Quy hoạch đại học: Trường không hiệu quả nên sáp nhập hay giải thể?
Các chuyên gia cho rằng, quy hoạch mạng lưới các trường đại học là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh tự chủ đại học, nhằm điều tiết được quy mô đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm. Việc quy hoạch này được giao Bộ GD-ĐT chủ trì thực hiện.
Cần tính đến các trường địa phương đang tồn tại “vật vờ”
Bàn về vấn này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng, khi quy hoạch cần tính đến việc những trường mới sẽ ra đời và sáp nhập những trường cũ đang hoạt động không hiệu quả.
Hệ thống các trường đại học được chia thành 2 nhóm chính gồm đại học định hướng nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng (còn gọi là đại học ứng dụng). Trên cơ sở chia nhóm theo hệ thống xếp loại về chất lượng hiệu quả và đánh giá sẽ tìm ra những trường nào nên tồn tại và trường nào cần sắp xếp lại.
TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, quy hoạch các trường đại học là cần thiết trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học. (Ảnh: KT)
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, để quy hoạch phát triển các trường đại học, cần tính toán, dự báo một số thông số đầu vào cơ bản như nguồn tuyển sinh, nguồn lực tài chính, khả năng chi trả của người học, nhu cầu nhân lực, đất đai… Quy hoạch cần đảm bảo cân đối về trình độ đào tạo, tạo ra đội ngũ nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khai thác nguồn lực xã hội một cách hiệu quả cho giáo dục đại học.
Chuyên gia giáo dục này cũng đồng tình rằng quy hoạch các trường đại học là cần thiết trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và trước những thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 chỉ ra.
“Việc quản lý của nhà nước với các trường là rất quan trọng, cần coi quy hoạch là một công cụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học, sắp xếp lại cơ sở giáo dục đại học, điều tiết lại các ngành đào tạo, trên cơ sở đưa ra những thông tin dự báo và áp dụng các tiêu chuẩn đào tạo, tuyển sinh để không quá dư thừa hay thiếu nhân lực ở một ngành, một vùng kinh tế nào đó như đã từng xảy ra. Nếu không có sự quản lý của nhà nước hợp lý, trong bối cảnh tự chủ, bất cứ ai cũng có thể làm đẹp hồ sơ, mở thêm nhiều ngành, nhưng đào tạo ra chưa chắc người học có việc làm.
Điều quan trọng nhất là cần đảm bảo cân đối những ngành đào tạo, tránh trùng lặp trong bối cảnh tự chủ. Như vậy, nhà nước cần có sự định hướng, dự báo cả nhu cầu của thị trường lao động và điều tiết tỷ lệ sinh viên/giảng viên hoặc bằng cơ chế đặt hàng đào tạo để tránh khủng hoảng thừa hoặc thiếu”, TS Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, TS Hoàng Ngọc Vinh cũng cho rằng, trong bối cảnh mở như hiện nay, quy hoạch chỉ nên mang tính khung và quy hoạch theo vùng kinh tế. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến sắp xếp lại một số trường đại học tại địa phương.
Thực tế hiện nay không ít trường tại địa phương đang hoạt động manh mún, không đảm bảo về điều kiện nhân lực giảng dạy và quản trị, tài chính eo hẹp, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, khó tuyển sinh. Với những trường này cần đánh giá lại hiệu quả để tính đến sáp nhập với một trường mạnh hay giải thể, hoặc chuyển sang đào tạo cao đẳng.
Cần ra đầu bài cụ thể
Là chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và triển khai Luật Quy hoạch, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, trong quy hoạch cần có yếu tố kế thừa và yếu tố phát triển, bắt đầu từ phân tích hiện trạng và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực của cả nước và từng địa phương, từng vùng kinh tế; từ đó xác định yêu cầu về cơ sở vật chất, quỹ đất và đội ngũ giảng viên. Tiếp theo, cần xác định rõ quan điểm, định hướng phát triển giáo dục, đào tạo. Nếu xác định chuyển đào tạo sang định hướng đổi mới, sáng tạo, gắn với thực tiễn, những điều này cần trở thành cốt lõi trong tư tưởng, lập luận của người viết quy hoạch, dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý – đơn vị sử dụng sản phẩm cuối cùng.
Còn theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, để thực hiện quy hoạch cần xây dựng “đầu bài” và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan. Trong đó, “đầu bài” cần thể hiện tư tưởng như bám sát cung cầu, gắn liền với các vùng kinh tế, chuyển hệ thống giáo dục đại học sang giai đoạn đổi mới sáng tạo, lưu ý đến nhu cầu tiếp cận đại học của người dân và phân tầng đại học.
GS Nguyễn Hữu Đức cũng cho rằng, quy hoạch mạng lưới nên chọn lọc một số điểm nhấn, tạo sự khác biệt với giai đoạn trước, bắt kịp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới./.
'Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, nhưng...'
Việc quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là việc phải làm theo Luật Viên chức và các luật, quy định liên quan khác để nhằm đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, xếp lương cho giáo viên.
TS. Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, bản thân chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, đó chỉ là mảnh giấy của cơ quan có thẩm quyền sau khi đào tạo theo chương trình đủ điều kiện đảm bảo chất lượng và đánh giá nghiêm túc kết quả đạt được của người học...
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT. (Ảnh: NVCC)
Ông suy nghĩ gì về Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT quy định chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên?
Việc quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là việc phải làm theo Luật Viên chức và các luật, quy định liên quan khác để nhằm đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, xếp lương cho giáo viên.
Tuy nhiên, khó khăn ở đây là phải chỉ rõ vị trí việc làm của giáo viên kèm theo bản mô tả việc (nhiệm vụ, trách nhiệm ở mỗi vị trí). Nếu không rõ ràng vị trí việc làm thì việc mô tả cũng như xác định tiêu chuẩn sẽ lúng túng, rối rắm, không phù hợp với nghề nghiệp và tổ chức việc làm cho giáo viên ở cơ sở giáo dục.
Mặt khác, việc định ra chuẩn cần có cách tiếp cận để đảm bảo khách quan, khả thi và có sự đồng thuận cao của các bên liên quan thì chuẩn mới có thể hiện thực hóa.
Đặc biệt, rất cần người chủ sử dụng lao động là người đứng đầu cơ sở giáo dục phải có tiếng nói ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng chuẩn theo chức danh nghề nghiệp, tránh xây dựng chuẩn mang tính áp đặt từ trên xuống, dễ bị phản ứng và có thể rơi vào quan liêu.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo ông còn tồn tại vấn đề gì?
Những gì dư luận phản ánh cho thấy chuẩn chức danh nghề nghiệp được xây dựng còn có hạn chế như từ ngữ dùng không chuẩn mực. Ví dụ như "nắm được chủ trương chính sách" hay "nắm vững kiến thức môn học được phân công giảng dạy" là khá chung chung và phi sư phạm.
Một số tiêu chí mang tính tiêu chuẩn kép như phải là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Khi là chiến sĩ thi đua đã phải có thành tích xuất sắc trong công việc về học tập, tu dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ... Hoặc là chiến sĩ thi đua cơ sở ...trong các nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập công lập (dạy học ở nhóm trẻ làm gì có chiến sĩ thi đua cấp cơ sở) hoặc giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên là thiếu thực tế.
Mặt khác, từ chỗ không làm rạch ròi vị trí việc làm và định nghĩa rõ để phân biệt thứ hạng nên có phần lẫn lộn tiêu chuẩn chức danh giáo viên sang cả nội dung tác nghiệp của người quản lý. Từ đó, sẽ tạo ra sự không bình đẳng trong đội ngũ giáo viên vì không phải ai cũng được giao nhiệm vụ quản lý trong nhà trường để có cơ hội xét thăng hạng.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang "làm khó" giáo viên? (Nguồn: giaoduc.edu)
Việc lấy được các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp làm căn cứ để tham gia các kỳ thi "nâng hạng", "giữ hạng" giáo viên sẽ tạo ra bất cập gì, theo ông?
Bản thân chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, đó chỉ là mảnh giấy của cơ quan có thẩm quyền sau khi đào tạo theo chương trình đủ điều kiện đảm bảo chất lượng và đánh giá nghiêm túc kết quả đạt được của người học.
Nhưng vì tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chưa ổn, chương trình bồi dưỡng chức danh theo thiết kế năm 2016 còn nhiều hạn chế do đưa một số nội dung của người làm công tác quản lý nhà trường mà không phải giáo viên vào nội dung đào tạo bồi dưỡng.
Những vấn đề về quản lý Nhà nước đã được học tại chương trình cao đẳng và đại học, không cần thiết đưa vào nội dung tiêu chuẩn để bồi dưỡng, bởi giáo viên hoàn toàn tự học được.
Mặt khác, các chương trình bồi dưỡng công bố năm 2016 có thể có nội dung không phù hợp với các thông tư mới về tiêu chuẩn phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, nếu một số cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng vẫn theo chương trình cũ sẽ rất bất cập.
Ông nghĩ sao trước không ít ý kiến phản đối khi đạo đức nhà giáo xếp thành ba hạng 1, 2, 3?
Ở đây không phải là đạo đức xếp thành ba hạng 1, 2, 3 mà là đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, cần phân biệt đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nhà giáo nói chung được quy định trong Luật.
Đạo đức nghề nghiệp nhấn mạnh đến công bằng, bình đẳng, bác ái, dân chủ, đoàn kết, tôn trọng mọi người (học sinh và đồng nghiệp), không thiên vị, thành kiến và trách nhiệm nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp thường quy định trong các nghề nghiệp, phản ánh yêu cầu đặc trưng mà người hành nghề phải thể hiện được. Do vậy, quy tắc đạo đức nghề nghiệp nêu rõ trách nhiệm chính của giáo viên đối với học sinh và xác định vai trò của họ đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh.
Trên hết, giáo viên phải thể hiện sự liêm chính, không thiên vị, hành vi đạo đức trong lớp học cũng như trong cách cư xử với phụ huynh và đồng nghiệp. Vì thế, để tránh tranh cãi khi phân hạng đạo đức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần làm rõ khái niệm giữa đạo đức chung liên quan đến những nguyên tắc cá nhân về cái đúng và cái sai; trong khi đạo đức nghề nghiệp được quy định về cái đúng và cái sai tại nơi làm việc mới có thể phân hạng được.
Thực ra, đây là vấn đề khó và phức tạp nếu chỉ diễn đạt tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp qua vài ba câu từ để phân loại. Đã là giáo viên thì phải làm gương cho học sinh, chẳng hạn như kiên trì, trung thực, tôn trọng, chấp hành các quy định luật pháp, kiên nhẫn, công bằng, trách nhiệm và đoàn kết. Vì thế, không dễ đánh giá, không phải giáo viên hạng 2 gương mẫu hơn giáo viên hạng 3.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao xung quanh việc giáo viên các trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới được thăng hạng, bổ nhiệm và hưởng lương theo ngạch bậc cao hơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, muốn bỏ được quy định về chứng chỉ kể trên thì cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Ông Lê Vinh Danh bị cách hết chức vụ Đảng, hàng loạt cán bộ ĐH Tôn Đức Thắng bị kỷ luật Đảng Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) TP.HCM đã có thông báo về kết quả kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đảng viên liên quan. Ông Lê Vinh Danh. Theo quyết định này, Ban thường vụ Đảng ủy khối đã quyết định cách tất cả...