Quy định về đặt tên con: Hài lòng cha mẹ, làm khổ chính quyền
Cùng với thời gian, việc đặt tên cho con đã có nhiều thay đổi, mang những màu sắc thể hiện quan điểm, nhận thức đa dạng của các bậc cha mẹ nhưng không ít lần làm cán bộ hộ tịch hoang mang.
Hoang mang vì những tên “độc, lạ”…
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”, “Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Điều 27 Bộ luật này cũng quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. Người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình, người được xác định lại giới tính… cũng có quyền thay đổi họ, tên. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
Hiện việc đặt tên cho con không ít lần làm khó cán bộ hộ tịch.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện nay đều không quy định cụ thể về việc đặt tên của một người, chẳng hạn nếu người đó đặt tên quá dài, quá xấu, tên nửa tiếng Việt, nửa tiếng nước ngoài…. thì có bị cấm hay không. Luật cũng không quy định một người đặt tên cho con theo tên các lãnh tụ, các anh hùng dân tộc, tên thần thánh… thì có bị cấm hay không.
Vì thế, những cái tên &’độc, lạ”, “hướng ngoại” đến mức “kinh dị”, không phù hợp với văn hóa Việt Nam hay “đặt tên xấu cho dễ nuôi” như Rô Nan Đô, Lò Vi Sóng, Võ Ê Vo, Đái Thị Bướm, Quách Quan Tài, Trần Như Nhộng, Đinh Bằng Thép, Hồ Hận Tình Đời, Phan Bá Đạo, Đồng Hồ Thụy Sỹ, Đinh San U, Cao Nô Ki A, Lê Văn Hận, Nguyễn Văn Lì hoặc dài “dường như vô tận” Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Lương Tâm Nhân… xuất hiện mà cán bộ hộ tịch chỉ biết chấp nhận mà đăng ký hộ tịch cho công dân.
Thế nhưng đến nay chưa ai đưa ra được một định nghĩa chính xác tên thuần Việt là tên phải đáp ứng những tiêu chí như thế nào. Mặc dù pháp luật cho phép được thay đổi, cải chính hộ tịch nếu tên ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó, song với tâm lý “ngại” thủ tục hành chính, nhiều người mang theo những cái tên “không giống ai” suốt đời.
Video đang HOT
Hạn chế trong 25 chữ cái có “phạm” quyền nhân thân?
Qui định trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) về việc “Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái” đã được nhiều ý kiến đồng tình.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta thời gian qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối. Nên việc đặt họ, tên và chữ đệm tuy là một quyền nhân thân của cá nhân nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. “Khống chế số chữ cái khi đặt tên là rất cần thiết, bởi nếu đặt tên quá dài thì các giấy tờ như giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ BHXH… thậm chí phải viết tắt mới đủ chỗ. Điều này không chỉ gây rắc rối cho công dân mà còn khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, phức tạp” – Bộ trưởng khẳng định.
Đồng thời, cần qui định cụ thể để đồng bộ với quy định có liên quan của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, theo đó, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam (Khoản 4 Điều 19) và người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam (Khoản 4 Điều 23). Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng “quyền đối với họ, tên và chữ đệm là một trong những quyền nhân thân của cá nhân nên Dự thảo Bộ luật không nên quy định quá nhiều, hạn chế việc thực hiện quyền này”. .
Ủng hộ đề xuất của Chính phủ về giới hạn số chữ cái trong tên công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, quy định tên đầy đủ 25 chữ cái là hợp lý để không khó khăn, phức tạp trong việc làm hồ sơ hay giao dịch.
Tuy nhiên, nhìn nhận “quyền đối với họ, tên là quyền nhân thân của một cá nhân mà Hiến pháp và BLDS không nên hạn chế”, một số luật sư cùng cho rằng, chỉ cần tên đó đọc được, phát âm được và đầy đủ thành phần họ, tên, còn độ dài hay kiểu tên là quyền của người đặt tên, người được đặt tên quyết định. Theo bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng lo ngại qui định như Dự thảo sẽ “vượt qua Hiến pháp” và “tên dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cộng đồng, đến đạo đức xã hội đâu. Nếu lo ngại tên dài phức tạp thì nên khuyến khích người dân vì đặt tên dài thì chính con của họ sẽ bị ảnh hưởng chứ không nên áp đặt” – bà Mai lập luận./.
Huy Anh
Theo PLO
Dân mạng tranh luận quy định đặt tên không quá 25 chữ cái
Mới đây, trong dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất về việc hạn chế độ dài họ tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái...
Nhiều bậc phụ huynh đang rất quan tâm tới đề xuất cấm đặt tên quá 25 chữ cái - Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo đó, nhiều lập luận đề nghị sửa đổi quy định cho rằng, việc đặt họ, tên và chữ đệm tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. Hàng loạt dân mạng đã ngay lập tức đưa ra lập luận của mình nhằm bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất này.
"Tôi không đồng ý với quy định đặt họ, tên và chữ đệm theo giới hạn số chữ. Việc đặt tên ngắn hay dài là quyền của ông bà, bố mẹ hay dòng tộc của người đó rồi. Quan trọng là làm sao cái tên đó không làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của người Việt", một cư dân mạng bình luận.
Không ít cư dân mạng cho rằng việc đưa ra quy định về số chữ cái (tức 25 chữ) khi đặt họ, tên và chữ đệm không thuyết phục bởi từ lâu đặt tên là quyền nhân thân của mỗi người.
"Theo tôi, việc này không nên áp đặt bởi mỗi người đều có quyền tự do cá nhân. Việc họ đặt tên quá dài khiến họ gặp rắc rối khi làm thủ tục, giấy tờ hay tên xấu, gây phản cảm thì họ phải tự chịu thôi", nickname Hoàng Long chia sẻ.
Cư dân mạng tranh luận trái chiều về đề xuất cấm đặt tên dài quá 25 chữ cái - Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại lên tiếng đồng tình về dự thảo này và khuyên mọi người nên đặt tên "ngắn gọn, dễ hiểu".
"Giấy tờ cũng có một khuôn mẫu nhất định để người khai viết đủ họ, tên và tên đệm của mình. Tên dài quá thì viết vào đâu? Ghi tắt cũng sẽ phát sinh nhiều rắc rối cho bản thân người có tên đó. Các bậc phụ huynh nên suy nghĩ xa hơn cho con cái của mình bằng cách chọn một cái tên ngắn gọn, dễ hiểu", một cư dân mạng khác bày tỏ.
"Tên của tôi rất dài và lần nào tôi kê khai giấy tờ (có mẫu) đều phải viết đi viết lại tới 3 - 4 lần, rất phiền phúc. Tôi đã rút kinh nghiệm đặt tên cho con tôi ngắn gọn hơn để sau này con đỡ gặp rắc rối. Tôi nghĩ không nên đặt tên quá dài mà quan trọng là không được đặt tên trái với thuần phong mỹ tục", một cư dân mạng đưa ra bằng chứng ủng hộ quy định.
Chi cân không đăt tên trai vơi thuân phong, my tuc
Tai môt hôi thao do Sơ Tư phap TP.HCM tô chưc mới đây, ông Nguyên Thanh Binh, Pho chu tich Trung tâm Trong tai thương mai TP.HCM cho răng, việc đặt tên la quyên nhân thân cua con ngươi, thê hiên sư mong muôn, ham chưa tinh yêu thương cua cha me, ông ba, dong tôc đôi vơi ngươi mang tên đo chư không phai ngâu nhiên, thich thi đăt. Nêu câm thi qua ap đăt, chi nên quy đinh câm đăt tên con vơi nhưng cai tên phan cam, tuc tiu, trung ca tên ho vơi nhưng ngươi đôc ac, lanh tu cach mang...
TS Hô Xuân Thăng, Trương khoa Luât, Đai hoc Sai Gon cho răng phap luât co tinh đinh hương la tôt nhưng đăt ra thơi điêm nay la qua sơm, chưa phu hơp.
"Quy đinh la cân thiêt vi môi cai tên se mang tinh văn hoa, thâm my cua môi con ngươi va rông hơn la văn hoa cua môt đât nươc. Cai tên se đươc môi ca nhâân mang suôt cuôc đơi, anh hương đên sinh hoat, cuôc sông. Nêu tên qua dai se phan cam, co khi lai gây hiêu ky trong giao tiêp... Tuy nhiên, nêu nhin nhân khach quan thi ơ VN, nhưng ngươi mang cai tên qua 25 chư cai la hiêm, hy hưu vi vây dung BLDS, môt bô luât chung đê quy đinh môt vân đê không phô biên thi chưa nên. Co chăng, trong BLDS nên đưa ra môt tư, cum tư khac lam cơ sơ đê cac văn ban dươi luât đê câp", TS Thăng noi.
Song song đo, TS Thăng đê xuât, co thê trong BLDS nên quy đinh không đăt tên trai vơi phong tuc tâp quan, thuân phong my tuc thi phu hơp va dê tiêp nhân hơn.
Tuệ Minh - Phan Thương
Theo Thanhnien
Hà Nội không lấy tên danh nhân đặt cho ngõ, ngách Lãnh đạo UBND Hà Nội vừa quyết định không chọn tên địa danh, danh nhân để đặt tên cho ngõ, ngách. Tên ngõ được đặt theo số nhà mặt đường, phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ. UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số...