Quy định tuổi thành niên – Nơi 16, chỗ 18
Trẻ em là tương lai của xã hội. Ở lứa tuổi này, các em được hưởng sự quan tâm, các chính sách ưu đãi dành cho người chưa thành niên trong mọi lĩnh vực. Tuy vậy, hiện nay việc xác định trẻ trong độ tuổi nào được gọi là vị thành niên còn thiếu rõ ràng và chưa thống nhất.
Việc quy định tuổi vị thành niên là dưới 16 hay dưới 18 vẫn còn nhiều điều đáng bàn
Luật “vênh” Công ước
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định độ tuổi của trẻ em là từ 16 tuổi trở xuống. Trong khi đó, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhiều điều ước, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến trẻ em mà Việt Nam đã ký kết, tham gia lại quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi.
Không chỉ có vậy, tại các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc quy định về tuổi vị thành niên còn khá rối rắm và thiếu đồng nhất. Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Song tại khoản 1 Điều 115 về Tội giao cấu với trẻ em lại quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. Như vậy, nếu người dưới 18 tuổi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa phải là người… đã thành niên! Còn theo Bộ luật Dân sự, người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên, song Bộ luật Lao động lại ghi rõ, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Theo Luật Hôn nhân và gia đình, nam thanh niên không được kết hôn khi chưa đủ 20 tuổi. Sự thiếu thống nhất trong việc quy định độ tuổi vị thành niên không chỉ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em mà còn nảy sinh những tranh chấp pháp lý phức tạp.
Trước tình trạng trên, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) hiện đang lấy ý kiến các chuyên gia pháp luật, nhà nghiên cứu về tâm sinh lý và người dân về việc nâng hay giữ nguyên độ tuổi trẻ em khi Luật Chăm sóc, bảo vệ trẻ em được sửa đổi.
Video đang HOT
Phân tích về vấn đề này, Luật sư Phạm Công – Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, nếu nâng độ tuổi thành niên lên 18 tuổi thì số trẻ em sẽ tăng lên, những người này sẽ được hưởng quyền lợi nhiều hơn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc xem điều kiện kinh tế – xã hội trong nước có đáp ứng được quyền lợi cho toàn bộ trẻ hay không. Ngoài ra, lứa tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về sức khỏe và nhận thức, chưa đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người thành niên, cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Thực tế cho thấy, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện hành sau một thời gian thực thi đã bộc lộ nhiều hạn chế với nhiều qui định mang tính chung chung. Do đó, quy định nâng độ tuổi trẻ em đến dưới 18 tuổi là hợp lý. Song, việc thay đổi này sẽ khiến nhiều văn bản pháp luật khác phải điều chỉnh theo như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình…
Trái ngược với quan điểm trên, theo ông Lê Trung Thắng – chuyên gia nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ em, hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trẻ được tiếp xúc sớm hơn với khoa học kỹ thuật nên hiểu biết nhiều và trưởng thành nhanh hơn. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm chưa thành niên thời gian qua diễn biến khá phức tạp, với phương thức, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, tinh vi, mang tính côn đồ, man rợ và mất hết tính người. Do vậy, việc thừa nhận 16 tuổi là người thành niên để các em có nhiều quyền năng, hành động và chịu trách nhiệm trong các quan hệ xã hội là điều cần thiết.
Cần xem xét kỹ trước khi quyết định
Tiến sỹ Tâm lý Hoàng Cẩm Tú chia sẻ, thời gian qua, một số vụ việc phạm tội giết người có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, tàn bạo đã xảy ra do người chưa thành niên thực hiện nhưng chỉ là số ít, không mang tính phổ biến. Hơn nữa, việc xác định tuổi thành niên có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều quyền, nghĩa vụ công dân được quy định ở nhiều đạo luật khác nhau. Mặt khác, trẻ 16 tuổi đang học lớp 10, chưa hoàn thành chương trình phổ thông trung học, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về văn hóa, pháp luật khó có thể coi là người đã trưởng thành. Do vậy, việc dựa vào các hiện tượng mang tính bề nổi của các tệ nạn xã hội liên quan đến giới trẻ mà cho rằng tuổi 16 là thành niên để xử phạt họ thật nặng là thiếu khách quan. Thực tế cho thấy, nhiều bị cáo tuổi 16-18 khi ra tòa vẫn còn những suy nghĩ rất ngây ngô và trẻ con. Dù có áp dụng các quy định thật hà khắc đối với các đối tượng này mà không thực hiện những giải pháp khác có liên quan về công tác giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho trẻ em thì việc ngăn ngừa tình trạng phạm tội của người thành niên sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Theo ANTD
Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân.
Lách luật?
Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Ủy ban Pháp luật chủ trì sáng nay, 24.12, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội (QH) Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục chất vấn lãnh đạo NHNN xoay quanh việc ban hành quy định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC.
Theo bà Khánh, tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua, bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC và đề nghị Thống đốc cho biết quyết định 1623 đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa.
Tuy nhiên, văn bản trả lời, Thống đốc chỉ nói về Nghị định (NĐ) 24 của Chính phủ mà không đề cập đến câu hỏi về quyết định 1623.
Vì vậy, bà Khánh đề nghị lãnh đạo NHNN có mặt tại phiên giải trình làm rõ vì sao NĐ 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng quyết định 1623 của Thống đốc lại quy định cụ thể và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và doanh nghiệp (DN) khác bị thiệt hại. Vì sao trước khi ban hành quyết định này không lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan, DN và ý kiến người dân?.
Đại diện NHNN cho rằng, quyết định 1623 không gây thiệt hại cho người dân
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngoài ra, theo bà Khánh, quyết định 1623 có nội hàm là văn bản quy định pháp luật nhưng không hiểu vì sao văn bản này lại không được NHNN ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
"Vậy có phải sơ suất hay là kiểu lách luật trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Đối với những thiệt hại của người dân và DN do những thực hiện của quyết định 1623 gây ra, trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và trách nhiệm Thống đốc nói riêng như thế nào?", bà Khánh chất vấn.
Có mặt tại phiên giải trình, Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình giải thích: Liên quan đến ổn định thị trường vàng, Chính phủ đã ban hành NĐ 24, trong đó có nội dung rất quan trọng liên quan đến trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng (Điều 16) là phải thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng; có trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ.
Không gây thiệt hại cho dân!
Cũng theo ông Bình, sau khi NĐ 24 có hiệu lực, việc sản xuất vàng miếng đã không được đại trà như trước đây nữa mà thuộc độc quyền của NHNN.
Để thực hiện trách nhiệm của NHNN về vấn đề quyết định tổ chức sản xuất vàng miếng và phương thức thực hiện, ngày 23.8.2012 Thống đốc ban hành quyết định 1623, trong đó nói rõ phạm vi điều chỉnh của quyết định này là quy định việc tổ chức và sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.
"Đây là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN Việt Nam, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tôi nghĩ rằng với các quy định về trách nhiệm của NHNN trong NĐ 24, chúng tôi cho rằng quyết định này được ban hành rất hợp hiến và hợp pháp", ông Bình nói.
Đại diện lãnh đạo NHNN cũng khẳng định đã làm đúng trình tự thủ tục ban hành quy định, đã xin ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan, làm việc với UBND TP.HCM (chủ sở hữu của Công ty SJC...).
Trả lời chất vấn của bà Khánh liên quan đến việc độc quyền vàng miếng SJC có gây thiệt hại cho dân không, ông Bình cho rằng, NĐ 24 và các quy định của NHNN cũng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC, nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác muốn chuyển sang thương hiệu SJC.
Về việc này, NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại trở thành thương hiệu SJC; người dân phải nộp phí gia công mỗi lượng vàng 50.000 đồng.
"Tôi cho rằng việc ban hành quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân", Phó thống đốc NHNN quả quyết.
Theo TNO
Người đồng tính VN ít bị đánh đập so với TG Theo ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) số người đồng tính bị đánh đập ở ngoài đường ở Việt Nam vẫn ít hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới. Tại hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình",...