Quý I/2020, Bidiphar (BDB) lãi 41 tỷ đồng, nhiều cá nhân/tổ chức có liên quan đăng ký mua vào
Theo báo cáo tài chính quý I/2020 vừa công bố, trong kỳ, CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar – mã chứng khoán: DBD) đạt 380 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 51%, biên lãi gộp đạt 38,9% tăng mạnh so với mức 30,5% cùng kỳ.
Trong cơ cấu doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là doanh thu bán dược phẩm 353,6 tỷ đồng, kế đến doanh thu bán vật tư, thiết bị y tế 26 tỷ đồng.
Các chi phí lãi vay, bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng tăng mạnh lên hơn 78 tỷ đồng, gấp 2,82 lần quý I/2019. Kết quả, lãi sau thuế 41 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Theo công bố thông tin mới nhất, Công đoàn Cơ sở Bidiphar đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu với mục đích để đầu tư tài chính. Sau giao dịch, Công đoàn cơ sở Bidiphar sẽ sở hữu 1,025% vốn DBD.
Phương thức giao dịch thông qua khớp lệnh hoặc thoả thuận, thời gian thực hiện dự kiến từ 29/4/2020 đến 28/5/2020.
Ngay trước đó, DBD cũng báo cáo về kết quả đăng ký mua vào của người có liên quan đến người nội bộ Nguyễn Thị Thuỷ và Nguyễn Thị Kim Ánh. Trong đó, cổ đông Thuỷ nắm giữ 1,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,07% vốn, đã đăng ký mua thêm 500.000 cổ phiếu DBD. Sau giao dịch, cổ đông thuỷ đang sở hữu hơn 2,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,02% vốn.
Còn cổ đông Ánh sở hữu 0,808% vốn DBD đăng ký mua 100.000 cổ phiếu DBD nhưng kết quả chi mua được 30.470 cổ phiếu (thực hiện từ 26/3-10/4) với nguyên nhân là diễn biến giá cổ phiếu không thuận lợi.
Đầu tháng 4, cổ đông có liên quan đến Chủ tịch HĐQT là Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nắm giữ hơn 700.918 cổ phiếu, tương đương 1,338% vốn DBD cũng đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu DBD từ ngày 15/4 đến 14/5/2020.
Theo Báo cáo thường niên 2019, DBD cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Bidiphar là sản xuất dược phẩm nhưng trong giai đoạn hiện này với nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt, giá cả nguyên vật liệu lại tăng cao, do đó hoạt động sản xuất của Công ty sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Video đang HOT
Nguyên liệu chính cho sản xuất của Công ty chủ yếu là nhập khẩu (chiếm hơn 80%). Trong đó, Trung Quốc là nhà cung cấp các nguyên vật liệu lớn nhất thế giới cho ngành công nghiệp dược phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nơi cung cấp nguồn chất bán dẫn trong ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu của các nhà sản xuất tại Ấn độ, các nước châu Âu.
Do vậy, việc hàng loạt nhà máy tại Trung Quốc không thể hoạt động do dịch bệnh Covid-19 ngoài việc không thể cung cấp nguyên vật liệu cho thị trường, cũng dẫn tới các nhà máy tại Ấn Độ, các nước châu Âu thiếu nguồn cung đầu vào để sản xuất nguyên liệu.
Ngoài ra, thời gian vận chuyến hàng hoá cũng bị kéo dài do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Năm 2020, DBD dự báo dòng tiền và thanh khoản sẽ khó khăn hơn, dòng vốn vay tăng cao và áp lực trả lãi vay lớn hơn so 2018. Nguyên nhân chính là Khoản đầu tư nhà máy thuốc ung thư hơn 250 tỷ đồng khả năng chưa mang lại doanh thu trong năm.
Trong khi đó, chi phí thực hiện tái đánh giá 12 dây chuyền và đánh giá mới 2 dây chuyền sản xuất trong năm, trong đó có 2 dây chuyền mới dự kiến theo tiêu chuẩn GMP EU, do vậy khối lượng công việc cho khối sản xuất là rất lớn, chi phí sản xuất sẽ tăng cao.
Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình nới room, Công ty không phân phối hàng cho bên thứ 3 nên làm giảm chủng loại mặt hàng, phạm vi kinh doanh, giảm doanh thu.
Dù vậy, DBD vẫn đặt kế hoạch doanh thu 1.450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 190 tỷ đồng, tăng 34% so với thực hiện năm 2019.
Công ty cho biết, sẽ kiểm soát tốt tồn kho nguyên vật liệu, với tiêu chí, tồn kho nguyên vật liệu hàng tháng không vượt quá 3 lần xuất kho bình quân mỗi tháng; Giá trị hàng lưu kho trên 3 tháng chiếm không quá 35% tổng giá trị tồn kho.
Theo kế hoạch 2020, công ty đầu tư triển khai đầu tư mới hơn 150 tỷ đồng, khoản đầu tư lớn nhất là Nhà máy sản xuất thuốc ung thư Nhơn hội tại Bình Định với tổng giá trị đầu tư 301,7 tỷ đồng, giá trị thực hiện trong 2020 dự kiến 94,7 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý I/2020, chi phí xây dựng dở dang 174 tỷ đồng, trong đó tiến độ nhà máy công nghệ cao đang được đẩy nhanh, ghi nhận giá trị hơn 154 tỷ đồng (đầu kỳ chỉ hơn 31 tỷ đồng), và đang đầu tư 2 nhà máy sản xuất thuốc Non betalactam Nhơn Hội và nhà máy sản xất Betalactam Nhơn Hội.
Trong đó, nhà máy Công nghệ cao được chia thành 2 giai đoạn, Giai đoạn 1: Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm điều trị ung thư đã hoàn tất xây dựng và lắp đặt thiết bị, hệ thống pha chế chạy thử nghiệm trong tháng 01/2020, công tác thẩm định bắt đầu thực hiện từ tháng 02/2020, và dự kiến hoàn thành đánh giá GMP-WHO vào tháng 06/2020;
Giai đoạn 2, Dây chuyền sản xuất thuốc viên điều trị ung thư đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO và GMP-EU đã hoàn thành thiết kế, xây dựng nhà xưởng, bắt đầu lắp đặt thiết bị vào tháng 03/2020.
Nhận định của HDQT DBD, tiến độ Dự án đầu tư nhà máy thuốc Ung Thư bị kéo dài. Dự kiến ban đầu, thời gian hoàn thành thẩm định nhà máy và đưa vào vận hành sản xuất là tháng 03/2020 đối với dây chuyền thuốc Tiêm và vào tháng 06/2020 đối với dây chuyền thuốc Viên.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đế kế hoạch tiến độ của nhà máy. Tình trạng hiện tại: Dây chuyền thiết bị thuốc Tiêm đã được lắp đặt nhưng chưa kết nối toàn hệ thống và chờ nhân viên từ bên nhà cung cấp sang cài đặt, vận hành. Dây chuyền thuốc Viên đang giai đoạn nghiệm thu FAT tại nhà máy bên cung ứng, nhưng đến nay việc đi FAT tại Trung quốc chưa thực hiện được. Tiến dộ nhà máy chậm so với kế hoạch đã đề ra.
Tổng đầu tư vốn vào dự án khá lớn (280 tỷ đồng), việc chậm tiến độ đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất, dẫn đến mất cân đối dòng tiền chịu áp tài chính – các khoản chi phí lãi vay, khấu hao trong khi nhà máy chưa tạo ra dòng doanh thu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Phan Hằng
Cổ phiếu doanh nghiệp nuôi lợn tăng như 'diều gặp gió'
Mã MLS của Công ty cổ phần Chăn nuôi - Mitraco (Mitraco) tăng 55,2% từ đầu năm, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 6.900 đồng.
VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay 28/4 trong sắc đỏ, thị trường có gần 300 mã chứng khoán bị bán tháo. Trong đó nhiều mã lớn như VNM của Vinamlik hay MWG của Thế giới Di động, GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam, HPG của Hòa Phát... lao dốc.
Mitraco chuyển lỗ thành lãi trong quý I, cổ phiếu tăng chóng mặt. (Ảnh: Mitraco)
Tuy vậy, nhiều cổ phiếu nhỏ lại khởi sắc, thậm chí tăng kịch trần. Đáng chú ý, mã MLS của Mitraco - doanh nghiệp chuyên về chăn nuôi có quy mô lớn và hiện đại của khu vực miền Trung - tiếp tục tăng 14,7% lên 19.400 đồng, tương đương mỗi cổ phiếu có thêm 2.500 đồng.
Tính cả ngày giao dịch hôm nay, cổ phiếu Mitraco đã có chuỗi tăng điểm liên tiếp kể từ 8/4, trong đó có 9 phiên tăng trần. Nếu tính từ đầu năm (1/1-28/4), mã MLS tăng 55,2%, từ 12.500 đồng/cổ phiếu lên 19.400 đồng/cổ phiếu.
Với 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Mitraco có thêm 27,6 tỷ đồng từ đầu năm.
Nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu Mitraco tăng cao do kết quả kinh doanh ấn tượng. Báo cáo tài chính của MLS cho thấy trong quý I/2020, Mitraco báo lãi hơn 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ ròng hơn 7 tỷ đồng.
Theo báo cáo, kết quả kinh doanh ấn tượng trên chủ yếu đến từ tăng trưởng doanh thu trong kỳ cũng như chi phí giá vốn giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các khoản chi phí khác biến động không đáng kể.
Cụ thể, nhờ doanh thu thuần tăng gần 34% so với cùng kỳ năm trước lên mức 93.2 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán giảm gần 7% so với năm trước về còn gần 69 tỷ đồng. Do đó, Mitraco báo lãi gộp hơn 24,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gộp tới gần 4,5 tỷ đồng.
Hiện tổng tài sản của Mitraco đạt 120,2 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm.
Hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý I giảm 30% so với đầu năm về còn hơn 42,5 tỷ đồng.
Tuy vậy, tính đến cuối quý I, Mitraco vẫn ghi lỗ lũy kế hơn 27,6 tỷ đồng.
Hòa Bình
Mía đường Sơn La (SLS) báo lãi quý 3 niên độ 2019-2020 gấp 5 lần cùng kỳ Tính chung 9 tháng đầu niên độ tài chính 2019-2020 Mía đường Sơn La đã vượt 140% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. CTCP Mía đường Sơn La (mã chứng khoán SLS) công bố báo cáo tài chính quý 3 niên độ tài chính 2019-2020. Niên độ tài chính của Mía đường Sơn La bắt đầu từ 1/7 và kết thúc vào 30/6...