Quy hoạch treo, “treo” luôn đời sống người dân
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu vấn đề tái định cư (TĐC) không tốt, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của người dân. UBND TP cần làm rõ hướng giải quyết vấn đề này.
Chiều 5.12, kỳ họp thứ 6, HĐND TP.HCM khóa IX tiếp tục phiên họp thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị, trong đó nổi cộm vấn đề cuộc sống người dân khổ vì quy hoạch treo.
Phải trả lại quyền lợi cho dân
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu các sở, ngành và UBND TP sớm giải quyết quy hoạch treo và nỗi khổ người dân TĐC. Ảnh: Hồ Văn
Bà Tâm đặt câu hỏi đề nghị các sở, ngành trả lời: Một số dự án quy hoạch bị bỏ, chủ đầu tư bỏ hay làm một phần phải điều chỉnh quy mô thì quyền lợi người dân ra sao? Quy hoạch treo hàng chục năm làm khổ người dân, giải quyết ra sao? Đặc biệt, UBND TP cần làm sáng tỏ những dự án treo nhiều chục năm như Thanh Đa, hay như quy hoạch Tây Bắc – Củ Chi, quy hoạch rồi để đó làm ảnh hưởng đời sống người dân.
Trước đó, trong phần thảo luận, nhiều đại biểu bức xúc nêu vấn đề TĐC làm khổ người dân.
ĐB Trần Hải Yến dẫn chứng, đô thị cảng Hiệp Phước quy hoạch 2007 nhưng chưa triển khai khiến dân khổ vô hạn, không được tách thửa, không sửa chữa nhà… “Quy hoạch khu dân cư đến khi nào? Lộ trình thế nào? Trong thời gian chờ, người dân có quyền gì?”, ĐB Yến hỏi.
ĐB Nguyễn Hồng Hà nhận định, hiện nay dân TĐC gặp nhiều khó khăn, nhất là khu tập trung, chưa thực hiện tạo việc làm cho người dân, nhiều tiện ích không được hưởng. “Thậm chí, về TĐC rồi mà đi ăn sáng cũng khổ sở vì dịch vụ xa… Cần quan tâm tạo cơ sở cho người dân buôn bán, làm ăn”, ĐB Hà đề nghị.
Video đang HOT
ĐB Phan Nguyễn Như Khuê đề xuất phải có giải pháp giải quyết căn cơ nỗi khổ quy hoạch treo và dân TĐC. Ảnh: Hồ Văn
ĐB Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn ĐB Quốc hội TP.HCM bức xúc cho rằng, vấn đề quy hoạch khá nóng, cần đưa ra nhận diện trực tiếp để khắc phục. Trong thời gian qua, nhiều khúc mắc đặt ra mà tháo gỡ là không dễ.
Cao độ nền quy hoạch và cao độ nền thực tế không đồng bộ, nơi thấp, nơi cao khi triển khai gặp sự phản ứng của người dân. Cần sớm có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, nếu không khó giải quyết ngập úng.
“Giải tỏa đền bù, TĐC có nơi chưa bằng nơi ở cũ, nhất là ở quận 2, quỹ 156 họ không nắm được để hưởng quyền lợi của mình. Việc này gây khiếu kiện kéo dài, cần chấm dứt ngay”, ông Khuê nói.
Bỏ quên hậu TĐC
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, nhiều năm qua TP đầu tư nhiều công trình và TĐC nhiều hộ dân. Chăm lo cho người TĐC, lãnh đạo ngành đều mong muốn bố trí nơi ở mới tốt hơn. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như chất lượng sống chưa tốt ảnh hưởng đến việc học, việc làm. Khi làm khu TĐC ở Bình Chánh, đưa dân từ các quận, huyện về mới vỡ lẽ không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi làm việc, học hành… cho thấy sự phối hợp không đồng bộ giữa các quận huyện, các sở ngành.
“Thời gian tới, cần nhận diện cụ thể, xác định trách nhiệm cụ thể, lộ trình cụ thể… để giải quyết. Có bài học lâu nay là cứ giao nhà TĐC xong là xem như hoàn thành mà không tính tới hậu TĐC, điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, chất lượng công trình xây dựng TĐC phải đảm bảo theo luật định. Hiện, qua rà soát, một số công trình không đảm bảo chất lượng hạ tầng, ví dụ như khu TĐC Vĩnh Lộc B mà cử tri phản ánh, kinh phí bảo trì căn hộ chưa bảm đảm. “Sở cũng có phần trách nhiệm trong này và thời gian tới sẽ giám sát chặt chẽ để đời sống bà con TĐC tốt hơn”, ông Tuấn hứa.
Theo đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc, người dân trong khu quy hoạch khổ hơn người dân ngoài quy hoạch, tách thửa không được, thế chấp không được, xây dựng không được… TP biết nhưng xử lý như thế nào, cần có giải pháp căn cơ.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đang rà soát từng dự án treo để giải tỏa nỗi khổ của người dân. Ảnh: Hồ Văn
Thay mặt UBND TP.HCM, Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến cho hay, mọi vướng mắc về hạ tầng, trong đó có đời sống bà con TĐC không tốt là do quy hoạch chưa đảm bảo và cũng hay thay đổi. TP đang thuê tư vấn nước ngoài để nâng cao chất lượng quy hoạch.
“Đúng là nhiều bà con trong khu quy hoạch treo đang khổ sở vì bị “treo” luôn quyền lợi, lợi ích cuộc sống. UBND TP.HCM đã và đang cho rà soát tổng thể từng dự án treo, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc”, ông Tuyến nói.
Chiều 5.12, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã trình và giới thiệu hai ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông để bầu vào Ủy viên UBND TP. 100% đại biểu đã đồng ý. Trước đó, HĐND TP cũng đồng ý miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP đối với hai ông: ông Lê Thái Hỷ (nghỉ hưu) và ông Nguyễn Hữu Việt (nhận nhiệm vụ khác).
Theo Danviet
Cờ bạc núp bóng game bắn cá ngày càng gây hệ lụy xấu ở TP.HCM
Ngoài những vấn đề kinh tế tăng trưởng so với cùng kỳ thì tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn TP.HCM trong năm 2017 dù chiều hướng giảm dần về số vụ nhưng lại chuyển hóa sang các hình thức tinh vi, phức tạp.
Theo báo cáo tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa 9 khai mạc sáng nay 4.12, tình hình an ninh, trật tự, xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều phức tạp, như tồn tại cá cược, cờ bạc, số đề, đá gà ăn tiền trong khu dân cư. Tính chất quốc tế hóa với mức độ và quy mô ngày càng lớn, nhất là tình hình cá độ bóng đá qua mạng internet, với phương thức được chung chi nhiều tầng qua hệ thống ngân hàng với tài khoản ảo. Hệ thống máy chủ được thuê và đặt tại nước ngoài gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Đặc biệt, nổi lên gần đây là hoạt động cờ bạc núp bóng game bắn cá, điều này gây hệ lụy xấu tại địa phương.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tại phiên họp. Ảnh: Hồ Văn
Tình hình tệ nạn và tội phạm có liên quan đến mại dâm công khai lộ liễu có chiều hướng giảm về số vụ nhưng chuyển sang các phương thức thủ đoạn tinh vi, núp bóng dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình như nhà hàng, spa, massage... Hoạt động này đã chuyển sang hình thức giao dịch qua mạng internet, mại dâm có yếu tố nước ngoài hoặc xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp.
Qua rà soát, lực lượng công an đã phát hiện xử lý 284 vụ cờ bạc, bắt và xử phạt hành chính 2.045 đối tượng, thu giữ trên 4 tỷ đồng và nhiều công cụ, phương tiện phạm tội. Về mại dâm, xử lý 533 đối tượng.
Toàn cảnh phiên họp HĐND TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Về tội phạm ma túy, công an đã triệt phá nhiều đường dây liên tỉnh và xuyên quốc gia vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sản xuất trái phép ma túy, chất ma túy ở quy mô công nghiệp. Trong đó, bắt giữ 1.241 vụ, bắt 2.605 đối tượng, khởi tố 940 vụ với 1.231 bị can...
Về tội phạm kinh tế, tham nhũng trong 11 tháng phát hiện xử lý 1.447 vụ phạm tội, vi phạm về kinh tế, xử lý 1.370 đối tượng và thu hồi tài sản 146,88 tỷ đồng và 3 triệu USD. Qua đó khởi tố 339 vụ, 119 bị can (án tham nhũng, chức vụ 9 vụ, 13 bị can). Án phạm pháp hình sự trong 11 tháng xảy ra 4.331 vụ, đã điều tra khám phá 3.112 vụ, bắt 3.348 đối tượng.
Vi phạm pháp luật môi trường và an toàn thực phẩm còn xảy ra phố biến. Riêng về an toàn giao thông, trong 11 tháng xảy ra 700 vụ tai nạn giao thông, làm chết 640 người, bị thương 182 người...
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Văn
Về kinh tế, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2017 ước đạt 1.060.618 tỷ đồng, tăng 8,25%. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 8,2%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,8%, khu vực nông nghiệp tăng 6,3%...
Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn.
Theo Danviet
Cho nâng nền nhà chống ngập nhưng không cho... nâng mái? Việc nâng đường chống ngập khiến người dân phải nâng nhà theo nhưng việc này không hề dễ dàng. Cơ quan chức năng cho phép nâng nền nhưng lại không cho nâng mái, người dân buộc phải sử dụng "dịch vụ". Sáng nay (4/12), HĐND TPHCM đã khai mạc kỳ họp thứ 6 khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021. Kỳ họp thứ 6 HĐND...