Quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính định hướng cao
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo, lòng đất, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta.
Mục tiêu lập quy hoạch là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế- xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; là cơ sở để lập quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm.
Xây dựng không gian phát triển quốc gia trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, phát triển các ngành, các vùng.
Một trong những nguyên tắc lập quy hoạch là quy hoạch tổng thể quốc gia phải mang tính định hướng cao, xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường mang tính chiến lược trên lãnh thổ quốc gia, có tầm quan trọng cấp quốc gia và có tính liên vùng.
Đồng thời, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, thiên nhiên.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa cơ quan lập quy hoạch và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch, thực hiện đúng quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia.
Bốn dự án điện mặt trời sát biên giới Campuchia: Đề xuất bán cho nước ngoài có hợp lý?
Tập đoàn Hưng Hải (chủ đầu tư 4 dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1, 2, 3, 4 sát biên giới Việt Nam - Campuchia) vừa chính thức đề xuất UBND tỉnh Bình Phước cho phép bán cổ phần các dự án trên cho hai nhà đầu tư Thái Lan và Hàn Quốc.
Văn phòng Ban quản lý dự án ĐMT Lộc Ninh chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia hơn 3 km
Có thực sự gặp khó vì COVID-19?
Ngày 29/9, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Hải (Tập đoàn Hưng Hải) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Phước xem xét năng lực, kinh nghiệm của 2 đối tác Thái Lan và Hàn Quốc, chấp nhận cho đối tác này tham gia làm cổ đông chiến lược của các công ty cùng đầu tư dự án Điện mặt trời (ĐMT) Lộc Ninh. Tập đoàn này cam kết sau khi được chấp thuận sẽ cùng 2 nhà đầu tư nước ngoài nêu trên thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định.
Hai nhà đầu tư được Tập đoàn Hưng Hải giới thiệu là SUPER SOLAR (THAILAND) CO.LTD (Thái Lan) và SK Engineering & Construction (Hàn Quốc) viết tắt là SKE&C.
Dự án ĐMT Lộc Ninh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch điện VII (điều chỉnh) tại văn bản số 1546/TTg-CN ngày 6/11/2018. Theo Tập đoàn Hưng Hải, trong giai đoạn lập dự án đầu tư, Hưng Hải đã chọn tập đoàn Scatec Solar ASA (Nauy) làm đối tác chiến lược để cùng thực hiện dự án. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại châu Âu, Scatec Solar ASA đã rút khỏi dự án, khiến chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Vì vậy, cùng với việc triển khai dự án đảm bảo tiến độ phát điện, Tập đoàn Hưng Hải đã tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài khác thay thế Scatec Solar ASA.
Theo Tập đoàn Hưng Hải, đến nay các chủ đầu tư đang gấp rút thi công để có thể phát điện thương mại trước ngày 31/12/2020. Tập đoàn Hưng Hải và các công ty chủ đầu tư dự án dự kiến sẽ công khai mời gọi các đối tác lớn trong và ngoài nước tham gia mua cổ phần, làm cổ đông chiến lược. Vừa qua, có một số đối tác muốn mua lại phần vốn góp của Hưng Hải. Chủ đầu tư đã lựa chọn 2 đối tác nước ngoài là SUPER SOLAR CO.,LTD (Thái Lan) và SKE&C (Hàn Quốc) để nhượng lại một phần vốn góp thông qua bán cổ phiếu để đối tác tham gia cổ đông chiến lược thực hiện dự án ĐMT Lộc Ninh. "Đây là những nhà đầu tư có đầy đủ kinh nghiệm triển khai các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thuộc khu vực châu Á và ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên rất thuận lợi cho hợp tác đầu tư dự án tại Việt Nam", văn bản của Tập đoàn Hưng Hải cho biết.
Dự án thuộc vùng nhạy cảm
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, vị trí thực hiện dự án ĐMT Lộc Ninh cách trung tâm thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) khoảng 15 km, sát biên giới Việt Nam - Campuchia, chỉ cách Đồn Biên phòng Lộc Tấn khoảng 2 km.
Chính vì dự án thuộc vị trí đặc biệt nhạy cảm nên dư luận trong nước đã xôn xao sau khi Tập đoàn Super Energy Corporation (SEC) của Thái Lan có văn bản gửi cổ đông và Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan vào cuối tháng 3/2020 thông báo sẽ đầu tư (dưới hình thức mua lại tài sản) 4 dự án nhà máy ĐMT Lộc Ninh 1, 2, 3, 4 qua một công ty con của S.E.C tại Việt Nam là SUPER SOLAR (Thailand) CO.,LTD. (viết tắt S.S.T) với tổng giá trị giao dịch không vượt quá 456 triệu USD.
Cụ thể, theo kế hoạch của SEC, tại dự án Nhà máy ĐMT Lộc Ninh 1 (200MW), S.S.T mua hơn 3 triệu cổ phiếu tại Công ty Cổ phần SSE Vietnam1 (SSEVN1). Sau khi tăng vốn của SSEVN1, S.S.T sẽ mua cổ phần từ 2 cổ đông của SSEVN1 để thâu tóm 100% cổ phần trong SSEVN1. S.S.T cũng sẽ trở thành cổ đông nắm giữ 70% cổ phần của dự án trên với tổng giá trị đầu tư không vượt quá 99,7 triệu USD.
Tương tự, đối với dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 2 (200 mw), S.S.T sẽ mua 2.450.000 cổ phiếu của công ty Cổ phần SSE LN2 "SSELN2" và sẽ tiếp tục mua, nắm giữ 100% cổ phần trong SSELN2 và trở thành chủ sở hữu Nhà máy ĐMT Lộc Ninh 2. Thương vụ này không vượt quá 140 triệu USD.
X
Đối với Nhà máy ĐMT Lộc Ninh 3 (150MW), S.S.T mua 2,45 triệu cổ phiếu trong Công ty Cổ phần SSE BP3 "SSEBP3" và cũng sẽ tiến tới nắm giữ 100% cổ phần trong SSEBP3.
SSEBP3 là cổ đông nắm giữ 100% vốn của Công ty Cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 3 (LN3) nên S.S.T đương nhiên nắm giữ 100% cổ phần trong LN3 và trở thành chủ sở hữu của Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3. Thương vụ này S.S.T bỏ ra không quá 105 triệu USD.
Riêng dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 4 (200 MW), S.S.T mua 2,45 triệu cổ phiếu trong New Holding Company "New Hold Co 4" (chiếm 49% vốn). Và sau khi tăng vốn, và mua cổ phần, SST sẽ nắm giữ 80% cổ phần trong LN4 và trở thành cổ đông chi phối Dự án ĐMT Lộc Ninh 4.
Rủi ro rất lớn
Tại Diễn đàn "Năng lượng Việt Nam 2020: Phát triển năng lượng sạch xu thế và thách thức", do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, cần đặc biệt lưu ý về việc đang có nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã bổ sung quy hoạch, hoàn thành đàm phán giá bán điện được bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những dự án năng lượng này đều nằm tập trung ở vùng biên giới hoặc vùng biển, những vùng nhạy cảm an ninh quốc gia nên cũng cần sự chú ý đặc biệt.
"Những dự án này nếu người Việt Nam đầu tư có lẽ không có chuyện gì, đối tác tin cậy cũng không có chuyện gì nhưng không phải đối tác nước ngoài nào cũng tin cậy ? Nếu họ có ý đồ thì sao, ai đảm bảo rằng họ không có ý đồ. Những dự án này đúng quy trình đầu tư nhưng nếu sơ suất không tính đến an ninh năng lượng quốc gia, an ninh quốc gia hậu quả sẽ rất khó lường", ông Thiên nói.
Dẫn câu chuyện nhiều dự án, công trình ở Philippines thời gian qua, khi nước này đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, ông Thiên cho rằng, cần rà soát lại các điều kiện đầu tư của những dự án năng lượng nằm ở các vị trí nhạy cảm. Cùng đó, cần có kế hoạch ngăn chặn ngay việc nhà đầu tư không đủ năng lực, các chủ đầu tư xí chỗ, làm thủ tục dự án xong là bán.
"Thực chất, đầu tư với mục đích chuyển giao dự án cho nước ngoài sẽ gây ra rủi ro rất lớn", ông Thiên nói.
Đầu tháng 6 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt lại ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc báo chí phản ánh Tập đoàn Super Energy (Thái Lan) thâu tóm các dự án điện mặt trời tại Bình Phước. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh năng lượng.
Đồng Nai duyệt quy hoạch khu tái định cư quy mô lớn tại huyện Nhơn Trạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa duyệt quy hoạch chi tiết Khu tái định cư tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch trên diện tích 444.103,5 m2, qui mô dân số khoảng 12.000 người. Phía Bắc của khu tái định cư giáp đường nội bộ N29 thuộc khu dân cư Trung tâm xã Phước An; phía Đông giáp đường Nguyễn Văn Cừ; phía Tây...