Quy hoạch bán cả đất dưới lòng sông Hoạt
Hàng chục lô đất dưới lòng sông được UBND huyện Hà Trung bán đấu giá cho người dân, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan việc thực hiện nhiệm vụ được giao thẩm định, trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017- 2018 tại huyện Hà Trung.
Sông Hoạt bị “xẻ thịt” tràn lan
Sông Hoạt chảy qua địa bàn huyện Hà Trung, là nơi tiêu thoát lũ cho thượng nguồn và cung cấp nước tưới cho hạ du thuộc các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Hà Trung và Nga Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, sông Hoạt bị “xẻ thịt” khắp nơi. Người dân đổ đất san lấp ra sông hàng chục mét để xây dựng nhà cửa, nhà xưởng… khiến sông Hoạt dần mất chức năng tiêu thoát lũ và cung cấp nước tưới.
Dọc Tỉnh lộ 516 chạy ven sông Hoạt qua các xã Hà Yên, Hà Tân, Hà Giang, Hà Tiến (huyện Hà Trung), không khó để nhận ra tình trạng người dân đua nhau đổ đất lấp sông, nhiều nơi nhà cửa đã xây dựng kiên cố, móng bao quanh vươn dài ra lòng sông.
Sông Hoạt bị lấn chiếm nhiều đoạn để xây dựng nhà cửa
Điều khó hiểu là cũng tại dòng sông này, có nhiều đoạn tỉnh Thanh Hóa đang phải bỏ ngân sách nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy nhưng nhiều nơi người dân vẫn đổ đất tràn lan để lấn chiếm đất, xây dựng nhà cửa.
Video đang HOT
Đặc biệt, tại khu vực thôn Đồng Ô, xã Hà Tiến, UBND huyện Hà Trung còn lập quy hoạch, tổ chức bán đấu giá 51 lô đất nằm dưới lòng sông. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều. Điều đáng nói là quy hoạch này có rất nhiều sở, ban ngành chức năng thẩm định và sau đó được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý.
Ông Tống Duy Tân, Chủ tịch UBND xã Hà Tiến, cho biết việc quy hoạch bán đất này đã được tỉnh và huyện đồng ý cho phép xã tổ chức đấu thầu hai mặt bằng với tổng số 51 lô đất ở ngoài sông Hoạt.
“51 lô đất trên đã được đấu giá xong với mức giá khởi điểm là 2 triệu đồng/m2. Sau khi có thông tin phản ánh, chúng tôi đã cho dừng để thanh tra làm việc” – ông Tân nói.
Chỉ rút kinh nghiệm sâu sắc
Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa, trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017-2018 được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, có dự án khu dân cư Đồng Ô (xã Hà Tiến) nằm trong hành lang thoát lũ của sông Hoạt. Đây là sai sót do những người được giao trách nhiệm, trực tiếp là ông Hoàng Văn Thể, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định; ông Phạm Văn Hùng, trưởng phòng và ông Trương Phan Long, Phó Phòng Chính sách đất đai của sở này, đã không sát sao, phối hợp các sở, ngành liên quan kiểm tra thực địa từng khu đất trước khi trình ký, dẫn đến việc UBND huyện Hà Trung lập thủ tục tổ chức bán đấu giá đất làm nhà ở vi phạm Luật Đê điều, Luật Giao thông đường bộ, gây bức xúc trong nhân dân.
Ngoài ra, sai sót trên theo Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa là cán bộ làm ở lĩnh vực này còn ít, am hiểu luật còn nhiều hạn chế, trong khi hằng năm các dự án thu hồi đất địa phương trình lên nhiều (trên 1.000 dự án).
Từ những sai sót nêu trên, Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa đã họp và nghiêm khắc kiểm điểm tập thể Phòng Chính sách đất đai; cá nhân ông Hoàng Văn Thể, ông Phạm Văn Hùng và Trương Phan Long bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Đồng thời, sở này cũng báo cáo chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa không xem xét xử lý kỷ luật tập thể và những cá nhân trên vì không cố ý, không vụ lợi cá nhân, để họ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.
Tại huyện Hà Trung, dù các sai phạm đã được chỉ rõ nhưng đến nay, những người liên quan đến việc quy hoạch bán đất ở dưới lòng sông vẫn chưa bị xử lý.
Do tham mưu nắm luật chưa rõ
Một vị lãnh đạo UBND huyện Hà Trung thừa nhận việc lập quy hoạch cấp đất cho dân ở sông Hoạt có vi phạm Luật Đê điều, sau khi phát hiện huyện đã cho dừng lại để đưa ra hướng xử lý.
“Những khu dân cư ngoài đê được hình thành từ rất lâu rồi, nhiều xã sau đó đã cấp đất ở trái thẩm quyền dẫn tới nhiều xã có dân ở ngoài đê. Việc lập quy hoạch đất ở của xã Hà Tiến ra ngoài đê do bộ phận tham mưu nắm luật chưa rõ dẫn đến những sai phạm. Tới đây, huyện sẽ rà soát lại toàn bộ các xã dọc 2 bên sông để có hướng xử lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng và ký cam kết không tái lấn chiếm lòng sông” – vị lãnh đạo này thông tin.
Theo Trí thức trẻ
Bài và ảnh: Thanh Tuấn
Hàng loạt bộ ngành được giao lập 39 quy hoạch quốc gia
Các lĩnh vực được lập quy hoạch gồm kết cầu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 995/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Thủ tướng giao các Bộ lập 39 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong các lĩnh vực: Kết cầu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng có 27 quy hoạch như: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, cảng hàng không, sân bay; Quy hoạch tổng thể về năng lượng; Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế... do các Bộ: Giao thông vận tải, Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng tổ chức lập.
Trong sử dụng tài nguyên, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an được giao nhiệm vụ lập 10 quy hoạch như Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lâm nghiệp...
Quy hoạch bảo vệ môi trường và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ được giao nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch, tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và văn bản hướng dẫn thi hành, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia, nhằm đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch ngành quốc gia với các quy hoạch cấp quốc gia quy định tại Luật Quy hoạch.
Theo Bảo Anh
Vneconomy
Thanh Hóa xin đầu tư tuyến đường bộ ven biển hơn 2.200 tỷ đồng bằng hình thức BT UBND tỉnh Thanh Hóa vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa theo hình thức PPP, loại hợp đồng BT, theo thông tin từ Báo Đầu tư. Tuyến đường bộ ven biển, đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa dài...