Quy hoạch rừng Sóc Sơn lộ bất cập, Hà Nội ‘lệnh’ rà soát để điều chỉnh
Quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn còn bất cập, trùng, lấn vào đất ở dân cư, bản đồ quy hoạch lấy theo mốc giả định, do đó, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn tiến hành rà soát chi tiết diện tích rừng trên địa bàn để xem xét điều chỉnh theo quy định.
Quy hoạch rừng Sóc Sơn trùng, lấn với đất ở dân cư
Cử tri huyện Sóc Sơn đề nghị UBND TP xem xét, sớm chỉ đạo rà soát, giải quyết dứt điểm việc quy hoạch rừng năm 2008 trùng, lấn với đất ở, đất nông nghiệp của các hộ dân để phục vụ cho công tác quản lý và quyền lợi của các hộ dân.
Quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn năm 2008 còn bất cập, trùng, lấn vào đất ở dân cư, bản đồ quy hoạch lấy theo mốc giả định. Tình trạng xây dựng các công trình không phép trên đất rừng xảy ra trên địa bàn Sóc Sơn gây bức xúc dư luận.
Về việc này, UBND TP vừa cho biết, theo kết luận của Thanh tra TP về quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn , quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn năm 2008 còn bất cập, trùng, lấn vào đất ở dân cư; bản đồ quy hoạch lấy theo mốc giả định.
Trước đó, ngày 11/12/2019, Thành ủy Hà Nội đã có Thông báo số 2351-TB/TU về kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về kết quả xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008 – 2018.
UBND TP cũng đã có văn bản về kết quả xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008 – 2018 và ra văn bản rà soát, hoàn thiện nội dung đề nghị điều chỉnh quy hoạch đất rừng huyện Sóc Sơn.
Video đang HOT
Hiện nay, UBND TP đã chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn tiến hành rà soát chi tiết diện tích rừng huyện Sóc Sơn. Sau khi có kết quả rà soát, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và UBND huyện Sóc Sơn báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh theo quy định.
“Xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn, loạt cán bộ bị kỷ luật
Trước đó, tháng 10/2018, TP Hà Nội tổ chức thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng từ năm 2008 đến nay tại xã Minh Trí và Minh Phú. Chính phủ cũng yêu cầu TP Hà Nội thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Cuối tháng 3/2019, thành phố công bố kết luận thanh tra, trong đó chỉ ra hàng nghìn công trình xây dựng vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Chỉ hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm.
Loạt cán bộ bị kỷ luật do để hàng nghìn công trình xây dựng vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Tuy nhiên, việc cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Liên quan đến vi phạm đất rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn, Huyện ủy Sóc Sơn đã xem xét kỷ luật về mặt chính quyền đối với 80 trường hợp. Trong đó, khiển trách 29 trường hợp; cảnh cáo 6 trường hợp; cách chức 2 trường hợp, và buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng…
Tập thể lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo UBND huyện các nhiệm kỳ (2006 – 2011, 2011 – 2016, 2016 – 2021), trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn các nhiệm kỳ trên. Trên cơ sở báo cáo kiểm điểm của huyện, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn.
Về mặt Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005 – 2010, 2010 – 2015, 2015 – 2020) và đồng chí cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ trên.
Trên cơ sở báo cáo của huyện Sóc Sơn, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có Thông báo về kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008 – 2018.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết luận: Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn qua 3 nhiệm kỳ (từ năm 2006 đến nay) cần nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cũng đã có các quyết định kỷ luật đối với 3 đồng chí thuộc diện Thành ủy quản lý. Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nguyên Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Vương Văn Bút và nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Tạ Văn Đạo cùng bị kỷ luật cảnh cáo.
Đặc biệt, thực hiện thông báo của Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Sóc Sơn đã ban hành quyết định kỷ luật cách chức Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với ông Đào Văn Sửu; điều chuyển ông Sửu về làm Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn.
Đình Phong
TPHCM gỡ vướng quy định tách thửa đất ở
TPHCM đang thực hiện quy định tách thửa theo quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 nhưng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, cần phải tháo gỡ. Trong đó, phân loại, xây dựng tiêu chí điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, để người sử dụng đất trong khu vực thực hiện các quyền theo quy định pháp Luật đất đai.
UBND TPHCM cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ vướng mắc về quy định tách thửa đất ở thuộc khu vực đất hỗn hợp, đất dân cư xây dựng mới. Đây là vướng mắc trong thực hiện quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND TPHCM quy định việc tách thửa đất ở.
Theo đó, UBND TPHCM giao Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với UBND quận, huyện đánh giá tính khả thi, những bất hợp lý của các khu vực là đất hỗn hợp, đất khu dân cư xây dựng mới trong các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Phân loại, xây dựng tiêu chí điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, để người sử dụng đất trong khu vực thực hiện các quyền theo quy định pháp Luật đất đai.
TPHCM sau hơn 2 năm thực hiện tách thửa theo quyết định 60, đã bộc lộ nhiều vướng mắc.
Đối với vướng mắc về tách thửa đất nông nghiệp, giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh nội dung cho dễ hiểu, đảm bảo phù hợp quy định pháp luật. Theo dõi, cập nhật thông tin, chủ trương về điều chỉnh nghị định thực hiện Luật Đất đai của Chính phủ đang triển khai. Tham mưu điều chỉnh Quyết định 60/2017 phù hợp quy định pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Hiện nay, Quyết định 60 chia đất ở thành nhiều loại, gắn với quy hoạch, như đất ở thuộc quy hoạch dân cư hiện hữu, hiện hữu chỉnh trang, đất xây dựng mới thấp tầng, cao tầng... và đưa ra đất thuộc quy hoạch dân cư xây dựng chỉ được quyền tách thửa sau 3 năm kể từ ngày rà soát phê duyệt quy hoạch mà chưa thông báo thu hồi (điều 5), là hoàn toàn trái với quy định của Luật Đất đai, mâu thuẫn với chính điều 1 của quyết định 60. Trong khi Luật Đất đai chia đất ở thành 2 loại đất ở đô thị và đất ở nông thôn, quyết định 60 lại chia đất ở thành nhiều loại gắn với quy hoạch để cấm công dân thực hiện quyền tách thửa của mình.
Trước đó, Sở Tài nguyên Môi trường đã tiếp nhận văn bản góp ý những điểm chưa được của Quyết định 60 từ Sở Tư pháp, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND TPHCM ban hành quyết định thay thế quyết định 60. Trong đó, nội dung đất thuộc "quy hoạch đất xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp", có chức năng đất ở không được tách thửa.
Qua rà soát, Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng 2013, Luật Quy hoạch 2017 và các nghị định của Chính phủ liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các loại quy hoạch được quy định tại quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung của TPHCM, các văn bản này đều không có sử dụng thuật ngữ "quy hoạch xây dựng mới", "quy hoạch đất sử dụng hỗn hợp", hoặc giải thích đối với quy hoạch này.
Như vậy, việc quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 Quyết định 60 đã hạn chế quyền tách thửa của người sử dụng đất, nội dung quy định không phù hợp với Luật Đất đai 2013 và Nghị định 01/2017/NĐ-CP khi quy định các trường hợp không được tách thửa.
Duy Quang
Những chính sách đáng chú ý liên quan đến thị trường BĐS trong quý 1/2020 Có lẽ ngay ở thời điểm này, bên cạnh các gói hỗ trợ kinh tế, thì thị trường BĐS rất cần những chính sách pháp lý thông thoáng để hỗ trợ thị trường hồi phục. Bởi theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, nút thắt lớn nhất của BĐS hiện nay là câu chuyện thủ tục, pháp lý. Trong quý đầu năm...