Quy hoạch đất đang “nóng” ở nghị trường TP HCM
Quy hoạch đất công viên, cây xanh ở TP HCM đang khiến cho cuộc sống người dân lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì không thể chuyển đối mục đích sử dụng đất.
Sáng 6-12, kỳ họp HĐND TP HCM bước sang ngày làm việc thứ 3 với nội dung chính là phần chất vấn của đại biểu (ĐB) với lãnh đạo các sở, ngành và UBND TP. Riêng Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong sẽ trả lời các ý kiến đại biểu vào cuối giờ chiều.
vì 1 sai sót, người dân chờ 20 năm
Mở đầu, ĐB Trần Quang Thắng, dẫn chứng trường hợp bà Bà Huỳnh Thị Ngọc Hóa (huyện Nhà Bè) được cấp nền khi bị thu hồi đất nhưng 20 năm qua chưa được giải quyết. Người dân đi hỏi nhiều nơi nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể, rõ ràng. “Nền đã có sao 20 năm chưa giải quyết. Tôi đề nghị cần chấm dứt tư duy nhiệm kỳ” – ông Thắng nói.
Ông Hà Phước Thắng, Giám đốc BQL Khu Nam trả lời câu hỏi của đại biểu
Về vấn đề này, ông Hà Phước Thắng, Giám đốc BQL Khu Nam, trả lời sau khi nhận đơn đã gửi cho UBND quận 7 và đang theo dõi. Theo thông tin từ Công ty Sadeco, trong tháng 12 sẽ giải quyết cho người dân.
Nghe đến đây, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm chất vấn vì sao 20 năm không giải quyết?
Chủ tịch UBND quận 7 Lê Hòa Bình trả lời sau khi nhận đơn làm việc với khu Nam và Công ty Sadeco để tìm hiểu và xác định việc chậm trễ là do sai sót trong quá trình thực hiện.
Video đang HOT
Ông Hà Phước Thắng, Giám đốc BQL Khu Nam trả lời đại biểu về việc chưa cấp nền đất cho người dân sau 20 năm
Thu hồi chủ trương hàng trăm dự án do chậm thực hiện
ĐB Phạm Hiếu Nghĩa, chất vấn: Nhiều dự án nằm trong quy hoạch đất công viên, cây xanh chậm triển khai gây lãng phí tài nguyên đất. HĐND đã có Nghị quyết 21 về giải quyết các dự án chậm triển khai, vậy hiện nay có bao nhiêu dự án được thu hồi, bao nhiêu dự án được thay thế?
Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, cho biết trong quy hoạch sử dụng đất thì có một số khu vực được quy hoạch làm đất công viên, cây xanh, đất khu dân cư hỗn hợp, khu dân cư xây dựng mới. Trong đó, đất hỗn hợp làm “mềm hóa” quy hoạch địa phương, tùy theo tình hình thực tế và tạo dư địa để cho địa phương phát triển trong tương lai.
Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP nói về quy hoạch đất công viên, cây xanh
Ông Nhã phân tích trong quy hoạch loại đất này thì có khả năng là cây xanh, có khả năng là công cộng nhưng chưa chi tiết hóa. Do đó, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đang phối hợp với các quận, huyện rà soát, xem xét cho phù hợp, nếu bất cập thì điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của bà con.
Liên quan đến các câu hỏi của ĐB về các dự án chậm thực hiện, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng, thông tin TP thực hiện 2 nghị quyết về quản lý đất đai. Đối với Nghị quyết 16, TP xác định có 547 dự án phải thu hồi chủ trương do chậm thực hiện.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng nói về “số phận” những dự án chậm triển khai
Đối với Nghị quyết 21, TP đã rà soát trên 2.800 dự án, 180 dự án trình thu hồi chủ trương. Theo ông Thắng, trong quá trình thực hiện các dự án thu hồi đất thì vấn đề giá bồi thường là quan trọng nhất khiến nhiều dự án chậm triển khai. Hiện TP chia 3 nhóm dự án với 4 giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề này.
Theo SỸ ĐÔNG – TRƯỜNG HOÀNG – Ý LINH, Ảnh: Hoàng Triều
Người lao động
Bà Rịa - Vũng Tàu: 190 dự án đang lập hồ sơ xin giao đất
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về danh mục dự án có thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng để thực hiện trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh này
Theo báo cáo, các dự án, công trình phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết phần lớn đều đã và đang triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, số dự án, công trình thực hiện xong các thủ tục đất đai (có quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất) theo quy định không nhiều, dẫn đến tỷ lệ thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình và việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ không cao.
Cụ thể, ngày 09/12/2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất để thực hiện trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh là 473 dự án, với diện tích là 3.848,45ha.
Kết quả trong năm 2018, số dự án, công trình đã thực hiện thu hồi, hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, có quyết định thu hồi đất là 98 dự án/473 dự án(chiếm tỷ lệ 20,72%) với diện tích thu hồi đất 416,36ha/3.848,45ha (chiếm tỷ lệ 10,82%).
Chủ đầu tư đang tiến hành lập hồ sơ xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định; số dự án, công trình đang thực hiện là 190 dự án/473 dự án (chiếm tỷ lệ 40,17%) với diện tích 1.569,07ha/3.484,45ha (chiếm tỷ lệ 40,745).
Số dự án, công trình chưa triển khai thực hiện hoặc không thực hiện do chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục đầu tư, phê duyệt thiết kế cơ sở, thực hiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ... là 185 dự án/473 dự án (chiếm tỷ lệ 39,11%) với diện tích 1.864,01ha/3.848,45ha (chiếm tỷ lệ 48,44%).
Ngoài ra, số lượng, diện tích các dự án, công trình có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trong năm 2018 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2017 và Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 là 283,35ha để thực hiện 99 dự án (bao gồm cả hộ gia đình cá nhân).
Kết quả trong năm 2018, số dự án, công trình đã thực hiện xong thủ tục chuyển mục đích (có quyết định giao đất) theo quy định là 12 dự án/99 dự án (chiếm tỷ lệ 11,11%); diện tích đã chuyển mục đích là 16,33ha/283,35ha (chiếm tỷ lệ 5,76%), trong đó chuyển đất rừng phòng hộ là 10,43ha/283,35ha (chiếm tỷ lệ 3,68%) để thực hiện 06 dự án, chuyển từ đất trồng lúa 01 vụ là 5,90ha/283,35ha (chiếm tỷ lệ 2,08%) để thực hiện 06 dự án.
Về vấn đề này, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo cụ thể tiến độ thực hiện kế hoạch thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2018 của từng dự án, trong đó lưu ý nêu rõ lý do chậm triển khai, kiến nghị (nếu có) gửi về Sở Tài nguyên Môi trường để Sở tổng hợp báo cáo Thường trực UBND tỉnh.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Dự án quá 3 năm chưa thực hiện ở TP HCM có thể bị điều chỉnh, hủy bỏ TP HCM đưa ra nhiều phương án chấn chỉnh tình trạng và quản lý đất đai trên địa bàn, trong đó giao các quận, huyện đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án quá 3 năm chưa thực hiện. Nhằm chấn chỉnh công tác quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM, UBND TP vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi...