Quy định một sở giao dịch chứng khoán duy nhất là cứng nhắc
Đại biểu Đặng Thuần Phong – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho rằng, nếu Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) chỉ quy định một sở giao dịch chứng khoán duy nhất với tên là Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam là cứng nhắc, không lường hết được các trường hợp phát sinh mới.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về một số điều trong Luật Chứng khoán (sửa đổi), nhiều ý kiến của các đại biểu lo ngại về những phát sinh liên quan đến mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Đại biểu Đặng Thuần Phong – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre nhấn mạnh đây là nội dung rất quan trọng. Nếu Dự thảo chỉ quy định một sở giao dịch chứng khoán duy nhất với tên là Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam là cứng nhắc, không lường hết được các trường hợp phát sinh mới. Hiện nay, Sở Giao dịch chứng khoán đang tổ chức thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh, sau này có thể có thể sàn giao dịch chứng khoán phái sinh hàng hóa thì khi đó tên của sở giao dịch sẽ là gì? Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ quy định.
Quyền và nghĩa vụ của Sở Giao dịch chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia giao dịch
Cùng với đó, về tổ chức, sắp xếp lại các Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm hoạt động có hiệu quả là yêu cầu hết sức cần thiết, đại biểu cho rằng thẩm quyền này nên giao cho Thủ tướng Chính phủ, tạo sự chủ động trong điều hành, tổ chức triển khai thực hiện.
Đóng góp ý kiến về vấn đề này, đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cũng cho rằng quy định về mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán như dự thảo Luật chưa đáp ứng khuôn khổ pháp lý cho Sở giao dịch chứng khoán tổ chức và vận hành với tư cách một doanh nghiệp với mục tiêu đề ra.
Đại biểu Lê Thanh Vân chỉ rõ, hiện dự thảo luật mới chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong khi Sở này dự kiến tổ chức theo mô hình công ty mẹ – con, như vậy là mới quy định về “mẹ” mà không quy định về “con”. Quyền và nghĩa vụ của sở Giao dịch chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người tham gia giao dịch.
Cùng với đó, theo đại biểu Lê Thanh Vân, sự phân chia thị trường chuyên biệt có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh ngay trong chính hệ thống sở giao dịch chứng khoán cũng như nguy cơ về phân tán nguồn lực thu hút đầu tư thông qua thị trường.
Video đang HOT
Do đó, đại biểu đề nghị cần rà soát lại quy định ở Điều 42 và Điều 45 của dự thảo luật theo hướng trao quyền Thủ tướng Chính phủ quy định quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán nói chung, còn phần tầng Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và các sở ở các điểm thành lập nên quy định cụ thể trong văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
Lo ngại về quy định chỉ có một sở giao dịch chứng khoán, đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TP HCM, cho rằng hiện nay có 2 Sở giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) có tư cách pháp nhân độc lập, đang hoạt động và phát triển tốt. Nên nếu áp dụng như các nước, ghép 2 sở này và tổ chức 1 sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đặt tại Hà Nội còn TP HCM là chi nhánh, điều này sẽ kìm hãm sự phát triển.
Do đó, đại biểu đề nghị quy định theo hướng Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 100% vốn nhà nước, mô hình công ty mẹ – công ty con. Các nội dung cụ thể khác sẽ trao cho Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết.
M.L
Theo petrotimes.vn
Đề nghị thành lập Sở Giao dịch chứng khoán VN với 100% vốn ngân sách
Đại biểu đoàn TPHCM cho rắng, Sở GDCK Việt Nam phải hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV với 100% vốn ngân sách Nhà nước, theo hình thức mẹ-con.
Sáng 22/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và ý kiến các Đoàn ĐBQH về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. (ảnh: Quochoi.vn)
Về mô hình và tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhiều ý kiến đề nghị chỉ có Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được đặt tại trung tâm tài chính quốc gia.
Có ý kiến cho rằng, cần thể chế vào dự thảo Luật mô hình Sở giao dịch chứng khoán theo Đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính thống nhất, giảm bớt đầu mối quản trị, điều hành và minh bạch, rõ ràng trong áp dụng quy định của pháp luật, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ có 1 Sở giao dịch chứng khoán duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán. Sửa đổi tên gọi Sở giao dịch chứng khoán thành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tại các điều, khoản liên quan.
Đây là doanh nghiệp rất đặc thù nên cần được quy định cụ thể trong Luật về thẩm quyền thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản. Mặt khác, những biến động về thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia.
"Để bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, chi phối đề nghị chỉnh lý khoản 1 Điều 42 của dự thảo Luật, theo đó Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết" - ông Vũ Hồng Thanh nói.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho biết, quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính hiện nay đang thực hiện theo tiến độ rất tốt với mô hình hiện tại.
Vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay lên đến hơn 5 triệu tỷ đồng, trong đó vai trò của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM đóng góp trên 85% số vốn hóa.
"Tài khoản giao dịch của Việt Nam hiện nay có hơn 2,3 triệu tài khoản, trong đó đầu tư nước ngoài chỉ có hơn 30.000 tài khoản nhưng họ đang nắm giữ khoảng 25% (tương đương 3,5 tỷ USD). Điều đó đòi hỏi chúng ta thận trọng hơn nữa về thị trường chứng khoán Việt Nam"- ông Ngân nêu ý kiến đồng thời đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong lần điều chỉnh Luật này nên xem xét có thể quy định các nội dung dựa trên Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 1/2019.
"Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phải hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV với 100% vốn ngân sách nhà nước và tổ chức theo hình thức công ty mẹ- con. Không nên quy định 50% hay trên 40%, vì đây là điều rất nguy hiểm" - ông Trần Hoàng Ngân phát biểu.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân. (ảnh: Quochoi.vn)
Cũng theo vị đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM, hiện nay đang có 2 Sở giao dịch chứng khoán với tư cách pháp nhân độc lập, hạch toán độc lập là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM đang hoạt động rất tốt theo mô hình này.
Tuy nhiên, khi đọc dự thảo Luật, các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM cảm thấy lo lắng. Bởi nếu ghép 2 Sở lại, tổ chức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tại Hà Nội, còn tại TPHCM chỉ đặt chi nhánh và liên kết với nhau thì sẽ phá hủy những gì đang tồn tại hiện nay đồng thời kìm hãm sự phát triển.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân tái đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được tổ chức theo hình thức công ty TNHH MTV với 100% vốn ngân sách nhà nước, theo hình thức công ty mẹ - con. Còn những chức năng khác được Thủ tướng quy định chi tiết.
Cùng đóng góp về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho biết, dự thảo luật quy định thành lập Sở GDCK Việt Nam là công ty chung, ở dưới thành lập công ty con như thế nào thì do công ty mẹ quyết định chức năng, mức độ độc lập.
"Trong dự thảo luật chỉ quy định thành lập Sở GDCK Việt Nam và không quy định công ty con, công ty mẹ là phù hợp và giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết hơn" - đại biểu đoàn Hà Nội cho biết.
Đồng tình với các ý kiến đại biểu về việc thành lập mô hình Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam là phù hợp với thông lệ và luật doanh nghiệp, song Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, nên giao Thủ tướng quy định về thẩm quyền, phân công, phân cấp quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cho các sở con.
"Không cần nói mẹ- con nữa vì theo Luật doanh nghiệp đã có mẹ-con nếu không thì dễ nhầm lần quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam với 2 Sở hiện nay. Vì đây là tổ chức lại nên cần bổ sung thêm ý đó để khi triển khai không bị vướng"./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Rà soát, bổ sung một số quyền hạn, nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán Về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giữ nguyên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay là phù hợp. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe...