Quy định mới về các tài khoản kế toán trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước
Ngày 31/3/2020, Thông tư số 19/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Theo Thông tư số 19/2020/TT-BTC, từ ngày 15/5/2020 sẽ đổi tên các tài khoản kế toán sau: Tài khoản 3722 – “Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng” thành “Tiền gửi các quỹ tài chính ngoài ngân sách do cấp xã quản lý”; Tài khoản 3723 – “Tiền gửi khác” thành “Tiền gửi khác do xã quản lý”; Tài khoản 3730 – “Tiền gửi dự án” thành “Tiền gửi ban quản lý dự án”; Tài khoản 3741- “Tiền gửi có mục đích” thành “Tiền gửi có mục đích từ kinh phí đầu tư”; Tài khoản 3750 – “Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân” thành “Tiền gửi của các tổ chức”; Tài khoản 3751 – “Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân” thành “Tiền gửi của các tổ chức”.
Tài khoản 7910 – “Thu kết dư ngân sách” thành “Thu kết dư ngân sách và nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay ngân sách nhà nước”; Tài khoản 8953 – “Chi thường xuyên từ các khoản phí để để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị” thành “Chi thường xuyên từ theo hình thức ghi thu, ghi chi”; Tài khoản 9264 – “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1″ thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1 từ nguồn vốn vay nước ngoài”; Tài khoản 9265 – “Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản phân bổ cho đơn vị cấp 1″ thành “Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản phân bổ cho đơn vị cấp 1 từ nguồn vốn vay nước ngoài”; Tài khoản 9595 – “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn vốn vay nước ngoài”; Tài khoản 9597- “Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng dự toán” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn vay nước ngoài”.
Bên cạnh việc đổi tên các tài khoản kế toán, Thông tư số 19/2020/TT-BTC quy định việc thay thế các tài khoản kế toán sau: Thay tài khoản 1476 thành Tài khoản 1462 – Tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản của cấp ngân sách từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian; Thay Tài khoản 1477 thành Tài khoản 1463 – Tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản của cấp ngân sách từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian; Tài khoản 1462, 1463 là tài khoản cấp 2 của Tài khoản 1460 – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.
Ngoài ra, Thông tư bổ sung các tài khoản kế toán sau: Tài khoản 1347 – Phải thu tiền vay đã nhận nợ là tài khoản cấp 2 của tài khoản cấp 2 của Tài khoản 1340 – Phải thu tiền vay đã được nhận nợ; Tài khoản 1413 – Tạm ứng chi thường xuyên theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của Tài khoản 1410 – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi; Tài khoản 1418 – Tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của Tài khoản 1410 – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi; Tài khoản 1420 – Tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 1 của Nhóm tài khoản 14a – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.
Ngoài các nội dung trên, Thông tư số 19/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung các mẫu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị; sửa đổi, bổ sung các mẫu sổ kế toán; sửa đổi, bổ sung các nguồn ngân sách nhà nước; bổ sung mã chương trình mục tiêu và hạch toán chi tiết theo Phụ lục II kèm theo…
Video đang HOT
Thông tư số 19/2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2020.
Bình Minh
Đến lượt bia rượu xin hỗ trợ
Ngành bia rư ợu nước giải khát vừa kiến nghị xin hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Hiệp hội bia rượ u nước giải khát Việt Nam vừa có công văn gửi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc đề nghị các doanh nghiệp (DN) đồ uống được hưởng cơ chế chính sách của nhà nước do chịu tác động của dịch Covid-19.
Theo đó, Hiệp hội này cho rằng, ngành bia r ượu nước giải khát hiện đang sử dụng hơn 220.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Hàng năm toàn ngành đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 60.000 tỉ đồng.
Đến lượt ngành bia rư ợu nước giải khát xin được hỗ trợ. Ảnh min họa: TTO
Do tác động kép bởi dịch Covid-19 và ảnh hưởng của một số quy định đối với ngành có hiệu lực từ 1/2/2020, ngành sản xuất đồ uống gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu của ngành giảm hơn 60%, người lao động bị mất công ăn việc làm, giảm thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách của nhà nước.
Trong khi đó, để duy trì sản xuất, các DN vẫn phải trả lương cho vài chục ngàn người lao động, thanh toán các khoản tiền nợ cho nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất...
Từ những khó khăn trên, Hiệp hội bia rượ u nước giải khát Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét có những chính sách miễn giảm thuế chung cho các ngành kinh tế, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó có ngành sản xuất đồ uống và các DN sản xuất kinh doanh đồ uống và không nên phân biệt các ngành kinh tế.
Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đề cập tới những quy định mới về đồ uống có cồn trong Nghị định 100 của Chính phủ mới ban hành đã làm giảm doanh thu đáng kể của ngành bia rượ u Việt Nam. Theo đó, có kiến nghị đánh giá, xem xét nới lỏng quy định này.
Tuy nhiên, trong giải thích trước đó, đại diện Bộ Y tế cho rằng cần đứng trên góc độ lợi ích của cộng đồng để cân nhắc quyết định. Theo đó, Bộ Y tế giữ quan điểm việc quy định thời gian bán rư ợu bia là cần thiết để hạn chế tác hại do lạm dụng rư ợu, bia gây ra.
Ngoài đề xuất cần quy định thời gian bán r ợu, bia, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị giữ nguyên việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rư ợu và bia.
Không hỗ trợ tràn lan
Từng bàn về vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh, PGS.TS Hoàng Văn Cường luôn nhấn mạnh phải lựa chọn đối tượng hỗ trợ cho đúng, cho trúng, không hỗ trợ tràn lan.
Muốn làm được như vậy, theo ông Cường cần xây dựng cho được bộ tiêu chí rõ ràng, minh bạch để tránh tiêu cực xảy ra.
Theo đó, các tiêu chí lựa chọn phải rất cụ thể, có thể đo lường, định lượng được chứ không chỉ là những tiêu chí chung chung. Những tiêu chí đó cũng phải được công bố công khai, minh bạch, ai cũng có thể tiếp cận được để mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp khi nhìn vào bảng tiêu chí là biết ngay có thuộc nhóm đối tượng được hưởng hỗ trợ hay không.
Về những đối tượng thuộc diện được hỗ trợ xét theo các tiêu chí đã ban hành phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, chứng minh doanh nghiệp đủ tiêu chí được hỗ trợ. Tất cả những thông tin doanh nghiệp cung cấp sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng quyết định hỗ trợ và xác định trách nhiệm của người quyết định hậu quả xảy ra, chứ không còn là cơ chế ban phát, xin - cho. Ông Cường cho rằng, với cách làm này sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục, chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, không có chuyện hỗ trợ nhầm hay vòi vĩnh, xin - cho.
Còn ĐBQH Lê Công Nhường thì cho rằng, các giải pháp hỗ trợ nên hướng tới việc hỗ trợ trực tiếp cho người lao động thuộc những lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp dẫn tới thất nghiệp, không có thu nhập. Đây là ưu tiên số 1.
Tiếp sau là hỗ trợ cho các lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, hàng không... để duy trì trả lương, duy trì bộ máy.
Tiếp theo là hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, việc hỗ trợ các chính sách lãi suất cho doanh nghiệp duy trì sản xuất là rất cần thiết.
Một gói hỗ trợ nữa được vị đại biểu đề cập là gói hỗ trợ toàn dân. Đây là gói hỗ trợ nhằm bình ổn giá cả các mặt hàng hóa như giá điện, giá lương thực thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân.
Ông nhấn mạnh, không nên bổ đều ngân sách, hỗ trợ kiểu cào bằng, chia nhỏ miếng bánh vì làm như vậy, hỗ trợ chỉ làm lợi cho những nhóm lợi ích, doanh nghiệp sân sau, tiền ngân sách lại đi cứu những người giàu chứ không đạt được mục đích hỗ trợ cho toàn nền kinh tế chung.
Thái An
Dược Vidipha bị xử phạt vi phạm về thuế Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh vừa có quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha (mã VDP, sàn HoSE). Vidipha đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp Lý do xử phạt là do Vidipha đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế giá trị gia tăng và...