Quỹ H&M Foundation khởi động cuộc thi sáng kiến đổi mới về thời trang bền vững
Cuộc thi Global Change Award được tổ chức bởi quỹ H&M Foundation đã quay trở lại với mục đích tìm kiếm những sáng kiến mới trong ngành thời trang bền vững.
Quỹ H&M Foundation đang khởi động lần thứ tư của cuộc thi sáng tạo hàng năm về thời trang bền vững Global Change Award. Được tổ chức từ năm 2015 với hơn 8,000 bài dự thi từ 151 quốc gia. Không những mang lại nguồn tài trợ mạnh mẽ và quá trình đào tạo cho các nhà sáng tạo, cuộc thi còn có ý nghĩa bảo vệ hành tinh và điều kiện sống.
Được khởi xướng bởi Quỹ H&M Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu được tài trợ bởi gia đình Stefan Persson, cuộc thi Global Change Award mong muốn đẩy nhanh tốc độ chuyển giao giữa hình thức sản xuất truyền thống (khi quần áo qua sử dụng sẽ bị thải ra) sang mô hình bền vững khi mà các chất liệu có thể được tái sử dụng hoặc tái chế. Khi xu hướng thời trang xanh đang được chú ý và mở rộng trên phạm vi toàn cầu, cuộc thi tạo ra môi trường sáng tạo, gắn kết giữa những người tài năng, sáng tạo, đam mê thời trang và yêu môi trường.
Ngoài ra, thông qua cuộc thi, Quỹ H&M Foundation mong muốn đẩy nhanh tiến trình đạt được những Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2030. (Ảnh: H&M Foundation)
Nói về tác động của cuộc thi đến mỗi cá nhân và ngành thời trang, Steven Kolb, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng thiết kế thời trang Mỹ và là thành viên ban cố vấn Global Change Award 2019 cho biết: “Sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn quá trình đào tạo từ Global Change Award không chỉ giúp thúc đẩy sự thành công của từng cá nhân thắng giải mà còn có tác động đến sự tiến bộ của ngành công nghiệp thời trang trên toàn cầu”.
Mục tiêu của cuộc thi là tìm kiếm những nhà sáng tạo có thể mang đến sự thay đổi mang tính toàn diện và ngay từ bước sơ khởi cho tương lai của ngành thời trang. (Ảnh: H&M Foundation)
Tuy nhiên, cuộc thi không chỉ hướng đến sự sáng tạo mà còn phải có tính áp dụng cao, tính kinh tế và khả năng mở rộng. Giải pháp sáng tạo chiến thắng cần có tiềm năng để kiến tạo sự tái sinh cho thời trang (circular fashion), từ đó có thể bảo vệ hành tinh và điều kiện sống của chúng ta. Các tiêu chí khác còn là tầm ảnh hưởng và khả năng mở rộng quy mô của ý tưởng này. Nó cần có sự mới lạ, mang tính bền vững về mặt kinh tế và có nhóm nghiên cứu phù hợp để có thể tạo nên điều khác biệt.
H&M kết hợp cùng tạp chí ELLE và Đại học RMIT trong buổi đối thoại về Thời trang bền vững
Liệu thời trang bền vững sẽ là trở thành nếp sống văn minh, lối tiêu dùng khôn ngoan hay đây chỉ là một trào lưu ở thời điểm hiện tại?
Tiêu chí của cuộc thi là tìm ra những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo tính bền vững về kinh tế và có thể nhân rộng quy mô. (Ảnh: H&M Foundation)
Giữa thời đại kỹ thuật số, thời trang bền vững không đứng ngoài cuộc đua này. “T rong năm nay, các sáng kiến về kỹ thuật số có khả năng tác động đến tính hiệu quả, lập kế hoạch và sử dụng tài nguyên cũng sẽ được chú trọng nhiều hơn, từ mọi công đoạn như làm nguyên liệu thô cho đến lúc kết thúc vòng đời của trang phục. Kỹ thuật số hoá có khả năng gây gián đoạn từ gốc, đổi mới những thứ có sẵn và hướng đến sự bền vững cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và khách hàng”. Erik Bang, Quản lý phát triển của Quỹ H&M Foundation cho biết.
Video đang HOT
Năm nay, những ý kiến có tác động đến tính hiệu quả và xuyên suốt vòng đời của sản phẩm sẽ gây được ấn tượng với ban cố vấn. (Ảnh: H&M Foundation)
Thời gian đăng ký dự thi của năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 29/8/2018 đến 6:00 sáng ngày 18/10/2018. Một hội đồng cố vấn gồm những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về thời trang, môi trường, phát triển bền vững, kinh doanh và sáng tạo sẽ lựa chọn 5 người chiến thắng để vinh danh tại Lễ trao giải tại Toà thị chính Stockholm vào tháng 4 năm 2019. Những người thắng cuộc sẽ nhận được tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 triệu Euro.
Ngoài giải thưởng giá trị, người thắng cuộc có cơ hội vô giá để gia nhập vào ngành công nghiệp thời trang. Họ sẽ tham gia một năm vào chương trình Tăng tốc thực hiện sáng kiến (Innovation Accelerator Program) được cung cấp bởi Quỹ H&M Foundation, hợp tác với công ty Accenture và Viện công nghệ hoàng gia KTH tại Stockholm. Trong đó, họ sẽ được các chuyên gia hỗ trợ riêng, giúp rút ngắn thời gian thực hiện của họ lên đến vài năm. Họ còn được tài trợ ba chuyến đi đến Stockholm, New York và Hồng Kông để phát triển, tinh chỉnh thêm ý tưởng cũng như gặp gỡ nhà đầu tư.
Những người chiến thắng trong cuộc thi không chỉ nhận được phần thưởng giá trị mà còn có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng với sự trợ giúp của các chuyên gia hàng đầu trong ngành thời trang. (Ảnh: H&M Foundation)
Cuộc thi năm nay, hội đồng cố vấn bao gồm 9 đại diện đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng cùng có chung đam mê và tầm nhìn về thời trang bền vững.
Tariq Fancy, Người sáng lập và chủ tịch tại Rumie. (Ảnh: H&M Foundation)
Leila Janah, Doanh nhân xã hội, CEO và người sáng lập Samasource và LXM.(Ảnh: H&M Foundation)
Wanjira Mathai, Chủ tịch Quỹ Wangari Maathai. (Ảnh: H&M Foundation)
William McDonough, Giám đốc điều hành, công ty phát triển McDonough. (H&M Foundation)
Amy Webb, Nhà tương lai định lượng và là người sáng lập của Viện Future Today, và Giáo sư về Tầm nhìn Chiến lược tại Trường Kinh doanh NYU Stern. (Ảnh: H&M Foundation)
Steven Kolb, Chủ tịch kiêm CEO Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ. (Ảnh: H&M Foundation)
Edwin Keh, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Dệt may Hồng Kông. (Ảnh: H&M Foundation)
Bandana Tewari, Cộng tác viên, Báo Business of Fashion. (Ảnh: H&M Foundation)
Lâm Chí Linh, diễn viên, và nhân vật gây ảnh hưởng về phát triển bền vững (Ảnh: H&M Foundation)
Theo Elle.vn
Chúng ta đang lãng phí 500 tỷ đô la mỗi năm cho việc mua sắm và sử dụng mặt hàng thời trang
Trong một nghiên cứu mới nhất, tỷ lệ trang phục không được sử dụng trong ngành thời trang được ước tính lên đến hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.
Vấn đề lãng phí đã trở thành tiêu điểm của ngành thời trang trong những năm gần đây khi liên tiếp có các thông tin về lượng hàng tồn kho khổng lồ của các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi các thương hiệu lớn, như Burberry, đã tiêu hủy các mặt hàng thời trang tồn kho của họ.
Nghiên cứu mới nhất của Movinga đã khai thác một khía cạnh khác khi tập trung về tỷ lệ lãng phí của người tiêu dùng, trong bối cảnh số lượng các mặt hàng thời trang được sản xuất, tiêu thụ và loại bỏ nhanh hơn bao giờ hết.
Những lầm tưởng của người tiêu dùng ảnh hưởng đến thói quen tiêu thụ và tích trữ mặt hàng thời trang, tạo nên sự lãng phí được ước tính có giá trị khổng lồ. (Ảnh: wardrobe.fr)
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chính là nhắc nhở người tiêu dùng về ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của thói quen và lầm tưởng liên quan đến việc tiêu thụ mặt hàng thời trang. Movinga hướng đến việc nâng cao nhận thức và tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 18.000 hộ gia đình ở 20 quốc gia. Các câu hỏi nghiên cứu xoay quanh tỷ lệ phần trăm lượng trang phục không được sử dụng trong tủ đồ của họ trong vòng 12 tháng. Sau khi hoàn tất quá trình khảo sát, Movinga đã đối chiếu các kết quả với dữ liệu từ World Bank (Ngân hàng Thế giới) và các tài liệu nghiên cứu khác về chủ đề này.
Kết quả cho thấy, giá trị của những bộ quần áo hầu như không được sử dụng và tái chế lên đến khoảng 500 tỷ đô la. Con số này tương đương với việc một công dân Mỹ trung bình ném đi gần 32 ký quần áo mỗi năm. Nếu như việc lãng phí không được cải thiện, ngành công nghiệp thời trang sẽ sử dụng một phần tư "ngân sách" carbon (tức tổng lượng khí thải nhà kính có thể "chấp nhận được" được thải ra môi trường trong một khoảng thời gian nhất định) của thế giới vào năm 2050, theo quỹ Ellen MacArthur.
Ước tính một công dân Mỹ trung bình ném đi khoảng 32 kg quần áo mỗi năm. (Ảnh: theodysseyonline.com)
Theo báo cáo của nghiên cứu, những người tham gia khảo sát tại Bỉ có tỷ lệ lầm tưởng về việc sử dụng quần áo cao nhất, đạt mức 62%. Người dân Bỉ cho rằng họ đã mặc 26% lượng trang phục trong tủ quần áo của mình trong một năm qua và chỉ lãng phí khoảng 74%. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng trang phục không được sử dụng của họ lên đến 88%.
Người dân Nga, ngược lại, cho thấy họ có ý thức rõ ràng hơn trong việc tiêu thụ mặt hàng thời trang. Tỷ lệ lãng phí ở quốc già này là thấp nhất trong 20 quốc gia khi chỉ chạm mốc 6% và tỷ lệ lầm tưởng trung bình (bao gồm các khía cạnh lãng phí thực phẩm và mặt hàng chuyển nhượng trong nghiên cứu) cũng chỉ ở mức 3,3%.
Giám đốc điều hành của Movinga, Finn Age Hnsel cho biết: "Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của các đại dương và ngành công nghiệp thời trang "ăn liền" phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đây là lúc chúng ta cần bắt đầu khuyến khích các cá nhân, khiến họ cân nhắc xem có thực sự cần nhiều đồ dùng hơn không".
Theo Elle.vn
Những người tiêu dùng, ở cấp độ cá nhân, cần cân nhắc sự cần thiết của các loại hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng thời trang khi mua sắm. (Ảnh: Unsplash)
Nhiều doanh nghiệp đã có các động thái để giải quyết vấn đề lãng phí trong ngành thời trang, cụ thể là các công ty như Patagonia, Eileen Fisher và The North Face đang bán các sản phẩm được tân trang lại từ các mặt hàng thời trang cũ. Stella McCartney là người ủng hộ tích cực cho các hành động chống lãng phí trong ngành thời trang suốt nhiều năm. Công ty cô đã xây dựng một nền tảng nhằm cung cấp thông tin về những bước tiến của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm và phục hồi các mặt hàng thời trang đến người tiêu dùng.
Vào tháng trước, adidas cũng đã cam kết chỉ sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm của mình vào năm 2024. Bộ sưu tập trang phục mùa Xuân của thương hiệu cũng sẽ được ra mắt với tỷ lệ polyester tái chế đạt mức 41%.
Nhiều chiến dịch trong ngành thời đang được ra đời. Tiêu biểu là chiến dịch "Quay vòng thời trang" tập trung vào việc tái sử dụng lại các sản phẩm và các nguyên vật liệu, nhằm giảm thiểu rác thải tới môi trường. (Ảnh: ellenmacarthurfoundation.org)
Theo Ibis World (một tổ chức đứng đầu về nghiên cứu thị trường công nghiệp và báo cáo nghiên cứu mua sắm), chỉ riêng ngành công nghiệp dịch vụ sửa đổi quần áo đã có trị giá đạt mức 2 tỷ đô la, nhưng không có một công ty nào "thống trị" lĩnh vực này. Những người thợ may có thể sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng khi nhiều thương hiệu triển khai dịch vụ sửa chữa quần áo trong xu thế chống lãng phí trong ngành thời trang diễn ra hiện nay.
Áo khoác len nữ hàn quốc đẹp cho mùa thu đông 2018 2019 duyên dáng ấm áp Áo khoác len nữ hàn quốc đẹp không lạnh ấm áp thu đông 2018 - 2018 kì này sẽ mang tới cho phái đẹp chúng mình một vẻ ngoài thật duyên dáng, thật nhẹ nhàng mà vô cùng đáng yêu, thích hợp hơn cả cho ngày tiết trời se lạnh đầu đông. Không chỉ có tác dụng giữ ấm hoàn hảo cho cơ...