Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi: Cần tính toán đến biến đổi khí hậu
Để xây dựng tỉnh Quảng Ngãi phát triển một cách toàn diện, bền vững, UBND tỉnh đang tổ chức xây dựng đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhiều chuyên gia cho rằng, để xây dựng một đồ án quy hoạch hiệu quả cho tương lai thì không thể bỏ qua yếu tố biến đổi khí hậu (BĐKH), bởi đây là yếu tố cốt lõi mà bất kỳ khu vực, quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải tính kỹ, để tránh ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển.
Trong đó, cần tính toán dòng chảy các sông suối, giữ hiện trạng ao hồ để thoát lũ, tình trạng sạt lở bờ sông và nhất là sạt lở ở miền núi như vừa qua; đồng thời, phải cân nhắc, xây dựng các huyện miền núi trở thành “lá phổi xanh” cho đô thị…
Biến đổi khí hậu tác động rất lớn
Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt Lê Văn Lợi cho rằng, đối với hành lang duyên hải, quy hoạch Quảng Ngãi lần này phải đặt ra vai trò, vị thế, tổ chức không gian, lãnh thổ như thế nào để phát triển mà vẫn giữ được giá trị truyền thống, bảo tồn được không gian nông nghiệp, biển đảo nguyên vẹn đang có. Trong đó, bảo vệ được giá trị cảnh quan ven bờ biển mới là điều đáng quan tâm. Quảng Ngãi chưa phát triển là một lợi thế so với các thành phố biển khác như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, khi các nơi này hiện đã không còn “dải xanh”. Quảng Ngãi muốn phát triển và hình thành đô thị biển trước hết phải làm được đều này, là chừa cho bờ biển không gian riêng, chừa lối xuống biển cho người dân…
Việc quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi phải tính đến yếu tố biến đổi khí hậu. Ảnh: Văn Phong
Theo ông Lợi, vấn đề lớn của quy hoạch cần phải hết sức lưu ý đó là, tác hại của BĐKH đang rất nặng nề. Dẫn giải điều này, ông Lợi chỉ ra các yếu điểm như tình trạng ngập lụt ở vùng hạ lưu các con sông, nhất là vùng quy hoạch đô thị biển Quảng Ngãi. Ngoài ra, hiện trạng lấp sông, hồ để hình thành các khu dân cư, các khu đô thị sẽ tác động rất lớn, bởi BĐKH trong những năm qua đã gây ra hạn hán, mưa lũ bất thường, sạt lở núi, thậm chí là ngập lụt ở miền núi. Ngoài ra, khả năng xâm nhập mặn cũng đang là vấn đề rất nóng. Do đó, quy hoạch phải có định hướng, quản trị rủi ro thiên tai như điều phối dòng chảy, vùng trữ nước, vùng giải quyết bài toán ngập úng khi lũ lớn, để tránh tình trạng ngập sâu do dòng chảy hẹp.
Nhiều chuyên gia nêu quan điểm, đồ án quy hoạch phải tính toán những rủi ro cả số lượng và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như các cơn mưa, bão lớn, lốc xoáy. Bởi mức độ rủi ro do những hiện tượng thời tiết cực đoan chịu ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng của công trình và cơ sở hạ tầng. Đối với các điểm dân cư ven biển, tính toàn vẹn của hệ sinh thái ven bờ cần được bảo vệ.
Video đang HOT
Theo Thư ký Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt Michel Fanni, ở vùng đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mưa lớn xảy ra. Nhà cửa, đường phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông khác ngăn chặn nước mưa thấm xuống mặt đất đã tạo ra nước chảy tràn nhiều hơn. Nếu mưa kéo dài cộng với hệ thống cống thoát nước kém, khu vực lưu chứa hạn chế thì tình trạng ngập lụt diện rộng là khó tránh khỏi. Do vậy, Quảng Ngãi muốn tránh điều này, tạo sự phát triển ổn định, thì việc lập đồ án quy hoạch phải gắn liền với BĐKH.
Biến đổi khí hậu gây sạt lở bờ sông, bờ biển làm thiệt hại tài sản của người dân. Trong ảnh: Sông Trà Khúc, đoạn qua thôn Khê Tân, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) ngoạm sâu vào đất liền.
“Như việc sử dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ lụt bất thường. Nếu xây dựng một bản quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt, lắp đặt hệ thống thoát nước hợp lý thì sẽ tạo được sự bền vững. Ngược lại, quy hoạch kém, tầm nhìn hạn chế và chỉ dựa vào những kênh thoát nước tự nhiên, cộng với các công trình hoặc cơ sở hạ tầng được xây dựng ở những vị trí làm nghẽn các kênh thoát nước đó thì tác động tiêu cực của BĐKH sẽ đến rất nhanh”, ông Michel Fanni nói.
Hình thành “lá phổi xanh” cho đô thị
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2020 – 2030 là một đồ án lớn cho hiện tại và cả tương lai. Do đó, phải hết sức thận trọng trong tính toán, xây dựng các phương án giả thuyết thích ứng để đưa ra lời giải tạm thời, từ đó mới hình thành nên một đồ án tổng quan trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Bởi nếu việc xây dựng một đồ án quy hoạch kém không những không tạo được định hướng cho sự phát triển bền vững mà còn tạo ra rào cản lớn và sang giai đoạn 2030 – 2040 khi lập quy hoạch mới điều tất yếu phải làm là tập trung “sửa sai” quy hoạch hiện nay.
Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển là một trong những ưu tiên mà các chuyên gia góp ý cho Quảng Ngãi trong quy hoạch tỉnh, giai đoạn 2021 – 2030.
Quy hoạch lần này phải tách bạch từng phân khu, nhưng tương thích với tổng thể. Trong đó, đặc trưng riêng của từng khu phải là thành phần bổ trợ cho nhau, mỗi phân khu cần xây dựng trên các tiêu chí bản lề về định vị, tạo lập chiến lược, các chương trình hành động… Tiếp theo là các kế hoạch xây dựng thích hợp và song hành với quy chế vận hành đặc thù cả về kinh tế – xã hội và môi trường. Trong đó, quy hoạch vừa phát triển công nghiệp đô thị, nhưng nhất thiết phải xây dựng được vùng “sản xuất ô xy”.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Kiến trúc Cộng hòa Pháp Thierry Van de Wyngaert chỉ rõ: Vai trò của vùng miền núi ở tương lai là lá phổi xanh để cung cấp ô xy nuôi dưỡng các vùng còn lại trong mô hình kính vạn hoa. Thế nên, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2020 – 2030 và cho những giai đoạn sau, ngay từ bây giờ phải tính toán thật kỹ.
Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới phải chi hàng tỷ đô la Mỹ để khắc phục vấn đề môi trường, chống BĐKH ở ngay trước mắt. “Quảng Ngãi cũng đang gặp thách thức không nhỏ từ BĐKH, thế nên quy hoạch lần này cần tính toán thật kỹ, phải xác định việc đầu tư xây dựng để tìm kiếm sự phát triển mạnh mẽ, nhưng một mặt cũng phải xây dựng được vùng “hậu phương” cung cấp ô xy cho đô thị Quảng Ngãi và đô thị công nghiệp Dung Quất. Quy hoạch lần này cũng phải tính đến việc ứng phó với BĐKH như thế nào. Muốn xây dựng vùng núi làm hậu phương thì phải có giải pháp bảo vệ. Nhất là tình trạng sạt lở núi, phá rừng đã làm lũ lụt ngày càng khốc liệt, thiệt hại ngày càng nặng nề”, ông Thierry Van de Wyngaert lưu ý.
Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến phức tạp và ngày càng rõ nét hơn, gây ra tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, các ngành, lĩnh vực.
Tổng thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2016 đến nay ước tính hơn 963,5 tỷ đồng. Nghiêm trọng nhất có thể kể đến là sạt lở bờ sông và sạt lở trên Quốc lộ 91 gây thiệt hại nặng nề về đất đai, nhà cửa, hạ tầng giao thông...
ThS Huỳnh Văn Thái, Trưởng phòng Tài nguyên nước và BĐKH (Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang) cho biết, từ năm 2016 đến nay, tổng lượng dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 7-9) về đầu nguồn sông Cửu Long trong năm 2018 là lớn nhất, cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-35%, tương đương năm 2011 và thấp hơn năm 2000 từ 3-5%. Từ năm 2016-2020, tỉnh An Giang trải qua nhiều đợt triều cường kết hợp lũ về gây ra tình trạng ngập úng, đặc biệt là hiện trạng ngập lụt cục bộ nhiều nơi.
Cùng với đó, tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng phức tạp, bất thường, không chỉ xảy ra ở mùa mưa mà ngay trong mùa khô. Năm 2016 xảy ra 26 vụ sạt lở đất bờ sông với 24.873m2; năm 2017 xảy ra 54 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài sạt lở 4.171m; năm 2018 xảy ra 62 vụ sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài 2.882m, mất khoảng 11.770m2 đất; năm 2019 có 48 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài sạt lở 3.733m, mất khoảng 9.183m2 đất. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 32 vụ sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch...
Hiện, toàn tỉnh An Giang có 53 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến rất nguy hiểm, trong đó có 6 đoạn đặc biệt nguy hiểm, gồm: đoạn xã Phú An (Phú Tân) trên sông Tiền; đoạn xã Châu Phong (TX. Tân Châu); đoạn xã Bình Mỹ (kênh xáng Cây Dương - phà Năng Gù, Châu Phú); đoạn xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên); đoạn phường Bình Đức - Bình Khánh - Mỹ Bình (TP. Long Xuyên) trên sông Hậu; đoạn xã Kiến An - Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) trên sông Vàm Nao.
Để khắc phục tình trạng sạt lở và ứng phó với BĐKH, tỉnh tập trung xây dựng khung pháp lý, cơ chế chính sách và cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, BĐKH (xây dựng bộ cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn đồng bộ từ 1985 đến nay phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH). Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ trong liên kết vùng.
Theo đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng BĐKH từ trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái hơn 21.613ha. Xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao nhằm phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đồng bào vùng Bảy Núi với 5 hồ chứa, tổng kinh phí giai đoạn 1 là 367 tỷ đồng; tiếp tục lập danh mục nhu cầu vốn kế hoạch trung hạn 2021-2025 để đầu tư giai đoạn 2; đang kiến nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng hồ trữ lũ, cấp ngọt Trà Sư - Tịnh Biên.
Tỉnh An Giang đã xây dựng, cải tạo 6 tuyến kè bảo vệ bờ sông dài 6.430m, nâng cấp 153km tuyến đê kiểm soát lũ. Đầu tư xây dựng được 247 cụm, tuyến dân cư bố trí 51.789 nền nhà, đã có 39.999 hộ vào ở. Thực hiện rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch không gian phát triển đô thị, dân cư nông thôn, sắp xếp lại dân cư, từng bước di dời nhà ở ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao...
Tập trung phát triển năng lượng tái tạo, toàn tỉnh hiện có 10 dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư với tổng công suất khoảng 780MWp, tập trung tại các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn và Châu Thành. Điện mặt trời áp mái lắp cho các cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã đấu nối lưới điện với tổng công suất khoảng 600kWp; đồng thời có 5 dự án đầu tư điện gió với tổng công suất khoảng 550MWp.
ThS Huỳnh Văn Thái cho biết, An Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp cơ bản về công trình và phi công trình nhằm ứng phó BĐKH, nhất là các giải pháp thích ứng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng BĐKH, phát triển năng lượng tái tạo và nâng cao năng lực của cộng đồng là các giải pháp được ưu tiên thực hiện.
Theo đó, tập trung triển khai các chương trình kế hoạch, các biện pháp tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó thiên tai và BĐKH; nâng cao nhận thức, hành động của các ngành, các cấp, cộng đồng trong ứng phó BĐKH; bố trí vốn và kiến nghị Trung ương hỗ trợ triển khai các dự án cấp thiết: dự án thủy lợi phòng, chống khô hạn phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho vùng Bảy Núi (giai đoạn 2); dự án cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên; chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở bờ sông Hậu khu vực thượng nguồn tỉnh An Giang; xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thoát nước TX. Tân Châu với công suất 12.000m3/ngày đêm; xây dựng cụm, tuyến dân cư di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh; quản lý nước và tái trồng rừng tràm trên đất ngập nước...
Từ nay đến cuối năm , Hà Nội sẽ có 1 - 2 đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt Từ nay đến cuối năm, Hà Nội có khả năng còn xảy ra các đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia dự báo, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến 10/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn...