Quỹ ETF SSIAM VN30 chính thức giao dịch trên HOSE từ 18/8
Với quy mô vốn hóa như hiện nay, VN30 gồm 30 cổ phiếu là mức vừa phải cho các quỹ mô phỏng, khá thuận tiện cho việc quản lý danh mục và tương đối đảm bảo thanh khoản cho các mã cấu thành.
(Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN)
Ngày 18/8, Quỹ hoán đổi danh mục ETF SSIAM VN30 chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), với khối lượng 5,6 triệu đơn vị, tương ứng với vốn thực góp của quỹ là 56 tỷ đồng.
Đây là quỹ ETF thứ 3, do Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) quản lý.
Theo SSIAM, với quy mô vốn hóa như hiện nay, VN30 gồm 30 cổ phiếu là mức vừa phải cho các quỹ mô phỏng, khá thuận tiện cho việc quản lý danh mục và tương đối đảm bảo thanh khoản cho các mã cấu thành.
So với các ETF khác, ETF VN30 có lợi thế về tính đa dạng trong danh mục và thanh khoản cao.
Chỉ số VN30 bao gồm hầu hết các công ty và ngành nghề lớn đang niêm yết tại Việt Nam, mang tính đại diện cho thị trường chứng khoán rất cao và được các nhà đầu tư thụ động rất ưa thích.
Với việc huy động được 56 tỷ đồng trong giai đoạn IPO, SSIAM đánh giá cao tiềm năng huy động trong tương lai sau khi quỹ được niêm yết, đặc biệt từ thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, mức chi phí vận hành (TER) cho quỹ ETF SSIAM VN30 ở mức thấp nhất thị trường hiện nay, khoảng 0,75-0,8%, kỳ vọng là yếu tố sẽ thu hút các nhà đầu tư tham gia.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc Quỹ ETF của Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI, các quỹ ETF luôn nắm giữ cổ phiếu trong bộ chỉ số trong dài hạn và đầu tư 100% giá trị quỹ.
Việc mở rộng các quỹ đầu tư thụ động sẽ giảm biến động giá chứng khoán trong rổ chỉ số trước những ảnh hưởng bất thường.
Xu thế phát triển ETF nhìn chung đang mở rộng ở các nước châu Á, không chỉ riêng Việt Nam.
Các quỹ chỉ số ngày càng có vai trò lớn hơn ở các thị trường, tương tự chứng khoán Bắc Mỹ và châu Âu, nơi quỹ chỉ số đã thống trị trong nhiều năm qua.
Với thị trường Việt Nam, đầu tư vào rổ VN30 là lựa chọn được cân nhắc, khi chỉ số này đại diện cho 73,4% giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, với 30 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất sàn HOSE.
Giá trị giao dịch bình quân ngày đạt gần 100 triệu USD (riêng trong tháng 5), tương đương 60% giá trị giao dịch của HOSE.
Một điểm cộng cho rổ VN30 là sự góp mặt nhiều cổ phiếu kín “room” ngoại như TCB, FPT, REE…
Đầu tư vào ETF nội, đồng nghĩa các nhà đầu tư ngoại có thể gián tiếp sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam bị hết “room.” Điều này là một trong những điểm hấp dẫn của loại hình quỹ này.
Nhìn lại diễn biến của chỉ số VN30 kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, dù có sự biến động mạnh và phản ứng tiêu cực từ thị trường, tuy nhiên thanh khoản thị trường vẫn liên tục tăng.
Các cổ phiếu nói riêng và bộ chỉ số vẫn rơi về vùng thấp sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia thị trường và đầu tư dài hạn.
Với triển vọng hồi phục của thị trường trong dài hạn, quỹ ETF SSIAM VN30 chính thức được niêm yết sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thêm lựa chọn đầu tư. Đồng thời, nhóm này cũng là yếu tố thúc đẩy đà tăng của cổ phiếu và thị trường chứng khoán./.
HOSE: Cổ phiếu HVG sẽ tạm ngừng giao dịch từ ngày 15/5
Cổ phiếu HVG bị tạm ngừng giao dịch là do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu HVG của Công ty cổ phần Hùng Vương vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 15/5/2020.
Theo HOSE, cổ phiếu HVG bị tạm ngừng giao dịch là do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Trước đó, HOSE đã có công văn nhắc nhở công ty này về việc chậm công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 1/2020. Để đảm bảo thông tin đầy đủ đến nhà đầu tư, HOSE đã nhắc lần thứ 2 và đề nghị công ty khẩn trương công bố thông tin.
Ngoài ra, cổ phiếu HVG tiếp tục thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát kể từ ngày 19/1/2018, do lãi sau thuế của cổ đông Công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 và 2017 là số âm.
Được biết, quý 1 niên độ 2019-2020, Hùng Vương lỗ gần 254 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 18 tỷ đồng.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 được tổ chức cuối tháng 2/2020, Hùng Vương thông qua kế hoạch năm 2020 với doanh thu đạt 11.562 tỷ đồng; trong đó, thức ăn thủy sản, chế biến cá và thức ăn gia súc lần lượt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp này. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 350 tỷ đồng.
Trong năm nay, Hùng Vương dự kiến chuyển nhượng 65% vốn góp tại các công ty thuộc mảng kinh doanh thức ăn gia súc, chăn nuôi lợn giống cho Công ty cổ Phần Sản xuất Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Đồng thời, sẽ thực hiện đánh giá lại, thanh lý một số tài sản để bổ sung vốn lưu động cho các mảng kinh doanh hiệu quả hơn.
Hùng Vương cũng thông qua kế hoạch huy động vốn qua hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ, với tổng giá trị 200 tỷ đồng cho ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương và Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải - Thaco Group và các bên liên quan.
Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ đợt chào bán này dự kiến bổ sung vốn lưu động nhằm phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 của công ty.
Trước đó, đầu tháng 1/2020, Hùng Vương và Công ty cổ phần Sản xuất, Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (thuộc Thaco Group) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược.
Theo đó, Thadi sẽ sở hữu 35% cổ phần của Hùng Vương và tham gia hỗ trợ công ty trong các hoạt động tái cấu trúc, chấn chỉnh lại chiến lược cũng như hỗ trợ những khó khăn về tài chính trong thời gian sắp tới.
Đồng thời, góp 65% vốn trong liên doanh Thadi-HVG để sản xuất lớn giống, với quy mô 45.000 con trong năm 2020, tổng giá trị đầu tư là 2.000 tỷ đồng, được triển khai tại An Giang và Bình Định.
Mặc dù đón nhận chiến lược đầu tư mới, song cổ phiếu HVG trên thị trường chứng khoán vẫn trên đà suy giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch sáng 11/5, cổ phiếu HVG của Hùng Vương đứng tham chiếu ở mức 5.520 đồng/cổ phiếu, giảm 34,26% về thị giá so với thời điểm cách đây 3 tháng.
Cổ phiếu HVG được đưa vào giao dịch lần đầu tiên vào ngày 25/11/2009, với giá đóng cửa là 57.500 đồng/cổ phiếu./.
28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức tuần từ 6 đến 10-7 Trong tuần từ ngày 6 đến 10-7, trên các sàn HOSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông. * Ngày 13-8, CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (UPCoM: POB) trả cổ tức năm 2019 bằng tiền, 140 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là 10-7 và ngày đăng ký cuối cùng (ĐKCC) là...