Quy hoạch đô thị tại TP HCM – Bài cuối: Khát vọng đô thị thông minh
Khát vọng vươn xa với những sáng kiến, sự tìm tòi, sáng tạo thông qua những mô hình, cách làm mới luôn cháy bỏng trong mỗi cá nhân lãnh đạo và người dân thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
Giai đoạn 2021 – 2030 Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới việc khôi phục vị thế “Hòn ngọc viễn Đông”. Ảnh: TTXVN
Lãnh đạo Trung ương và các thế hệ lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định, đánh giá cao truyền thống năng động, sáng tạo của thành phố, xem đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển của một đô thị giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Vì thế, khát vọng vươn xa với những sáng kiến, sự tìm tòi, sáng tạo thông qua những mô hình, cách làm mới luôn thường trực, cháy bỏng trong mỗi cá nhân lãnh đạo và người dân thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
Thành phố trong thành phố
Vừa qua, một tin vui và nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho Thành phố Hồ Chí Minh là Chính phủ đã đồng ý thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sắp xêp Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc thành lập thành phô Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung vê phát triên kinh tê sô, phát huy năng lực, đôi mới, sáng tạo.
Để đạt hiệu quả cao nhất đối với mô hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu Thành phố cân lưu ý vê quy hoạch chung, tô chức lây ý kiên của các nhà đâu tư nước ngoài, các tập đoàn công nghệ, tài chính, bât động sản hàng đâu thê giới vê định hướng xây dựng thành phố Thủ Đức nhằm tìm hiêu các nhu câu đâu tư, yêu câu vê cơ sở hạ tâng… đê có thê tích hợp vào quy hoạch, định hướng chung của thành phô.
Nhằm thu hút đâu tư vào thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng cân làm rõ các điêm nhân, điêm khác biệt của thành phô mới, trong việc so sánh không chỉ với các thành phô trong nước, mà còn đôi với các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực châu Á.
Đê làm được điêu này, Thành phố Hô Chí Minh cân làm việc với các Bộ, ngành đê có thê tích hợp các đê án, chương trình liên quan vào định hướng phát triên của thành phô mới.
Thành phố cũng cần lưu ý việc quy hoạch thành phố Thủ Đức gắn trong quy hoạch chung của thành phô cũng như quy hoạch vùng, đê tạo động lực tăng trưởng hô trợ, tránh trùng lặp định hướng phát triên giữa các vùng, các khu vực và tránh tạo ra cạnh tranh nội vùng không cân thiêt, dê làm phân tán nguôn lực.
“Bên cạnh các yêu tô kinh tê, tài chính, do đặc thù của thành phố Thủ Đức tương lai có thê là nơi tập trung đông dân cư, với thành phân đên từ nhiêu tỉnh thành, quôc gia khác nhau, Thành phố Hồ Chí Minh cân thiêt kê không gian rộng rãi, xanh sạch đẹp, đáng sông. Việc bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và yêu tô liên quan tới dịch tê không đê phát sinh lây lan dịch bệnh cân phải được tính toán trước, nhằm bảo đảm mục tiêu phát triên bên vững trong bôi cảnh hiện nay”, Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Trương Hoà Bình nêu rõ.
Nhấn mạnh định hướng phát triển mô hình “thành phố trong thành phố”, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, thành phố đã xây dựng đề án và kiến nghị Trung ương về việc sáp nhập Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thành một thành phố mới, với tên tạm gọi là thành phố Thủ Đức. Thành phố này rộng hơn 21.000 ha và sẽ có khoảng 1 triệu dân.
“Nếu thành phố này được thành lập thì đây sẽ thực sự là thành phố công nghiệp, nghiên cứu khoa học, dịch vụ. Khu vực này chiếm khoảng 10% diện tích, 10% dân số thành phố nhưng có thể đóng góp 1/3 kinh tế cho thành phố, tức bằng khoảng 7% GDP của cả nước. Như vậy, quy mô kinh tế của thành phố Thủ Đức này sẽ lớn hơn Đồng Nai, Bình Dương và chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội”, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, trong định hướng quy hoạch thành phố Thủ Đức, Quận 2 với hạt nhân Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ vai trò Trung tâm tài chính, y tế kỹ thuật cao, thể dục thể thao đa năng (Khu Liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc).
Còn đối với Quận 9, Khu công nghệ cao giữ vai trò Trung tâm công nghệ giáo dục, nơi phát triển các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất mẫu thử, sản phẩm sáng tạo công nghệ cao.
Video đang HOT
Khu Tam Đa của Quận 9 sẽ trở thành khu phức hợp hiện đại với nhiều phân khu như căn hộ, chung cư, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, thể thao… để tiếp thêm động lực phát triển ngành bất động sản của thành phố.
Lấy lại vị thế “Hòn ngọc Viễn Đông”
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 đặt ra muc tiêu tổng quan xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại nghĩa tình; trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính thương mại, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.
Về mặt phát triển thành phố, giai đoạn 2021 – 2030 Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới việc khôi phục vị thế “Hòn ngọc viễn Đông” với mục tiêu trở thành siêu đô thị văn hoá, trung tâm công nghiệp dịch vụ tiên tiến của khu vực Đông Nam Á và Đông Á, có chức năng hiện đại, thiết kế đô thị phát huy truyền thống lịch sử văn hoá trên cơ sở vận dụng điều kiện tự nhiên đặc thù của thành phố.
Còn đối với giai đoạn 2030 – 2045 thành phố được định hướng phát triển theo hướng điều chỉnh cơ chế phân bổ đầu tư có trọng điểm trong hệ thống đô thị quốc gia; đổi mới hệ thống quy hoạch và kiểm soát sự phát triển tích hợp trên nền tảng số; chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, bền vững.
Mở rộng đô thị, tăng cường sức chống chịu ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như phát triển vùng ven trên ranh giới phát triển thực tế thay vì ranh giới hành chính; đồng thời, giải phóng nguồn lực đất đai, trao quyền và thúc đẩy hợp tác.
Để phát huy và trò đầu tàu kinh tế của cả nước, vừa qua, UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ ủng hộ chủ trương phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh; xem đây là nhiệm vụ trọng điểm, chiến lược quan trọng của quốc gia và được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.
Theo UBND Thành phố, kiến nghị này hướng đến việc nâng tầm quốc gia lên vị trí mới trong bản đồ các trung tâm tài chính phát triển của thế giới.
Việc hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố đã được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ủng hộ tại nhiều hội thảo, diễn đàn được tổ chức trong những năm qua.
Ý tưởng xây dựng một trung tâm tài chính của Việt Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có quy mô tập trung lớn, bước đầu có thể đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho các nước lân cận (như Lào, Campuchia, Myanmar…).
Về dài hạn, Thành phố Hồ Chí Minh định hướng gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, cung cấp dịch vụ tài chính không chỉ cho các nước trong khu vực ASEAN mà còn rộng hơn thế.
Trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh có thể thu hút được nhiều nguồn cung, cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh; thu hút các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế hàng đầu của khu vực và toàn cầu.
Hiện nay, mật độ tập trung các định chế định tài chính trên địa bàn Thành phố cao nhất so với cả nước. Chỉ tính riêng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã có 2.138 đơn vị; trong đó, 50 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, 31 ngân hàng thương mại cổ phần và 4 ngân hàng quốc doanh.
Riêng năm 2019, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố chiếm 24,09% tổng vốn huy động của cả nước. Tổng dư nợ cho vay cũng chiếm tới 28,05% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.
Trên thị trường, tổng vốn giá trị vốn hoá tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố chiếm tới 95% tổng vốn hoá toàn thị trường và 54,33% GDP cả nước.
Thành phố hiện là đầu tàu động lực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 22,3% GDP, chiếm 26,6% ngân sách quốc gia và thu hút 33,8% số dự án FDI của cả nước. Đây cũng là nơi ra đời thị trường chứng khoán của Việt Nam.
“Thành công trong việc phát triển trung tâm tài chính Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tác động tích cực đối với nguồn vốn – huyết mạch của nền kinh tế. Cùng đó, sẽ thu hút sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, kéo theo các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tài chính phụ trợ”, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Đối với công tác quy hoạch và phát triển quy hoạch đô thị bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh được định hướng chuyển đổi không gian đô thị theo hướng khôi phục cảnh quan sông, vốn dĩ là đặc trưng mang tính “sông nước Nam bộ”.
Thành phố khắc phục hiện tượng phát triển “da beo”, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo khu vực và đầu tư dứt điểm, khai thác tối đa giá trị tại các khu chức năng đô thị.
Kiểm soát mở rộng các vùng trũng trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm tăng nhanh tình trạng ngập lụt và sụt lún đồng thời phát triển các trung tâm mới trong chùm đô thị gắn với nền tảng TOD (giao thông công cộng) để giảm tải cho vùng trung tâm, phát triển đô thị, đảm bảo giao thông bền vững.
Bên cạnh đó, hiện nay thành phố đang thực hiện việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2045 tầm nhìn năm 2060.
Theo đó, thành phố đang tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch để xem xét, điều chỉnh cục bộ phân khu, quy hoạch chi tiết; lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị theo hướng tái cấu trúc đô thị tại các khu vực xung quanh nhà ga, tuyến đường sắt đô thị, dọc các tuyến kênh…
Với những khát vọng đổi mới, sáng tạo không mệt mỏi, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, người dân có quyền tin tưởng trong tương lai không xa, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, tiếp tục duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, trở thành trung tâm tài chính, khoa học công nghệ, giáo dục không chỉ của Việt Nam mà còn ngang tầm khu vực và thế giới. Để Thành phố này, mãi tự hào được mang tên Bác Hồ kính yêu./.
TP Hồ Chí Minh với dấu ấn tiên phong phát triển kinh tế - Bài 3: 'Địa chỉ đỏ' về không gian sáng tạo đổi mới
Với mục tiêu hướng đến phát triển thành phố thành đô thị thông minh cũng như tạo môi trường tốt nhất cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án khởi nghiệp sáng tạo quy mô nhất cả nước.
Các chủ trương, chính sách đã giúp TP Hồ Chí Minh khẳng định vị thế và là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Cộng đồng khởi nghiệp
Khách tham quan nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 (WHISE 2019). Ảnh: Tiến Lực/TTXVN
Trong thời gian qua, Tp. Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm thúc đẩy việc xây dựng nền tảng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và là địa phương có nhiều hoạt động triển khai hiệu quả Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là địa phương luôn tiên phong với việc ban hành nhiều chính sách đột phá và các hoạt động đa dạng trong hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Một trong những "đột phá" trong triển khai chính sách được thành phố xây dựng là hình thành không gian hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Saigon Innovation Hub - Sihub) với diện tích 2.000 m2. Không gian này đủ điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt động cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ, đánh dấu sự tham gia của Nhà nước trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Điều hành Sihub, đây là sáng kiến triển khai mô hình Nhà nước hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức kết nối và chia sẻ nguồn lực, kết nối cộng đồng, nhờ đó hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ. Các sự kiện được tổ chức tại Sihub rất đa dạng, có sự liên kết, hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế và các sự kiện này được diễn ra thường xuyên và liên tục.
Sự hỗ trợ một phần của thành phố thông qua Sihub đã giúp thu hút đông đảo các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tham gia, đặc biệt, phần lớn các sự kiện tại Sihub đều do cộng đồng thực hiện. Thông qua đó, thành phố kịp thời nắm bắt được những nhu cầu của cộng đồng, kịp thời xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển.
Hiện Sihub đã kết nối trên 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Mô hình đặt tại Sihub với 3 trụ cột là Studio Lab (hỗ trợ các dịch vụ quay clip giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, chụp ảnh mẫu sản phẩm, quay các video bài giảng online...); Maker Space (khu vực chế tạo mẫu thử nghiệm); Open Lab (xưởng sản xuất thực nghiệm).
Từ các hoạt động đó, thành phố đã thiết lập nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu 134 phòng thí nghiệm, 626 chuyên gia, 275 tổ chức khoa học công nghệ... Qua đó đã giúp các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện qua việc số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo chiếm tỷ lệ 36,4%.
Dẫn đầu về khởi nghiệp
Năm 2016, nắm bắt xu thế hoạt động khởi nghiệp, UBND Tp. Hồ Chí Minh có Quyết định số 4181/QĐ-UBND về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 5342/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, từ chủ trương trên, Sở đã triển khai Chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thành phố (Speedup), đến nay đã tuyển chọn hỗ trợ cho 40 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ của nhà nước là 25,3 tỷ đồng, kinh phí đối ứng từ các quỹ đầu tư là 10,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã hỗ trợ kinh phí tổ chức trên 60 sự kiện thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp với tổng kinh phí thực hiện khoảng 62 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước chiếm 30%.
Các chuyên gia khởi nghiệp trong nước và quốc tế trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ, đưa startup Việt ra thế giới tại một hội thảo được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Tiến Lực/TTXVN
Nhiều dự án khởi nghiệp được hỗ trợ thông qua các chương trình đã gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư thiên thần với định giá tăng từ 1,5 đến 1,8 lần so với định giá trước khi nhận được hỗ trợ. Nổi bật là Dự án Teamup được một quỹ đầu tư mua lại với định giá là 15 tỷ đồng; dự án SchoolBus đã gọi vốn thành công cho giai đoạn tiếp theo là 1,8 tỷ đồng; dự án 689 Cloud đã gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư thiên thần cho giai đoạn tiếp theo với số vốn 100.000 USD...
Vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các startup Việt giai đoạn 2015 - 2018 tăng từ 140 triệu USD lên gần 900 triệu USD. Nhờ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng hàng đầu, quy mô thì từ vị trí thứ 6 (năm 2015) đã vươn lên vị trí thứ 3 (năm 2019) trong khu vực.
Sự "bùng nổ" về phong trào khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh giúp số lượng startup của Việt Nam tăng từ 400 startup năm 2012 lên gần 1.800 startup vào năm 2015, đạt 3.000 startup năm 2017 và năm 2019 ước đạt 3.800 startup; trong đó, gần 50% là số lượng startup tại Tp. Hồ Chí Minh.
Không chỉ mô hình Sihub, thành phố đã đầu tư và khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung, góp phần xây dựng nên một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững. Trong số này, nổi bật là Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao, mỗi năm tiếp cận với hơn 90 dự án khởi nghiệp và đưa vào ươm tạo mới khoảng 10 dự án; đã hỗ trợ cho hơn 29/63 dự án thương mại hóa sản phẩm thành công. Tổng doanh thu của các dự án đang ươm tạo năm 2017 đạt trên 5 tỷ đồng và năm 2018 đạt trên 9 tỷ đồng.
Từ vị thế dẫn đầu trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành phố thúc đẩy hình thành các hệ sinh thái tại các tỉnh, thành trong khu vực cũng như liên kết vùng. Thành phố đã hỗ trợ huấn luyện, tư vấn cho các tỉnh như: Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Phú Yên, Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An... hình thành các không gian, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ hình thành mạng lưới kết nối với gần 30 tỉnh thành trên cả nước trong việc hỗ trợ phát triển hệ sinh thái.
Hiện trên 97% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ nên nguồn lực còn yếu, việc đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo rất hạn chế.
Bên cạnh đó, các trường đại học đầu tư phần lớn nguồn lực cho hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm cũng hạn chế; hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn với thị trường. Thực tế này đòi hỏi thành phố phải đẩy mạnh hơn hoạt động đổi mới sáng tạo, hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ông Nguyễn Khắc Thanh cho biết, hiện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đang hoàn thiện Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng của thành phố phát triển ngang tầm khu vực. Đây là nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực của thành phố, góp phần nâng cao tỉ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP hàng năm từ 40% trở lên.
Theo đó, thành phố sẽ đề ra các giải pháp trọng tâm như phát triển hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái; nâng cao năng lực cho các thành phần hệ sinh thái và hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của các lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm và thị trường; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công...
Đây là hệ thống các nhiệm vụ hỗ trợ sự gắn kết bền vững và hợp tác cùng phát triển giữa doanh nghiệp, trường - viện, nhà nước, tổ chức hỗ trợ, tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Những nỗ lực và chủ trương, chính sách này nhằm tạo động lực cho thành phố tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.
TP Hồ Chí Minh với dấu ấn tiên phong phát triển kinh tế - Bài 2: Nhiều mô hình phát triển mới Bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, TP Hồ Chí Minh không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có để phát triển mà còn chủ động nghiên cứu, tìm tòi, triển khai các mô hình phát triển mới theo xu hướng chung của thế giới, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ...