“Quy định pháp luật dày đặc, án oan sai vẫn… rất nhiều”
“Tôi rất băn khoăn về trình độ thẩm phán chưa đạt. Còn quy định pháp luật dù dày đặc nhưng chúng ta xét xử vẫn để oan sai rất nhiều”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho ý kiến về dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi trình xin ý kiến Quốc hội.
Ngày 25/11, cho ý kiến về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đánh giá, trình độ thẩm phán hiện nay chưa đạt. Trong khi đó, quy định luật pháp rất nhiều – có luật mà xử vẫn còn sai. “Luật quy định rất dày đặc, nhưng chúng ta xét xử vẫn oan sai rất nhiều, nên tôi đề nghị phải có tính toán rất kỹ”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu thực trạng.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng quy định pháp luật dày đặc nhưng việc xét xử vẫn oan sai nhiều.
Về vấn đề áp dụng pháp luật trong Bộ luật dân sự, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu nguyên tắc, không có luật thì áp dụng sự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng theo tập quán, nếu không có tập quán thì có thể áp dụng nguyên tắc tương tự, không có nguyên tắc tương tự thì cần áp dụng nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Nếu không áp dụng được nguyên tắc tương tự thì tòa án phải dựa trên lẽ công bằng và đạo đức xã hội để xét xử.
Theo đại biểu, thực hiện được nguyên tắc trên sẽ giải quyết thông suốt mọi việc vì hiện nay rất nhiều người dân khổ sở với thực tế tòa không thụ lý đơn của họ. Có rất nhiều vấn đề người dân đã khởi kiện lên tòa án mà cơ quan xét xử trả lại hồ sơ với lý do chưa có luật điều chỉnh khiến người dân không biết phải “đâm đơn” tới đâu. Theo đại biểu, nếu tòa án không chấp nhận đơn, người dân có quyền kháng nghị, kháng cáo lên tòa cấp trên để có người xét xử.
“Nếu như áp dụng được những nguyên tắc, quan điểm rõ ràng như trên, sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của người dân”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) hoàn toàn đồng tình với việc tiếp tục áp dụng chế định tập quán và áp dụng tương tự pháp luật quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành. Ông Dũng lập luận, kinh nghiệm của nhiều nước có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh vẫn áp dụng chế định này, nhất là đối với việc xử lý các tranh chấp dân sự.
Video đang HOT
“Ở nước ta hệ thống pháp luật dân sự chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên càng phải tiếp tục thực hiện chế định này trong luật hiện hành. Đưa vào sửa đổi, bổ sung luật lần này để nhằm xử lý các lỗ hổng khiến nhiều quan hệ dân sự đang diễn ra hàng ngày nhưng chưa được Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành điều chỉnh”, đại biểu Dũng nói.
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) đề cập đến chế định bảo vệ quyền dân sự. Ông Bộ chỉ rõ, Điều 21 của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) có quy định Toà án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có quy định pháp luật để áp dụng. Trong trường hợp này, phải áp dụng tập quán và tương tự pháp luật, tức là áp dụng Điều 12, Điều 13 để giải quyết.
“Theo tôi, quy định trên mang tính chất hướng dẫn tố tụng chứ không mang tính chất của một luật nội dung, trong khi đó chúng ta đã có riêng Bộ luật tố tụng dân sự. Đồng thời, quy định trên trái với nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Mặt khác, dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã quy định việc áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng tập quán để giải quyết khi không có điều luật áp dụng thì không cần thiết phải có thêm quy định nêu trên”, đại biểu Bộ phân tích vấn đề.
Về nguyên tắc áp dụng tập quán, đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cho rằng, quy định mang tính giải thích tập quán nhiều hơn là giải thích luật. Theo đại biểu, các bên trong quan hệ dân sự được áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự mà pháp luật chưa quy định theo nguyên tắc không trái với đạo đức xã hội và các quy định của Bộ luật này.
Quang Phong
Theo Dantri
Chưa siết quy định đặt tên con "đúng thuần phong mỹ tục"
Trước đề nghị quy định nguyên tắc đặt tên cho con để phù hợp văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự.
Ngày 20/11, Quốc hội chính thức biểu quyết thông qua Luật Hộ tịch trong tổng số 395 đại biểu tham gia có 376 đại biểu tán thành, 15 đại biểu không tán thành, 4 đại biểu không biểu quyết.
Ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhiều trường hợp con gái không mang họ cha. (Ảnh minh họa)
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Hộ tịch trước khi đại biểu nhấn nút thông qua, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho biết,các ý kiến đại biểu đều tán thành việc tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như quy định trong dự thảo Luật hộ tịch.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về việc cấp giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như dự thảo Luật; đồng thời bổ sung quy định nội dung giấy khai sinh tại các điều 4, 16 và Điều 36; giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về hình thức của loại giấy này.
Trong nội dung đăng ký khai sinh, ông Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến đề nghị quy định nguyên tắc đặt tên cho con để phù hợp với văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc đặt tên cho con là quyền dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền này thì công dân cần cân nhắc, lựa chọn tên phù hợp với văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ luật Dân sự, còn đối với Luật Hộ tịch đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Hộ tịch
Về ý kiến đề nghị bổ sung "địa điểm sinh", Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, nơi sinh là một trong những thông tin cơ bản của công dân trong giấy khai sinh, đã trở thành khái niệm quen thuộc và được quy định trong pháp luật hiện hành ở nước ta. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị công chức đăng ký hộ tịch quan tâm, hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp khác, trong đó có nơi sinh như đại biểu nêu.
Trách nhiệm đăng ký khai sinh theo Luật Hộ tịch trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông, bà, người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Về nguyên tắc đăng ký, Luật Hộ tịch tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.Nội dung khai sinh, kết hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chế độ lập, quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chậm nhất đến hết ngày 31/12/2019 phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Luật này. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016.
Quang Phong
Theo Dantri
Việt Nam đăng cai Diễn đàn người khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Diễn đàn người khuyết tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APDF) sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 26-28/11 tại Khách sạn Melia Hà Nội với sự tham dự của 500 đại biểu khuyết tật, trong đó có khoảng 200 đại biểu quốc tế đến từ 42 quốc gia trong khu vực. Ảnh minh họa:...