Quy định mới: Sở hữu chỗ để xe ô tô như sở hữu căn hộ
Bô Xây dựng vừa có văn bản gửi Bô TN-MT vê viêc thực hiên quy định của pháp luât vê chuyên nhượng quyên sử dụng vị trí đê xe ô tô trong tâng hâm.
Cư dân tại nhiều khu chung cư có nhu cầu được sở hữu vị trí để xe ô tô như sở hữu căn hộ
Trước đó, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản số 452/CV-HNPIC ngày 01/10/2014 của Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực Hà Nội đề nghị hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng vị trí để xe ô tô trong tầng hầm của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp với thời hạn sở hữu ổn định, lâu dài như đối với thời hạn sở hữu căn hộ.
Bởi thực tế, một số cư dân sinh sống tại tòa nhà do công ty này làm chủ đầu tư có nhu cầu và đã có đề nghị được chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng vị trí để xe ô tô tại tầng hầm của tòa nhà với thời hạn sử dụng lâu dài như đối với căn hộ. Nhưng trên thực tế hiện nay Nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể về việc chuyển nhượng quyền sử dụng vị trí đỗ xe tại tầng hầm để doanh nghiệp có thể áp dụng thực hiện cho các hộ dân có nhu cầu.
Video đang HOT
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng cho rằng, theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở hiện hành, trong tòa nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp (nhà ở, văn phòng, dịch vụ thương mại…) thì Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho người mua căn hộ với thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài, chưa có quy định về việc cấp Giấy chứng nhận và thời hạn sở hữu đối với các phần diện tích khác ngoài căn hộ như: tầng hầm, nơi để xe… nên đã xảy ra nhiều khó khăn, vướng mắc trên thực tế khi chủ đầu tư hoặc người sở hữu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích này, trong đó nhiều trường hợp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất 1 lần đối với cả diện tích đất được giao và tiền thuê đất hàng năm đối với phần diện tích đất thuê.
Bộ Xây dựng nhận thấy, vấn đề này liên quan đến các quy định của pháp luật về đất đai và thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu có văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như người có nhu cầu khi thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích không phải là căn hộ phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
Theo Dân trí
Ngô biến đổi gen chính thức được chứng nhận an toàn sinh học
-Bộ TN-MT vừa chính thức có quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho sự kiện ngô biến đổi gen MON 89034 (kháng sâu). Đây là sự kiện ngô biến đổi gen đầu tiên được bộ này cấp giấy chứng nhận.
Bộ TN-MT đã chính thức có Quyết định cấp Giấy chứng nhận An toàn sinh học (ATSH) cho sự kiện ngô biến đổi gen MON 89034 (kháng sâu) của công ty TNHH Dekalb Việt Nam, thuộc tập đoàn Monsanto. Đây là sự kiện ngô biến đổi gen đầu tiên và duy nhất nhận được giấy chứng nhận của Bộ TNMT tại thời điểm này.
Trước đó, sự kiện MON 89034 đã được Bộ NN&PTNT thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Để được cấp Giấy chứng nhận ATSH, mỗi sự kiện biến đổi gen cần được xem xét và đánh giá rủi ro kỹ lưỡng bởi Tổ chuyên gia, và phải được chấp thuận bởi Hội đồng ATSH Quốc gia là An toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học theo đúng trình tự quy định.
Trước khi được cấp Giấy chứng nhận ATSH tại Việt Nam, sự kiện MON 89034 đã được cấp chứng nhận ATSH tại 8 quốc gia trên thế giới, bao gồm: Canada (2008), Hoa Kỳ (2008), Nhật Bản (2008), Brazil (2009), Argentina (2010), Nam Phi (2010), Phillipines (2010) và Honduras (2010).
Các quyết định của Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT trong thời gian qua, đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong tiến trình ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam.
Việt Nam sẽ có sự kiện ngô biến đổi gen đầu tiên được trồng đại trà
Việt Nam hiện đang phải chi mỗi năm hơn 1 tỷ đô la Mỹ để nhập khẩu ngô phục vụ nhu cầu tăng mạnh của ngành chăn nuôi trong nước, chủ yếu từ các quốc gia canh tác ngô biến đổi gen. Các quyết định xem xét và cấp phép cho các sự kiện biến đổi gen của Bộ NN&PTNT và Bộ TN-MT đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Việt Nam trong việc nhanh chóng giải quyết triệt để thực trạng này, đồng thời trao cơ hội cho nông dân Việt tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Ứng dụng cây trồng biến đổi gen đã được chứng minh đem lại hiệu quả kinh tế xã hội môi trường tích cực đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1996 đến 2012, cây trồng biến đổi gen đã đem lại hơn 100 tỷ đô la Mỹ lợi ích kinh tế lũy kế cho toàn cầu và góp phần giảm 503 triệu kg thuốc trừ sâu nhờ công nghệ kháng sâu - công nghệ vừa chính thức được cấp phép ATSH tại Việt Nam.
Tại Tây Ban Nha, sau 15 năm ứng dụng ngô mang sự kiện biến đổi gen kháng sâu đục thân thế hệ đầu MON 810 đã giúp quốc gia này giảm thiểu gánh nặng nhập khẩu ngô, nhờ tăng sản lượng ngô hạt thêm hơn 850 nghìn tấn và giảm 662.937 tấn khí CO2 phát thải vào môi trường.
Tuyết Nhung
Theo_An ninh thủ đô
Lộ sáng tác giả "hòn đá lạ" tại Tỉnh Đoàn Thái Nguyên Trong khi còn đang chờ cơ quan chuyên môn hướng dẫn lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, doanh nghiệp đã tự ý xây dựng, lắp đặt "hòn đá lạ" tại khu đất của Tỉnh Đoàn Thái Nguyên. Trao đổi với PV ngày 28/7/2014, ông Phạm Văn Minh- nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng...