Quy định mới về quản lý tiền thu được từ sắp xếp lại nhà, đất
Từ ngày 15/2/2015, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước sẽ được thực hiện theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
Ảnh minhh họa
Quyết định này sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1 Quyết định 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
Cụ thể,đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương quản lý); tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Sở Tài chính làm chủ tài khoản (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Sở Tài chính ban hành Thông báo về giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bán chỉ định). Trường hợp quá thời hạn này mà chưa nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ thì bị phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và việc phạt chậm nộp được quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản (đối với trường hợp bán chỉ định).
Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tài khoản tạm giữ sau khi trừ các chi phí có liên quan do Sở Tài chính xác định được xử lý như sau:
Video đang HOT
- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Trung ương, được để lại toàn bộ (100%) số tiền thu được từ bán tài sản trên đất; 70% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Bộ Tài chính thực hiện nộp 30% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào ngân sách địa phương nơi có cơ sở nhà đất.
- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương, được để lại toàn bộ (100%) số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quản lý tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với công ty nhà nước
Đối với công ty nhà nước, số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản (đối với công ty Nhà nước thuộc Trung ương quản lý) hoặc tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Sở Tài chính làm chủ tài khoản (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Sở Tài chính ban hành Thông báo về giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bán chỉ định). Trường hợp quá thời hạn này mà chưa nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ thì bị phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và việc phạt chậm nộp được quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản (đối với trường hợp bán chỉ định).
Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tài khoản tạm giữ sau khi trừ các chi phí có liên quan do Sở Tài chính xác định được xử lý như sau:
- Số tiền bán tài sản trên đất, công ty nhà nước được sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyển sử dụng đất:
Được để lại 50% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I); 70% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các tỉnh còn lại).
Bộ Tài chính (đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý) hoặc Sở Tài chính (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) thực hiện nộp 50% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I) hoặc 30% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các tỉnh còn lại) vào ngân sách địa phương (nơi có cơ sở nhà đất) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hoàng Diên
Theo_Báo Chính Phủ
Nam Định: Kỷ luật 3 tỉnh ủy viên
Trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ khác nhau, 3 tỉnh ủy viên tỉnh Nam Định đã gây ra sai phạm kinh tế. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã họp và ra quyết định kỷ Đảng đối với 3 tỉnh ủy viên gây ra sai phạm này.
3 tỉnh ủy viên bị kỷ luật Đảng gồm: Ông Nguyễn Đăng An - Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, ông Nguyễn Hùng Mạnh - Bí thư Huyện ủy huyện Mỹ Lộc và ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Tài chính Nam Định.
Theo đó, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bí thư tỉnh đoàn Nam Định, ông Nguyễn Hùng Mạnh trong 8 tháng đầu năm 2010 đã duyệt chi vượt nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp gần 400 triệu đồng. Đến tháng 4/2014, ông Mạnh được luân chuyển về làm Bí thư Huyện ủy huyện Mỹ Lộc, nhưng số nợ tại cơ quan cũ vẫn còn 256 triệu đồng.
Cũng như ông Mạnh, ông Nguyễn Đăng An, trong thời gian làm Bí thư tỉnh Đoàn đã quản lý, sử dụng kinh phí được cấp cũng như nguồn quỹ vốn từ các phong trào xã hội hóa còn lỏng lẻo, chi tiêu sai mục đích; bổ nhiệm hai phó trưởng ban không đúng quy định.
Riêng ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Tài chính Nam Định gây sai phạm thu, chi sai nguyên tắc đối với khoản tiền gần 2,9 tỉ đồng phí thẩm tra dự án của năm 2011.
Với những sai phạm về kinh tế trên của 3 tỉnh ủy viên, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã họp và ra quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Đăng An - Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; kỷ luật khiển trách với ông Nguyễn Hùng Mạnh - Bí thư Huyện ủy huyện Mỹ Lộc và ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Tài chính Nam Định.
Đức Văn
Theo Dantri
Quyết định chi 11.500 tỷ đóng tàu cảnh sát biển Thủ tướng quyết định chi 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ theo Nghị định của Chính phủ, đồng thời quyết định chi 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tầu các loại cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư... Thủ tướng quyết định chi 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tầu...