”, ông Hiếu nói.
Ở góc khác, ông Hưng lạc quan cho rằng, thời gian tới, du lịch và hàng không tiếp tục bị ảnh hưởng, còn nhu cầu mua nhà, thuê nhà không thể thay đổi, đó là nhu cầu cơ bản. Nhất là qua đại dịch này, khách hàng nhìn nhận nơi nào an toàn và không an toàn cho cuộc sống cơ bản của mình để có kế hoạch và phương án đổi nhà, mua nhà. Do vậy, ông Hưng kỳ vọng sau khi kiểm soát được dịch bệnh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn.
Trước việc hàng loạt doanh nghiệp xây dựng – BĐS kinh doanh sụt giảm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng mong muốn các doanh nghiệp được hưởng lợi từ gói chính sách kích cầu của Chính phủ như được giãn thuế, có chương trình cho các doanh nghiệp này vay, đặc biệt là các công ty xây dựng và những công ty sản xuất vật liệu xây dựng…
Văn Phú - Invest ghi nhận dòng tiền dương trong quý I
Doanh thu đến từ các dự án Khu dịch vụ căn hộ khách sạn Oakwood Residence Hanoi, The Terra- An Hưng, The Terra - Hào Nam và Grandeur Palace - Giảng Võ. Người mua trả tiền trước theo hợp đồng mua bán dự án tăng 36%, lên gần 880 tỷ đồng. Nợ vay giảm 9% trong quý và đang tiếp tục kế hoạch mua lại trước hạn 250 tỷ đồng trái phiếu.
CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với điểm đáng chú ý là lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh đạt hơn 512 tỷ đồng. Dòng tiền dương thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem như một điểm sáng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng lớn đến thị trường, nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản, thua lỗ, thậm chí giải thể hoạt động.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I với doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt gần 80 tỷ đồng và hơn 2,3 tỷ đồng. Doanh thu của công ty được ghi nhận từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản. Trong khi quý I thường là giai đoạn thấp điểm của các doanh nghiệp bất động sản, Ban lãnh đạo VPI đánh giá doanh nghiệp vẫn bám sát kế hoạch kinh doanh đề ra và tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 (doanh thu gấp 40 lần và lợi nhuận tăng 9%).
Trong khi thị trường có thể "đóng băng" với các dự án xa xỉ thì hoạt động bán hàng, giao dịch tại Văn Phú - Invest vẫn được đảm bảo do các sản phẩm hầu hết đều đáp ứng nhu cầu ở thật của người mua nhà. Doanh thu đến từ các dự án Khu dịch vụ căn hộ khách sạn Oakwood Residence Hanoi, The Terra- An Hưng, The Terra - Hào Nam và Grandeur Palace - Giảng Võ phản ánh nhu cầu khách hàng và uy tín thương hiệu chủ đầu tư Văn Phú - Invest.
Dự án Oakwood Residence Hanoi
Từ đó, ban lãnh đạo Văn Phú Invest nhận định thời điểm hiện tại, các giao dịch bất động sản chỉ trầm lắng chứ không chững lại. Đây là cơ hội cho các chủ đầu tư có uy tín về chất lượng xây dựng và đáp ứng được nhu cầu ở thật của người mua nhà. Trên báo cáo tài chính của Văn Phú - Invest, điều này được thể hiện ở gần 880 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn, tăng 36% cùng kỳ năm trước. Đây là các khoản tiền khách hàng trả trước hay đặt cọc theo các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản để bán. Tổng tài sản tính đến cuối kỳ tăng 2% lên 9.189 tỷ đồng.
Đặc biệt, lượng tiền và tương đương tiền của Văn Phú - Invest tăng 23%, đạt gần 803 tỷ đồng đồng thời nợ vay tiếp tục giảm. Quý I, công ty đã giảm 9% vay nợ tài chính ngắn và dài hạn, còn 3.898 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày 15/5/2020 công ty còn có kế hoạch giảm bớt nợ vay bằng việc mua lại trước hạn gói trái phiếu riêng lẻ 250 tỷ đồng.
Với quỹ đất lớn hiện hữu, cùng các dự án đã và đang hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư vào đầu năm 2020, Văn Phú Invest tiếp tục kiên định với chiến lược phát triển của mình, triển khai một số khu đô thị ven biển hiện đại tại các thành phố lớn, nghiên cứu kết hợp cùng một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao kết hợp khu vui chơi, nghỉ dưỡng.
Bám sát chiến lược đó, ban lãnh đạo công ty tự tin vào kế hoạch kinh doanh trong các quý cuối năm, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Theo kế hoạch, trong tháng 5, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc mở bán 2 dự án trọng điểm là The Terra - An Hưng (tòa V1) và Grandeur Palace - Giảng Võ (khu cao tầng).
Dự án Lộc Bình - Thừa Thiên Huế
Bên cạnh hoạt động bán hàng, công ty tiếp tục tập trung nguồn lực cho việc gia tăng quỹ đất tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như Huế, Vũng Tàu, Cần Thơ, TP HCM... Trong đó, dự án Lộc Bình đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển thể chất kết hợp dịch vụ vui chơi, thể thao Lộc Bình tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dự án Cồn Khương đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Cồn Khương thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy và một phần phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Đặc biệt, TP.HCM vừa qua đã thông báo sẽ thanh toán quỹ đất cho 3 dự án BT, bao gồm dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 do Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư. Nếu quyết định này được triển khai sớm, Văn Phú Invest sẽ gia tăng thêm được quỹ đất sạch tích lũy giá trị trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Bá Thư
Tái khởi động mạnh mẽ để kích cầu thị trường bất động sản Sau thời điểm dịch theo các chuyên gia trong ngành, để kích cầu, các doanh nghiệp BĐS sẽ có những chương trình hành động quyết liệt để có khách hàng và quay trở lại thị trường trong thời gian sớm nhất. Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), hiện nay, Chính phủ đã cho phép nới dần các biện pháp giãn cách xã hội,...