Quý I/2020: Covid-19 “kéo” chỉ số giá tiêu dùng
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước, đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. CPI giảm phần lớn là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.
Tỷ giá thương mại hàng hóa quý I/2020 của Việt Nam giảm
Trong mức giảm 0,72% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất. CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và bình quân quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Thông tin chi tiết hơn về chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá xuất, nhập khẩu, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2020 tăng 4,45% so với quý IV/2019 và tăng 5,97% so với cùng kỳ năm trước; tương tự, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp giảm 0,03% và tăng 1,05%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ giảm 0,25% và tăng 2,28%.
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quý I/2020 giảm 0,28% so với quý IV/2019 và giảm 0,53% so với cùng kỳ năm trước; tương tự, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá giảm 0,16% và tăng 0,08%.
Theo các số liệu này, tỷ giá thương mại hàng hóa (chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa) quý I/2020 giảm 0,12% so với quý IV/2019 và giảm 0,61% so với cùng kỳ năm trước. “Lần đầu tiên tỷ giá thương mại hàng hóa giảm trong 3 năm gần đây. Tỷ giá thương mại quý I so với cùng kỳ của các năm 2018 – 2020 lần lượt tăng 0,07% ; tăng 2,27% ; và giảm 0,61%. Tỷ giá thương mại hàng hóa phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không được thuận lợi so với giá nhập khẩu hành hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Với tỷ giá thương mại hàng hóa giảm, việc Việt Nam càng xuất khẩu hàng hóa thì sẽ càng thiệt”, ông Lâm phân tích.
Xuất khẩu thủy sản giảm
Dịch Covid -19 đã tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành thủy sản xuất khẩu. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã giảm 10.7% so với cùng kỳ năm 2019, khi chỉ đạt mức 988,8 triệu USD.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang 2 thị trường lớn nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ tăng, trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Quốc, EU thì giảm mạnh. Đây là những thị trường vốn nhập khẩu sản lượng lớn thủy sản Việt Nam hàng năm nhưng thời gian qua, một phần vì tấm thẻ vàng IUU, một phần vì dịch Covid-19 đã khiến những thị trường này giảm mạnh. Theo đó, 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 109,2 triệu USD; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 61,4 triệu USD, giảm tới 48,8%. Trong khi xuất khẩu sang các thị trường như Thái Lan, Anh cũng giảm mạnh khi chỉ đạt kim ngạch lần lượt là 39,6 triệu USD (giảm 10,4%); 34,4 triệu USD (giảm 9,3%).
Khảo sát các DN ngành thủy sản trước tác động của dịch bệnh, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (Vasep) cho hay, trong vòng 3 tháng dịch hoành hành, hầu hết các DN ngành thủy sản đang "chìm" trong tình cảnh: hàng tồn kho lớn, nhiều lô hàng xuất - nhập bị trì hoãn, khách hàng chậm thanh toán ảnh hưởng tới vòng quay vốn lưu động và lịch thanh toán nợ vay đến hạn trong tháng 3 - 4 - 5/2020, doanh thu xuất khẩu giảm. Tại nhiều thị trường, DN xuất khẩu còn gặp phải tình trạng các đối tác từ chối thực hiện đơn hàng mới, và giảm lượng hàng nhập khẩu vì lo ngại dịch bệnh.
Không chỉ khó khăn về thị trường, các DN còn đang phải gánh nhiều chi phí phát sinh như: Phí hồ sơ xuất khẩu, phí giao dịch, phí điện, phí chiết khấu, phí quản lý tài khoản, phí nhắn tin phí gửi hồ sơ... Tất cả những khó khăn đó đang tạo áp lực lớn lên vai các DN ngành thủy sản.
Trước tình hình đó, Vasep cho biết, nhiều DN đã nêu lên ý kiến, đề xuất về việc các Ngân hàng nới lỏng các điều kiện cho vay như: Chưa áp dụng tài sản thế chấp đảm bảo theo tỷ lệ, giảm quy trình thủ tục, điều kiện về thế chấp, tín chấp, yêu cầu về ngoại tệ tương ứng số vốn cấp; dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để cấp thêm hạn mức tín chấp để DN dễ tiếp cận nguồn vốn; Cho vay dự trữ hàng hóa (xét cho vay tín chấp) để khi hết dịch sẽ có hàng bán kịp thời; tăng kỳ hạn vay vốn lưu động từ 4 tháng lên 6 tháng...
Minh Phương (Daidoanket.vn)
Hơn 16 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh Tổng cục Thống kê cho biết, trong hai tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019 và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 17,1%. Nhưng cũng có gần 16,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tính chung hai tháng...