Quy hoạch đi trước một bước để quản lý xây dựng và phát triển đô thị
Hiện nay, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được áp dụng thống nhất trên cả nước.
Các địa phương đang tích cực triển khai và ngày càng đi vào nề nếp. Chất lượng các đồ án quy hoạch được nâng cao hơn và trở thành một trong những công cụ hữu hiệu trong quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị.
Phát huy vai trò của quy hoạch
Theo Vụ trưởng Vụ Quy hoạch và Kiến trúc ( Bộ Xây dựng) Trần Thu Hằng, quy hoạch xây dựng là công cụ quan trọng quản lý và kiểm soát việc triển khai đầu tư xây dựng, cần phải đi trước một bước để đảm bảo khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tạo nguồn lực phát triển đô thị. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các quy chế quản lý kiến trúc; lập, phê duyệt thiết kế đô thị… đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý kiến trúc ở địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị, nông thôn.
Công khai đồ án quy hoạch các địa phương đề hạn chế sốt đất.
Qua tìm hiểu, hết năm 2021, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị so với diện tích đất xây dựng tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 53%. Trong đó, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 19 đô thị loại I đạt khoảng 80 – 90%. Các đô thị khác đạt khoảng 40 – 50%. Tỷ lệ số xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt gần 100%.
Luật Kiến trúc được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, phát triển quy hoạch kiến trúc tại các tỉnh, thành phố và xây dựng, hoàn thiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay, quy hoạch vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục, nhất là vấn đề thiếu các căn cứ lập quy hoạch; việc lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ các cấp độ theo quy định; chất lượng các đồ án quy hoạch chưa khả thi; việc triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương thiếu đồng bộ… Bên cạnh đó, tỷ lệ độ phủ quy chế quản lý kiến trúc mới chiếm khoảng 20 – 30% trên tổng số đô thị và công tác lập thiết kế đô thị theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 và Thông tư 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng còn hạn chế.
Vì vậy, công tác quy hoạch kiến trúc cần sớm được Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan sớm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch – kiến trúc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đô thị tại Việt Nam trong năm 2022.
Sáu giải pháp để quy hoạch đi trước một bước
Trước thực tế này, Vụ Quy hoạch và Kiến trúc đã đề xuất, kiến nghị Bộ Xây dựng thực hiện 6 giải pháp trong thời gian tới, gồm: Hoàn thiện thể chế, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về quy hoạch, phát triển đô thị với các pháp luật có liên quan, trọng tâm là xây dựng các công cụ kiểm soát phát triển đô thị; triển khai Luật Kiến trúc, đảm bảo nâng cao công tác quản lý Nhà nước về kiến trúc; rà soát, hoàn thiện Đề án “Đổi mới công tác lý luận, phương pháp luận về phát triển đô thị, quy hoạch đô thị”; hoàn thiện Cổng thông tin quy hoạch xây dựng quốc gia, đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch đô thị trong cộng đồng và tăng cường kiểm tra, thanh tra quy hoạch kiến trúc tại các địa phương.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ đạo Vụ Quy hoạch và Kiến trúc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc, lập hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, đảm bảo tầm nhìn, dự báo và tính khả thi; kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh địa phương về công tác quy hoạch.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã giao Cục Phát triển Đô thị phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030; triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030… làm cơ sở để xây dựng Luật Quản lý, phát triển đô thị, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, phân loại đô thị theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 và áp dụng các mô hình phát triển đô thị mới phù hợp với xu thế và thực tế phát triển của đất nước.
Hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản và bình ổn thị trường vật liệu
Trong năm 2022, ngành Xây dựng chú trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Quy hoạch kiến trúc; hoạt động xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, bất động sản; vật liệu xây dựng...
Vượt "bão" dịch, tập trung thực hiện 3 khâu đột phá
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, dịch bệnh COVID-19 năm 2021 kéo dài phức tạp đến nay đã ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có xây dựng, nhất là thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng. Nhưng dưới sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Bộ Xây dựng và nỗ lực vượt "bão" dịch.
Năm 2022, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản và bình ổn thị trường vật liệu.
Năm 2021, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng ước tính tăng 0,2 - 0,5% so với năm 2020; chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với năm 2020; diện tích nhà ở bình quân cả nước ước đạt 25 m2/người. Lĩnh vực phát triển đô thị, hạ tầng đô thị đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2021 ước đạt 40,5%; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92% (tăng 2% so với năm 2020); tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm còn 17,2% (giảm 0,8% so với năm 2020).
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, năm 2021, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 105,6 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2020); kính xây dựng đạt khoảng 186 triệu m2 (tăng khoảng 24%); sứ vệ sinh khoảng 16 triệu sản phẩm, (tăng khoảng 7%)...
Bộ Xây dựng đã trình và được Chính phủ ban hành 8 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định, 1 Chỉ thị. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành theo thẩm quyền 14 Thông tư; cắt giảm, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng.
Ngay từ đầu năm 2022, Bộ Xây dựng đã chủ động tiếp tục đảy mạnh nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, giám sát chất lượng công trình, quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý phát triển đô thị; chú trọng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.
Đáng chú ý, để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý Nhà nước để tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương; hoàn thành quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; siết chặt quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản, trong đó, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình, nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.
Tạo môi trường thông thoáng, nhưng không buông lỏng quản lý xây dựng
Nhấn mạnh các nhiệm vụ trong năm 2022, Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, ngay trong quý I/2022, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi các Nghị định để tháo gỡ vướng mắc trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng phù hợp thực tiễn và phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị, hoạt động xây dựng, thẩm định thiết kế, dự toán... và ban hành các chính sách quy định nội dung, tiêu chí, quy trình kiểm tra, kiểm soát, tăng cường quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng. Đây sẽ là một trong những đổi mới về thể chế để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngành Xây dựng; hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, Bộ Xây dụng sẽ tập trung sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua những chính sách tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phân khúc thu nhập thấp và trung bình, khắc phục việc mất cân đối cung cầu và cơ cấu sản phẩm nhà ở.
Bên cạnh đó, để tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, Bộ Xây dựng cũng sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh. Thực tế, kết quả cải cách thủ tục hành chính năm 2021 đã góp phần giảm 50% số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính gửi về Bộ Xây dựng xử lý, đi đôi với triển khai 41 thủ tục hành chính theo hướng ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại bộ phận một cửa.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ tập trung xây dựng Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng, nhằm quản lý thống nhất thông tin, dữ liệu về hoạt động xây dựng từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, bảo đảm hành lang pháp lý trong triển khai thực hiện trên thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hiệu quả của việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tới các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng và tăng cường đối thoại với người dân, doanh nghiệp, đảm bảo kịp thời tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng.
Bất động sản cho thuê 'lao đao' Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến thị tường bất động sản (BĐS) cho thuê lầm vào khủng hoảng mà chưa có hồi kết. Chủ mặt bằng cho thuê phải giãn nợ, giảm giá 20-30%, thậm chí 50%, nhưng vẫn không có khách. Giá thuê "lao dốc" vẫn không có khách Chị Nguyễn Thanh Vân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

9 nạn nhân vụ lật xe khách ở Tam Đảo chuyển về Hà Nội, có bé chấn thương sọ não

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo
Có thể bạn quan tâm

Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Thế giới
12:15:12 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 31: Ông Chính bị đồng nghiệp Tuệ Minh từ chối
Phim việt
12:00:43 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"
Sao âu mỹ
11:53:56 28/04/2025
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại
Xe máy
11:51:41 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025
McTominay rực sáng, Napoli chiếm ngôi đầu Serie A
Sao thể thao
11:11:12 28/04/2025
Đến 40 tuổi tôi mới biết 5 món này chính là "thủ phạm" khiến ví tiền hao hụt mà cuộc sống chẳng khá hơn!
Sáng tạo
11:10:33 28/04/2025