Quy định mới về nâng lương từ tháng 9
Thông tư có hiệu lực từ 15/9 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đây là một trong những chính sách quan trọng chính thức đi vào cuộc sống trong tháng 9 này.
Từ ngày 15/9, chế độ nâng bậc lương thường xuyên được điều chỉnh. Ảnh: Việt Nguyễn
Kéo dài xét nâng bậc lương nếu bị kỷ luật
Thông tư 98/2013/TT-BNV quy định: Với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương. Với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. Với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản Căn cứ vào Nghị định 78/2013 của Chính phủ, hiệu lực từ ngày 5/9, có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, trong đó có cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên; chủ tịch xã, trưởng công an xã, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính…. Theo đó, tài sản, thu nhập phải kê khai thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31/12 hằng năm. Việc này nhằm minh bạch tài sản, thu nhập.
Theo thông tư này, các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên gồm: Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc); Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, đi thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Có 2 tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên. Đối với với cán bộ, công chức, cần đáp ứng: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức. Tương tự, với với viên chức và người lao động: Phải được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Video đang HOT
Về kéo dài xét nâng bậc lương, trường hợp cán bộ bị kỷ luật cách chức; công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức, viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức thì sẽ kéo dài thời gian nâng bậc lương trong 12 tháng. Kéo dài 6 tháng đối với cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 6 tháng. Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách. Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên bằng tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các trường hợp đó cộng lại.
Học sinh được hỗ trợ gạo
Từ ngày 1/9, theo Quyết định số 36/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi học sinh được nhận hỗ trợ 15kg gạo/tháng trong không quá 9 tháng/năm học. Cụ thể, đối tượng được nhận mức hỗ trợ trên bao gồm: Học sinh tiểu học và THCS đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và THCS công lập thuộc khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Học sinh là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu tại xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp học công lập. Học sinh thuộc diện này sẽ được tính hưởng hỗ trợ từ ngày 15/3/2013.
Theo Việt Nguyễn
Những trường hợp nào được nâng lương từ tháng 9 này?
Theo quy định của Chính phủ, từ 15/9 này, 2 trường hợp: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã có thông báo nghỉ hưu sẽ được nâng lương trước thời hạn.
Đây là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ 1/9 năm nay. Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ áp dụng từ ngày 15/9/2013, chế độ nâng bậc lương trước thời hạn được áp dụng đối với 2 trường hợp: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã có thông báo nghỉ hưu.
Cùng với đó, Bộ Nội vụ cũng ban hành Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, được áp dụng từ 15/9/2013. Theo đó, về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, đối với chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương.
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Bộ Nội vụ cũng quy định rõ các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên gồm: thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc).
Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, từ 15/9 này sẽ có hai đối tượng được nâng lương trước thời hạn.
Tăng lương hưu, trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc
Theo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với 7 nhóm đối tượng sau:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
Thứ hai, cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hằng tháng.
Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
Thứ tư, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Thứ năm, quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ sáu, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ bảy, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Các nhóm đối tượng nêu trên được tăng thêm 9,6% lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2013.Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Thanh Hóa: Gần 70 cán bộ công chức nghỉ hưu sai quy định Qua công tác kiểm tra, Sở Nội vụ Thanh Hóa đã phát hiện gần 70 cán bộ công chức, viên chức nghỉ hưu sai quy định của Nhà nước. Trong đó tập trung nhiều nhất là thành phố Thanh Hóa. Theo đó, trong quá trình kiểm tra, Sở Nội vụ Thanh Hóa đã phát hiện có 3 đơn vị sai phạm về việc...