Quỹ ETF SSIAM VN30 IPO kỳ vọng hút vốn ngoại
Chỉ số VN30 đại diện cho 73,4% giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, nên việc Quỹ ETF SSIAM VN30 IPO sẽ là kênh thu hút dòng vốn ngoại tục đổ vào thị trường
Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) chính thức được UBCKNN cấp giấy phép chào bán ra công chúng quỹ ETF SSIAM VN30, dựa trên bộ chỉ số cổ phiếu VN30 của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Dự kiến thời gian IPO bắt đầu trong khoảng ngày 26/5 đến ngày 29/6/2020.
Quỹ do Công ty TNHH Quản lý Qũy SSI (SSIAM) quản lý cùng với thành viên lập quỹ là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Công ty TNHH Chứng khoán BIDV (BSC); Ngân hàng giám sát là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank; Đại lý chuyển nhượng là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
ETF SSIAM VN30 là quỹ hoán đổi danh mục, có thời gian hoạt động không giới hạn, sử dụng chiến lược đầu tư thụ động vơi mục tiêu nhằm mô phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số tham chiếu VN30. Quy mô ban đầu của Qũy dự kiến 50 tỷ đồng.
Sau giai đoạn IPO, Quỹ ETF SSIAM VN30 sẽ được niêm yết trên HOSE. Cách thức giao dịch của chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch giống với hình thức giao dịch cổ phiếu.
Danh mục Danh muc chưng khoan cơ cấu chính thức của chỉ số VN30 (ngày 20/5/2020)
Đây là quỹ ETF thứ hai mô phỏng bộ chỉ số VN30 trên thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu chọn lựa của các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức đầu tư nước ngoài, kỳ vọng sẽ thu hút dòng vốn bổ sung vào sản phẩm ETF trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Theo SSIAM, chỉ số VN30 đại diện cho 73,4% giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số này bao gồm 30 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Các mã cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 là các mã blue-chips thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và một số mã cổ phiếu trong số đó đã hết tỷ lệ nắm giữ dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
Chỉ số VN30 hiện cũng là chỉ số được áp dụng trong giao dịch chứng khoán phái sinh và đến nay đã được đông đảo các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam biết đến và đầu tư dưới hình thức hợp đồng tương lai.
Chiến lược đầu tư của Quỹ ETF SSIAM VN30 là mô phỏng toàn bộ chỉ số VN30 trên sàn HSX. Sự ra đời của Quỹ ETF SSIAM VN30 với chi phí hoạt động thấp sẽ tạo thêm sự chọn lựa cho các nhà đầu tư trong hàng loạt các sản phẩm quỹ ETF trong thời gian gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hy vọng sẽ giúp gia tăng nguồn vốn tiếp tục đổ vào thị trường các quỹ đầu tư, cũng như ngày càng tạo dần tập quán đầu tư vào quỹ ETF cho các nhà đầu tư đại chúng trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 18/3/2020, Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD cũng đã chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã FUESSVFL. Đến thời điểm hiện tại, ETF SSIAM VNFIN LEAD đã thu hút thêm được thêm gần 100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư mới so với thời điểm IPO, nâng quy mô của quỹ lên 357 tỷ đồng, tương ứng hơn 37 triệu chứng chỉ quỹ. Đến cuối tuần này, quy mô của SSIAM VNFIN LEAD dự kiến sẽ đạt mức 400 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại tuần 18-22/5: Tiếp tục nhắm tới thành viên mới FUEVFVND, bán mạnh cổ phiếu thép
Sau tuần mua ròng khủng, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại trạng thái bán ròng trong tuần từ 18-22/5 nhưng với giá trị chỉ hơn 160 tỷ đồng. Tâm điểm đáng chú ý là thành viên mới gia nhập thị trường - chứng chỉ quỹ FUEVFVND tiếp tục được khối này tập trung mua mạnh.
Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 3 phiên bán ròng và 2 phiên mua ròng . Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 22,83 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 115,19 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó mua ròng 21,61 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng lên tới gần 2.298 tỷ đồng.
Trong đó, khối này đã mua vào 125,92 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 4.486,46 đồng (giảm 27,44% về lượng và 26,92% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 148,75 triệu đơn vị, giá trị 4.601,65 đồng (giảm 2% về lượng nhưng tăng 19,79% về giá trị so với tuần trước).
Giao dịch NĐTNN trên sàn HOSE trong tuần từ ngày 18-22/5
Ngày
Khối lượng
Giá trị (tr.đồng)
Mua
bán
Mua-Bán
Mua
Bán
Mua-Bán
18/5
20.349.200
26.094.920
-5.745.720
566.720
656.330
-89.610
19/5
39.684.840
43.630.640
-3.945.800
2.011.110
2.107.020
-95.910
20/5
21.987.500
22.877.840
-890.340
630.940
517.660
113.280
Video đang HOT
21/5
17.545.890
22.901.570
-5.355.680
546.740
613.440
-66.700
22/5
26.356.030
33.249.900
-6.893.870
730.950
707.200
23.750
Tổng
125.923.460
148.754.870
-22.831.410
4.486.460
4.601.650
-115.190
Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 4 phiên bán ròng và mua ròng duy nhất phiên 19/5. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,98 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 40,96 tỷ đồng, giảm 78,62% về lượng và 43,83% về giá trị so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 2,3 triệu đơn vị, giá trị 14,12 tỷ đồng (tăng 79,83% về lượng và giảm 3,22% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 5,27 triệu đơn vị, giá trị 55,08 tỷ đồng (giảm 65,3% về lượng và hơn 37% về giá trị so với tuần trước).
Giao dịch NĐTNN trên sàn HNX trong tuần từ ngày 18-22/5
Ngày
Khối lượng
Giá trị (tr.đồng)
Mua
bán
Mua-Bán
Mua
Bán
Mua-Bán
18/5
160.310
907.230
-746.920
1.530
7.960
-6.430
19/5
1.559.830
597.060
962.770
6.600
5.940
660
20/5
144.330
244.980
-100.650
2.420
2.520
-100
21/5
305.780
457.750
-151.970
1.610
4.950
-3.340
22/5
127.330
3.067.750
-2.940.420
1.960
33.710
-31.750
Tổng
2.297.580
5.274.770
-2.977.190
14.120
55.080
-40.960
Còn trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3 phiên và mua ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,26 triệu đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 6,84 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán rong 6,35 tỷ đồng, giảm tới 93,66% so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 4,89 triệu đơn vị, giá trị 111,64 tỷ đồng (tăng 255,7% về lượng và hơn 101% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 3,62 triệu đơn vị, giá trị 117,99 tỷ đồng (giảm 55,88% về lượng và 24,19% về giá trị so với tuần trước).
Giao dịch NĐTNN trên sàn UPCoM trong tuần từ ngày 18-22/5
Ngày
Khối lượng
Giá trị (tr.đồng)
Mua
bán
Mua-Bán
Mua
Bán
Mua-Bán
18/5
95.600
489.910
-394.310
3.500
18.220
-14.720
19/5
2.931.580
835.490
2.096.090
56.180
37.530
18.650
20/5
801.070
1.482.030
-680.960
22.260
29.220
-6.960
21/5
482.690
289.650
193.040
20.230
16.800
3.430
22/5
575.650
525.950
49.700
9.470
16.220
-6.750
Tổng
4.886.590
3.623.030
1.263.560
111.640
117.990
-6.350
Tổng cộng tuần qua trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng 24,55 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 162,5 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó mua ròng 849.640 đơn vị, tổng giá trị mua ròng lên tới 2.124,95 tỷ đồng.
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Trên sàn HOSE, thành viên mới - chứng chỉ quỹ FUEVFVND tiếp tục được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 15,17 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 184,76 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, điểm nhấn là các cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua được mua ròng khá mạnh như VPB đạt 4,31 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 106,96 tỷ đồng; CTG được mua ròng 1,85 triệu đơn vị, giá trị 42,6 tỷ đồng; VCB được mua ròng 1,72 triệu đơn vị, giá trị 136,63 tỷ đồng.
Ngoài ra, cổ phiếu lớn VHM được mua ròng 113,82 tỷ đồng (1,47 triệu cổ phiếu).
Trái lại, khối này tập trung bán cổ phiếu thép. Cụ thể, HPG dẫn đầu khi bị bán ròng 6,42 triệu đơn vị, giá trị 170,68 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo, NKG bị bán ròng 5,59 triệu đơn vị, giá trị 40,33 tỷ đồng; HSG bị bán ròng hơn 4,2 triệu đơn vị, giá trị 39,55 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất NTP về giá trị đạt 1,46 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng 41.500 đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu PVX dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng đạt 865.389 đơn vị, giá trị tương ứng 0,62 tỷ đồng.
Mặt khác, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu SHB với khối lượng hơn 2,64 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 33,94 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng mạnh nhất LPB đạt 13,85 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng 1,83 triệu đơn vị; còn ACV vẫn bị bán ròng mạnh nhất đạt hơn 0,79 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 47,46 tỷ đồng.
Ngành khu công nghiệp trong năm 2020 - 2021 có nhiều thuận lợi phát triển Vốn FDI phục hồi trở lại, khả năng thu hút vốn mới, đầu tư công được đẩy mạnh giúp gia tăng kết nối và logistic, diện tích cho thuê của các KCN vẫn tiếp tục tăng là các yếu tố thúc đẩy ngành. Các doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot bắt đầu có hoạt động tuyển dụng và tìm kiếm...