Quy định mới về thực hiện giá bán điện
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện
Anh minh hoa
Theo đó, Thông tư 25 bổ sung quy định “ Giá bán buôn điện cho chợ” như sau: Giá bán buôn điện cho chợ được áp dụng cho đơn vị bán lẻ điện tại chợ theo tiêu chí quy định tại Nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2003/NĐ-CP (không phụ thuộc vào vị trí địa lý của chợ).
Đơn vị bán lẻ điện tại chợ không thuộc đối tượng áp dụng giá bán điện theo cấp điện áp quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2014/TT-BCT và đối tượng áp dụng giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày quy định tại Điều 5 Thông tư số 16/2014/TT-BCT.
Giá bán buôn điện cho chợ áp dụng giá bán lẻ điện cho mục đích kinh doanh giờ bình thường tại cấp điện áp dưới 6 kV theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2014/TT-BCT trừ lùi 10,6%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thông tư 25 cũng bổ sung quy định về áp dụng giá bán điện đối với trường hợp bên mua điện sử dụng điện cho nhiều mục đích khác nhau (Bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 3) như sau: Đối với khu đô thị, chung cư cao tầng, chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng chưa làm thủ tục thanh quyết toán tài sản để bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý: Trong thời gian chờ bàn giao lưới điện và khách hàng sử dụng điện, hai bên mua, bán điện căn cứ theo tình hình sử dụng điện thực tế để thỏa thuận tỷ lệ sản lượng điện áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt và sản lượng điện áp dụng giá bán lẻ điện cho các mục đích ngoài mục đích sinh hoạt (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp) làm cơ sở áp dụng giá bán điện.
Đối với điện năng sử dụng cho mục đích sinh hoạt, áp dụng giá bán điện theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện sinh hoạt (căn cứ theo mục đích sử dụng điện thực tế, hợp đồng mua bán nhà, biên bản bàn giao căn hộ, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn).
Thông tư 25 có hiệu lực thi hành từ 26-10-2018.
T.Quang
Theo phapluatxahoi
Xử lý tài sản tăng thêm: Chính phủ không muốn đánh thuế hay phạt 45%
Sau nhiều tranh cãi kéo dài về việc xử lý như thế nào đối với tài sản, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức mà không rõ nguồn gốc, Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ sửa lại theo hướng mọi vấn đề theo hướng nào là do tòa án giải quyết.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, người sở hữu hàng trăm tỷ đồng giá trị cổ phiếu tại CTCP bóng đèn Điện Quang đã bị cho thôi chức với rất nhiều vi phạm về cổ phần hóa và tài sản tăng đột biến Ảnh: TTXVN
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) lại tiếp tục trình ra Quốc hội vào kỳ họp tháng 11 tới. Đây là dự luật gây nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.
Trong văn bản mới đây của Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ (cơ quan soạn thảo dự luật sửa đổi) phối hợp với thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội chỉnh lý về hai phương án liên quan đối với vấn đề xử lý tài sản, thu nhập tăng thểm và người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.
Theo đó, Chính phủ đưa ra hai phương án:
1/ Việc xử lý tài sản tăng thêm mà không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì phải do tòa án quyết định. Nếu tòa án xác định tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Nếu tòa án xác định tài sản, thu nhập tăng thêm do người có nghĩa vụ kê khai giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tòa án bác yêu cầu khởi kiện của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Trình tự, thủ tục giải quyết, đề nghị của các cơ quan chuyên môn cần tính toán kỹ lưỡng và xây dựng phương án cho phù hợp, đảm bảo khả thi.
2/ Nếu các cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai, không giải trình được hợp lý về nguồn gốc do tội phạm, vi phạm pháp luật mà có thì bị coi đây là tài sản, thu nhập chưa kê khai, chưa nộp thuế, chưa chứng minh được tính hợp pháp thì người có nghĩa vụ phải nộp thuế và nhà nước tiến hành thu thuế. Trường hợp có dấu hiệu gian lận và trốn thuế thì ngoài số thuế phải nộp sẽ bị xử lý theo Luật Quản lý thuế hoặc hình sự theo quy định của pháp luật về hành vi trốn thuế.
Hai phương án này thực tế đã trình ra từ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cách đây vài tháng. Nay, Chính phủ dự kiến sau khi xin ý kiến Bộ Chính trị sẽ trình dự luật ra Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9 này trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Với hai phương án nêu trên, coi như Chính phủ đã chưa thông qua những đề xuất gây tranh cãi trước đây do Thanh tra Chính phủ soạn thảo. Phương án đó là: thu thuế 45% đối với thu nhập chịu thuế của phần tài sản, thu nhập tăng thêm mà người phải kê khai không kê khai, không giải trình được bị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu phải nộp. Phương án này yêu cầu Luật thuế TNCN đồng thời sửa đổi, bổ sung điều 18a và điều 23 về việc quy định mức thuế suất 45% đối với thu nhập chịu thuế do vi phạm quy định của Luật Phòng chống tham nhũng.
Phương án nữa là cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm. Ngoài ra, việc thu thuế hay xử phạt hành chính đều không loại trừ trách nhiệm hình sự nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh tài sản do phạm tội mà có.
Rất nhiều cuộc tranh luận đã "nổ ra khi có dự thảo quy định này vì việc thu thuế 45% đối với phần tài sản, thu nhập không xác minh được nguồn gốc đồng nghĩa với việc hợp pháp hóa tài sản bất minh do phạm tội mà có.
Cũng tại những phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhận định rằng đề xuất đưa tòa án giải quyết qua đường tố tụng dân sự là phương án tốt nhất trong số các phương án đã nêu, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, tính khả thi phải được cân nhắc kỹ. Vì thẩm quyền của cơ quan kiểm soát thu nhập như Thanh tra Chính phủ hay bộ phận thanh tra ở các doanh nghiệp, bộ, ngành liệu có "với" được xác minh tài sản của các chức danh do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý... Do vậy cần có những quy định cụ thể để tránh luật đề ra rất hợp lý nhưng thực tế khó triển khai.
Theo thesaigontimes
Bộ Công thương thông tin vụ Con Cưng Dự kiến ngày mai Bộ Công thương sẽ công bố về những vi phạm (nếu có) của các thành viên Cục Quản lý thị trường trong đoàn kiểm tra doanh nghiệp Con Cưng. Tại cuộc họp báo của Chính phủ chiều tối 30-8, phóng viên các báo đặt câu hỏi về vụ Con Cưng. Theo kết luận cuối cùng của Bộ Công thương...