Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Trong đó, đối với vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế, Nghị định quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng thời hạn quy định; lưu giữ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quá thời hạn quy định; khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan nhưng trước thời điểm quyết định kiểm tra, thanh tra.
Đối với hành vi không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải tạm nhập, tạm xuất đúng thời hạn quy định (trừ các trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trường hợp phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa) thì bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập dưới 30 ngày; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất, tái nhập từ 30 ngày trở lên.
Video đang HOT
Còn đối với hành vi không tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này thì bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày; phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
Bán hàng không dán tem “Vietnam duty not paid” bị phạt đến 40 triệu đồng
Đối với vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra, Nghị định quy định phạt tiền từ 8 – 12 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
Hàng trăm thiết bị điện tử gia dụng nhập lậu đã qua sử dụng bị phát hiện tại cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, ngày 5/7/2017. Ảnh tư liệu: An Hiếu/TTXVN
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan; không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10 triệu đồng; phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10 – 20 triệu đồng; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20 – 30 triệu đồng; phạt tiền từ 20-30 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30 – 50 triệu đồng; phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên.
Nghị định quy định phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan; truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan; bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định.
Dự kiến khung thời gian áp dụng mức giảm 50% thuế trước bạ với oto
Dự án Nghị định về lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước của Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức thu giảm 50%, đến hết ngày 31/12.
Khách hàng lái thử xe Fadil của VinFast. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết đơn vị này đã trình Chính phủ dự án Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Cụ thể, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, căn cứ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.
Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu sẽ bằng 50% mức thu quy định đối với ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước. Thời gian thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12.
Sau đó, từ ngày 1/1/2021 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ và các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương./.
Thay đổi phân loại đối tượng được kiểm toán Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó đề xuất thay đổi phân loại đối tượng được kiểm toán. Ảnh minh họa Bộ Tài chính cho biết, ngày 26/11/2019 Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi, trong...