Quy định về giám hộ trẻ em
Theo Điều 58 Bộ luật dân sự, giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Cháu trai của bạn mới 5 tuổi, không có bố mẹ nên thuộc diện bắt buộc phải có người giám hộ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 58.
Khoản 2 Điều 61 quy định: “Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột… thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ…”. Theo đó, cháu bạn là người chưa thành niên, không còn bố mẹ, không có anh chị ruột nên người giám hộ đương nhiên của bé sẽ là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 58 cũng quy định một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của bộ luật này. Trong trường hợp này, người giám hộ cháu bé có thể là ông bà nội hoặc ông bà ngoại với điều kiện phải đủ điều kiện làm người giám hộ.
Theo quy định tại Điều 60, cá nhân có đủ điều kiện là người giám hộ phải “1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 2. Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác 3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ”.
Nếu ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm người giám hộ, những người này có thể thỏa thuận cử một bên làm người giám hộ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình. Pháp luật dân sự luôn đề cao sự thỏa thuận tự nguyện của các đương sự nên trong trường hợp này, cán bộ Tư pháp – hộ tịch cần tổ chức hòa giải để các bên tự nguyện thỏa thuận, xem xét bên nào là người thực hiện tốt nhất nghĩa vụ giám hộ cho cháu để quyết định.
Tuy nhiên, cả Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa những giám hộ đương nhiên. UBND xã, phường nơi người được giám hộ cư trú chỉ có thẩm quyền cử người giám hộ trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên chứ không được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp này.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật tố tụng Dân sự, tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên là một dạng tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định nên Tòa án quận, huyện sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về người giám hộ cho cháu, ông bà ngoại cháu bé có quyền khởi kiện ông bà nội cháu bé ra trước TAND cấp huyện nơi ông bà nội cháu bé cư trú.
Tòa án sẽ căn cứ thực tế vụ việc, điều kiện làm giám hộ của các bên, quan hệ tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ, khả năng bảo đảm việc phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần của cháu bé để quyết định giao cháu cho ai làm người giám hộ.
Theo VNE
TP.Hồ Chí Minh: Kiến nghị xem lại các giải pháp hạn chế xe cá nhân
UBND TPHCM vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bộ nên xem lại một số giải pháp trong dự thảo Đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các thành phố lớn, vì tính khả thi chưa cao.
Số lượng xe gắn máy đăng ký tại TPHCM hiện đã hơn 5,2 triệu chiếc.
Cụ thể đối với giải pháp cấp hạn ngạch cho số phương tiện được phép đăng ký mới theo năm, hạn chế sở hữu phương tiện theo thời gian sinh sống tại các thành phố lớn, TPHCM cho rằng chưa khả thi vì người dân có thể nhờ người thân đăng ký xe ở các địa phương khác và đem đến các thành phố để lưu thông. Với giải pháp quản lý phương tiện chuyển nhượng, thực hiện sang tên chính chủ, theo TPHCM, người dân có thể sử dụng hình thức ủy quyền quản lý như Bộ luật Dân sự quy định, do vậy cơ quan thẩm quyền không thể cho rằng bất hợp pháp và xử phạt. UBND TPHCM cũng đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh giải pháp "Phí ra vào trung tâm thành phố" và "Phí phương tiện hoạt động giờ cao điểm" thành một loại là "Phí phương tiện đi vào -tăng mức thu - do 2 loại phí này thực chất là giống nhau. Ngoài ra, UBND TPHCM cũng lưu ý cần phân tích rõ kết quả điều tra và tham vấn cộng đồng về hạn chế phương tiện cá nhân tham gia tại các thành phố theo từng thành phố. Bởi lẽ, việc sử dụng phương tiện cá nhân trong lưu thông của mỗi thành phố có những đặc thù khác nhau, tùy theo điều kiện và mức độ phát triển của mỗi đô thị, nên không thể có một kết quả chung cho cả 5 thành phố.
Theo laodong
Đề xuất đấu giá quyền khai thác khoáng sản Ngày 29.10, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa đề xuất các ngành chức năng sớm tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để tránh thất thoát nguồn thu. Việc đấu giá này cũng giúp lựa chọn được doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực, công nghệ tiên tiến, thân...