Quy định thừa kế với người định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà khi được nhận thừa kế nhà đất sẽ không được cấp Giấy chứng nhận, nhưng được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho.
Theo Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 và Điều 121 Luật Đất đai năm 2003, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc một trong các đối tượng nói trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Do vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có thể về Việt Nam làm thủ tục khai nhận thừa kế và đăng ký quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản mà bạn được hưởng thừa kế. Nếu bạn chưa có điều kiện về Việt Nam thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thay mặt bạn thực hiện các công việc nói trên. Văn bản ủy quyền phải bao gồm các nội dung như: thông tin người ủy quyền, người nhận ủy quyền, căn cứ, nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và phải được chứng thực bởi cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước bạn đang cư trú.
Video đang HOT
Trường hợp bạn không thuộc một trong các đối tượng nói trên thì quyền lợi của bạn được pháp luật quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng nói trên nếu được nhận thừa kế nhà đất sẽ không được cấp Giấy chứng nhận, nhưng được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà và quyền sử dụng đất thừa kế, theo đó:
a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Điều 148 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại khoản 6 Điều 113 của Luật Đất đai và khoản 2 Điều 126 của Luật Nhà ở; trình tự, thủ tục tặng cho thực hiện theo quy định tại Điều 152 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để cập nhật vào sổ địa chính và theo dõi.
Trường hợp bạn chưa có điều kiện về Việt Nam thì bạn cũng có thể làm văn bản ủy quyền cho người thân ở Việt Nam để thay mặt bạn thực hiện việc chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà và quyền sử dụng đất cho người khác theo quy định của pháp luật.
Theo VNE
Có được nhận thừa kế khi đang ở nước ngoài?
Tôi được thừa kế một căn nhà ở Việt Nam, có công chứng hợp pháp nhưng lúc đó tôi chưa đủ tuổi để nhận theo điều kiện của bà nội. Sau này, tôi định cư ở nước ngoài.
Ảnh minh họa
Xin cho biết thủ tục để nhận tài sản và tôi có thể làm ủy quyền cho người thân ở Việt Nam được không nếu chưa có thời gian để về?
Thành thật cảm ơn.
Theo VNE
Không được đòi chia thừa kế khi bố mẹ còn sống Bộ luật Dân sự chỉ cho phép mở thừa kế vào thời điểm người có tài sản chết nên anh em bạn không có quyền hưởng di sản cũng như không có quyền can thiệp vào quyền định đoạt tài sản của bố mẹ. ảnh minh họa Mảnh đất có diện tích 500m2 và nhà ở là tài sản thuộc quyền sở hữu...