Quy hoạch bến xe vẫn bế tắc
Theo nhận định, các bến xe trên địa bàn TP đang trong tình trạng quá tải, số lượng xe vượt quá nhu cầu đi lại nên tình trạng xe “dù”, bến “cóc” tồn tại dai dẳng. Để giải quyết tình trạng này cần phải xem xét lại quy hoạch các bến xe.
Quy hoạch lại bến xe sẽ giúp giảm tình trạng xe khách vi phạm? Ảnh: NGUYÊN VŨ
Vẫn nan giải xe “dù”, bến “cóc”
Từ 8-9h sáng hàng ngày, tại cổng ra của bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát luôn bị ùn ứ bởi lượng xe khách xuất bến dày đặc. Thêm vào đó, xe nào xuất bến cũng “chờn vờn” quanh khu vực cổng từ 5 đến 10 phút để bắt khách. Do lượng xe đã vượt quá nhu cầu, mỗi chuyến xe xuất bến chỉ được chưa đầy nửa số ghế, nên nhiều nhà xe phải bắt khách ở ngoài cổng bến, dọc đường.
Thực tế, mỗi khi có đợt kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, thì hoạt động của xe “dù” giảm rõ rệt, nhưng khi vắng bóng cơ quan quản lý, đâu lại vào đó. Theo Trung tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, chỉ trong 2 tháng vừa qua, 400 trường hợp xe khách đã bị xử lý với các lỗi dừng, đỗ bắt khách dọc đường, thu tiền không trao vé cho khách, lắp thêm ghế phụ… Mặc dù đã tăng nặng hình thức xử phạt, thậm chí giữ xe nhưng các vi phạm xe khách vẫn diễn ra khi vắng bóng lực lượng CSGT.
Nhìn nhận thực tế này, ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho rằng, mặc dù đã chấn chỉnh từ nhiều năm, nhưng việc dừng đón khách hiện vẫn chỉ trông chờ vào ý thức của nhà xe và hành khách! “Mỗi khi nhận được thông báo của lực lượng chức năng về vi phạm của nhà xe gửi về bến thì nhà xe và lái xe đều bị xử lý đình tài. Tuy nhiên, doanh nghiệp khoán quản doanh thu cho lái phụ xe, nên vì lợi nhuận, tình trạng bắt khách dọc đường chưa có bài toán giải quyết” – ông Trung nhận định.
Ở một góc độ khác, ông Hoành Văn Mạnh, Phó Chánh thanh tra GTVT Hà Nội cho rằng, sở dĩ xe “dù” tồn tại được một phần do lỗi của hành khách. Để tiện lợi, hành khách không vào bến mua vé, mà đứng dọc đường bắt khách… đã tạo “đất” cho xe “dù” hoạt động. Theo ông Mạnh, tuyến có nhiều xe “dù” vi phạm nhất là các tuyến cự ly ngắn.
Cần quy hoạch lại bến xe
Thống kê của Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho thấy, khu vực nội thành hiện có 6 bến xe gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Lương Yên và Nước Ngầm. Tuy nhiên, bộ mặt bến xe Hà Nội không mấy thay đổi. Bến thì đã xuống cấp, bến chuyển đổi mục đích sử dụng để xây cao ốc, số khác thì hoặc quá tải, hoặc cũng ngấp nghé vượt ngưỡng. Quy hoạch hệ thống bến xe thành phố vẫn đang nằm chờ phê duyệt. “Bến xe Mỹ Đình đang phải gồng mình gánh tần suất 1.300 lượt xe/ngày mặc dù mới xây dựng năm 2004, đến nay, bến cũng không còn sức để “gánh” thêm xe nữa”, ông Trung cho biết.
Trung tá Nguyễn Ngọc Mẽ cho rằng, để giải quyết dứt điểm xe dừng đỗ bắt khách, xe “dù” bến “cóc” điều phải làm trước tiên là quy hoạch bến xe. Theo đó, bến xe Mỹ Đình theo thiết kế công suất tiêu chuẩn năm 2004 là 600 lượt xe/ngày nhưng từ năm 2009 đến nay, lưu lượng xe xuất bến cao hơn gấp hai lần. Diện tích bến không đủ chứa xe nên thời gian xe đỗ ít. Đơn cử, một xe vào bến trước kia được “nằm” lại bến 20 phút thì nay chỉ được 5-10 phút trong khi nhu cầu đi lại của người dân không cao. Bắt buộc, số xe này sẽ đi dọc đường hoặc chạy “rùa bò” để bắt khách.
Tính đến thời điểm này, ông Trung cho rằng, cung- cầu về vận tải hành khách đang có sự chênh lệch khá rõ, dẫn đến số lượng xe ở các bến đã vượt “ngưỡng”. Số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ cho thấy, hiện nay, cả nước có 1.206 doanh nghiệp nhỏ chạy tuyến xe cố định trong đó hợp tác xã có 422 đơn vị dưới 5 xe; 296 đơn vị có từ 5-10 xe và trên 10 xe có 488 đơn vị. Riêng trên địa bàn Hà Nội, hiện có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách với hơn 500 tuyến liên tỉnh đến các tỉnh, thành trên cả nước.
Nhằm khắc phục thực trạng bến xe vượt quá năng lực vận tải, công suất thiết kế, ông Trung cho biết, sau Tết Nguyên đán, công ty sẽ tính toán quản lý bến xe, đánh giá đúng thực trạng- nhu cầu để có phương án quản lý thích hợp.
Theo ANTD
Video đang HOT
Bão giá, người bán nước chè "kêu" mỗi tháng "chỉ" lãi... vài chục triệu đồng
Trong khi công chức ở nhiều cơ quan đang méo mặt vì tình trạng lương, thưởng bị cắt thì có những "nghề" vẫn kiếm được bạc triệu mỗi ngày.
Các quán nước chè có nhiều chiêu trò để "moi" tiền khách vãng lai
Tiết lộ gây... choáng
Với nhiều người, việc xách phích nước, cái bàn, vài gói kẹo, chai nước ra bán ngoài vỉa hè, bến xe là cái gì đó có thể cảm thấy xấu hổ vì ngồi lê la cả ngày ngoài đường, ngoài chợ. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, cái nghề bán nước ấy lại đang là "nghề siêu hot" kiếm được bạc triệu mỗi ngày.
Nói bán nước chè ngoài vỉa hè, ngoài bến xe "một vốn, mười lời" có lẽ cũng không quá lời vì đồ nghề để ngồi bán nước chè rất đơn giản và không cần trình độ, bằng cấp, không cần giấy phép kinh doanh, miễn là có được chỗ ngồi, mua vài bộ ấm chén, mấy chiếc ghế, cái bàn là có thể hành nghề.
Vốn thì bỏ ra ít như vậy, nhưng lãi mà những người bán nước chè vỉa hè thu về thì rất nhiều nếu đông khách. Với nhiều người dân Hà Nội, từ người lao động chân tay tới giới trí thức, uống nước chè ở vỉa hè là một việc làm không thể thiếu. Đặc biệt, ở các bến tàu, bến xe thì các quán nước này càng rộ lên như nấm mọc sau mưa.
Dạo quanh các bến xe lớn ở Hà Nội như Giáp Bát, Mỹ Đình, Lương Yên, Gia Lâm, chẳng khó khăn để tìm một quán nước ven đường.
Đơn cử như ngay trong bến xe Mỹ Đình, một cốc trà nóng có giá 3.000 đồng, trá đá: 5.000 đồng, còn các loại nước ngọt đóng chai đều có đồng giá là 15.000 đồng.
Với mức giá "trần" như vậy, theo một người bán nước chè chúng tôi đã quen thân ở trong bến xe Mỹ Đình, một ngày người ngồi bán nước ở các bến xe có thể kiếm được khoản tiền lên đến hàng triệu đồng. Đó là vào mùa đông, còn mùa hè thu nhập từ bán nước chè còn lớn hơn nhiều vì nhu cầu giải khát tăng vọt.
Tiết lộ cho chúng tôi về thu nhập "khủng" bằng chính việc bán nước chè thoạt nhìn có lẽ thu nhập chẳng đáng là bao, chị Thảo, quê Mỹ Đức, Hà Nội, một người đã có thâm niên nhiều năm trời bán nước ở cổng bến xe Mỹ Đình cho biết: "Một ngày bọn em bán không biết bao nhiêu cốc nước làm sao có thể nhớ nổi. Khách qua lại lúc nào cũng đông, người thì trà nóng, người trà đá, có khi làm chai nước ngọt, chưa kể đến thuốc lá, kẹo. Thông thường, mỗi vị khách khi ngồi uống nước họ lấy thêm cái kẹo, rồi điếu thuốc lá, hay gói hạt dưa để chờ bạn bè, người thân là bình thường".
"Mùa đông bọn em bán chủ yếu là trà nóng thôi. Có ngày em bán hết hàng chục phích nước, mỗi phích nước sôi mua ở trong bến xe có vài nghìn đồng nhưng bán ra thì 3.000 đồng/ một chén, kèm theo lượng nước chè đặc sệt được pha sẵn đựng trong ca. Còn thì nước ngọt mỗi ngày cũng đôi thùng C2, rồi Trà xanh 0 độ. Tổng thu nhập cũng ngót triệu đấy anh ạ", chị Thảo tiết lộ với chúng tôi.
Thông thường, một ngày làm việc của những người bán nước chè ở các bến xe có thể bắt đầu từ rất sớm. Có khi trời chưa sáng họ đã phải dậy để dọn hàng.
"Bọn em thường ngủ dậy vào lúc 3 sáng, chuẩn bị đồ đạc, nấu nước sẵn ở nhà, sau đó dọn ra bến xe cũng phải đến 4h hơn, lúc này đã bắt đầu có khách. Còn tối đến thì thích dọn về lúc nào thì dọn, tùy theo thời tiết, sức khỏe trong người. Nói làm cũng kiếm được kha khá như vậy nhưng mà vất vả lắm anh ạ. Anh thấy đấy ngày nắng cũng như ngày mưa, chỉ nghỉ khi trời có bão thôi, cả ngày bọn em phơi mặt ngoài bến xe, bụi bặm đủ thứ chứ sung sướng gì".
Để được uống một cốc nước chè "xịn" ở Hà Nội không có nhiều chỗ
Khách chỉ được uống... nước thừa
Sau nhiều ngày lân la làm quen với một số chủ quán nước ở khu vực bến xe Mỹ Đình, chúng tôi dần dần cũng đã làm thân được với một người phụ nữ bán nước khác có tên Quỳnh, quê ở Thái Bình, ở trọ trong khu vực làng Phú Mỹ. Người phụ nữ này đã rỉ tai chúng tôi về chiêu thức "tiết kiệm" mà vẫn lời lớn khi bán nước chè: "Ngày trước ban đầu cũng hay bán nước trà cả nóng lẫn đá, nhưng không có lời nhiều nên bọn em mới nghĩ ra một cách "độc" để kiếm thêm. Như khách quen thì bọn em chả dám đâu. Chỉ với khách lạ vãng lai thì mới dám làm vậy thôi".
Nghe người phụ nữ này tiết lộ "mánh" của những người bán nước, chúng tôi không khỏi giật mình vì cách kiếm tiền của họ. Tự nhiên, chúng tôi lại giật mình vì nghĩ đến những cốc nước chúng tôi đang uống để trước mặt.
"Anh yên tâm. Ngày nào các anh cũng uống ở đây rồi thì em đảm bảo cứ đến hàng em là... được uống "nước xịn" chứ không bị pha loãng toẹt ra đâu", Quỳnh cười khanh khách khi thấy bộ mặt ngắn tũn lại của chúng tôi.
Thì ra, thay vì bán trà đá hay nóng "xịn" cho khách, bình thường nếu là mùa hè hầu hết các quán nước chẳng ai bảo ai đều chỉ bán nguyên nước ngọt, vì loại này vừa nhanh, không phải nấu, mà lãi cao hơn, còn tiết kiệm được nước.
Thông thường, một chai nước ngọt như C2, hay trà xanh không độ có khi mấy vị khách cùng uống... chung. Sở dĩ có chuyện như vậy là khi có khách đến ngồi, người bán nước nhanh chóng hỏi xem họ uống loại nào, sau đó chủ động cầm lấy chai, cốc đựng sãn đá trong đó chủ động rót nước cho khách, ít khi để họ tự cầm chai và rót.
Làm như vậy để cho khách không phát hiện ra được chai nước mà mình đang uống là nước thừa được tích lại. Rất nhiều vị khách khi gọi nước ngọt ra uống không hết, khi họ đứng dậy, người bán nước nhanh chóng lấy lại chai nước còn thừa lại cất đi và chắt lại. Sau vài lần như vậy họ sẽ tích được một chai nước ngọt hoàn toàn mới. Việc làm này dẫn đến hậu quả là người khách tiếp theo kém may mắn hoặc sơ ý sẽ phải uống loại nước thừa của rất nhiều người đã uống trước đó mà không hề hay biết với giá như chai nước ngọt mới tinh.
"Nhiều khi có trà nóng nhưng khách hỏi thì bảo là không có, để họ phải uống nước ngọt chứ anh. Anh cứ đi bất cứ quán nước ở bến xe Mỹ Đình này vào mùa hè, em đố anh tìm được một cốc trà đá chính gốc, tất cả đều là nước ngọt thôi. Ở đây còn đỡ chứ ở bến xe Giáp Bát, xin lỗi chứ có khi anh có sành đến mấy cũng "dính chưởng" của chúng nó. Chúng còn chẳng cho anh được uống nước ngọt mà uống trà... giật dây ấy", Quỳnh thỏ thẻ nói với chúng tôi với vẻ mặt đầy khoái trá vì "tuyệt chiêu" của mình.
Như để chứng minh cho tôi thấy "quyền năng" của mình trong nghệ thuật kiếm tiền từ bán nước vỉa hè, Quỳnh lấy ngay một người khách vừa mới vào làm ví dụ. Trong khi tôi đang ngồi thưởng thức một cốc trà nóng "chính hiệu" thì có một vị khách nghe giọng có lẽ đến từ miền Trung vào gọi một cốc trà.
Anh thanh niên này hỏi chủ quán tên Quỳnh: "Ở đây có nước trà không chị ơi?" Quỳnh liền đáp lại ngay, "Có anh ạ". Tay nhanh như chớp chị ta cầm chai trà xanh không độ vặn nghéo một cái rồi rót ra cốc, trong sự ngỡ ngàng của vị khách lạ.
Đồ nghề đơn giản, những người bán nước chè đã có thể hành nghề
Thấy không theo ý của mình vị khách lên tiếng, "Ơ tôi có gọi Trà xanh không độ đâu", Quỳnh đáp lại: "Đây là nước trà còn gì", vừa nói Quỳnh vừa giương mắt lên đầy thách thức. Có lẽ vị khách kia ngại phiền phức ở bến xe nên không dám nói gì, đành phải ngậm ngùi uống chai nước đó. Trên thực tế đó cũng chỉ là chai nước mà Quỳnh dồn lại mấy lần trước.
Nhìn vị khách đáng thương đang phải cố nuốt những ngụm nước thừa mà giá như chai nước ngọt mới, chúng tôi không khỏi chạnh lòng vì nhìn anh ta là dân lao động nghèo 100% mà bị "chém đẹp" mà chỉ biết "ngậm tăm".
Tò mò vì cái món đồ uống "trà giật dây" mà ban đầu Quỳnh có nói, chúng tôi quyết định lần xuống bến xe Giáp Bát để được "thưởng thức". Trong vai những người đi đón người thân, chúng tôi tạt bừa vào một quán nước ở ngay sát cổng sau của bến xe Giáp Bát và gọi một cốc trà đá.
Chẳng cần phải giấu diếm, bà chủ quán lấy lên một can nước gì đó đen đen, rót ra cốc, cho vào mấy viên đá, tôi đưa lên miệng thì... ôi trời ơi, không thể uống nổi. Theo giải thích của bà chủ quán thì đó là trà chanh, loại đóng trong gói.
Ngay lúc đó, một người khách khác vào cũng gọi một cốc trà nhưng là trà nóng. Vẫn cái bài quen thuộc, nhưng bà chủ quán lần này lôi ra một gói trà chẳng biết là loại "thượng hảo hạng" ở xứ nào nhưng chẳng có nhãn mác gì. Nhanh thoăn thoắt, bà chủ quán nước có gương mặt nhàu nhĩ nhúng nhúng vào cốc nước nóng rồi cất vào một cái ca đen sì khác trước khi đưa cho vị khách kia. Đương nhiên, lần này bà chủ quán quay vào trong góc như giả vờ pha nước...
Người khách kia cũng nhăn nhó mặt mày khi uống cái cốc nước được gọi là "trà giật dây" ấy. Không dám uống cốc nước đen kịt chả biết là cái thứ nước gì ấy, tôi gọi tính tiền để đi luôn, bà chủ quán nói rõ rành mạch rằng: "15.000 đồng", tôi giật thót mình kêu: "Sao đắt thế cô?", bà chủ quán nói trống không: "Ở đây chỗ nào cũng thế cả. Trả tiền đi".
Theo xahoi
Ùn ùn kéo nhau về quê ăn "tết tây" Cảnh tượng người dân ùn ùn kéo nhau về quê ăn tết tây (tết Dương lịch, ngày 1/1) đã khiến các bến xe trở lên quá tải trong ngày 29/12. Dòng người ùn ùn đổ về Bến xe Mỹ Đình đón xe về quê ăn "tết tây" Khoảng từ 10h trưa nay 29/12, dòng người ùn ùn đổ ra các bến xe Mỹ...