Quy định mới nhất về mức phạt với lỗi sai làn và lỗi đi sai vạch kẻ đường
Gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi “lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường có gì khác biệt? Mức phạt đối với các lỗi này ra sao”?
Theo QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực thi hành từ 1/7), làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.
Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
Như vậy, đi sai làn đường là người điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Lỗi này thường xảy ra trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” .
Chế tài xử phạt đối với hành vi đi sai làn đường khá nghiêm khắc (ảnh minh họa)
Về chế tài xử phạt đối với hành vi đi sai làn đường, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, từ 1/1/2020, mức phạt khi đi sai làn tăng mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, đối với xe ô tô, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng (trước đây bị phạt từ 800.000- 1,2 triệu đồng); tước quyền sử dụng Bằng lái xe từ 1 – 3 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng; tước GPLX từ 2-4 tháng.
Với xe máy, phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng). Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng; tước GPLX từ 2 – 4 tháng.
Còn vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).
Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe. Đặc biệt, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì mới có hiệu lực. Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.
Trường hợp vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Còn nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.
Như vậy, lỗi đi sai vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.
Mức phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng.
Những phương tiện nào được phép quay đầu ở biển 'cấm rẽ trái' theo quy chuẩn mới?
Các quy chuẩn báo hiệu đường bộ liên tục được thay đổi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn không biết quy định biển báo cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe theo quy chuẩn mới.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 mới do Bộ GTVT ban hành (có hiệu lực từ 1/7), quy định biển cấm rẽ trái không còn giá trị cấm các phương tiện quay đầu xe.
Cụ thể: Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau phải đặt biển cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải, biển không có giá trị cấm quay đầu xe. Như vậy, với biển báo 123a, 123b, chỉ cấm các phương tiện được rẽ trái, rẽ phải tại vị trí đặt biển báo nhưng có thể quay đầu.
Với biển cấm rẽ trái dành riêng cho ôtô (P103c) tại Quy chuẩn 41:2019 cũng không tồn tại khái niệm "cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu".
Các phương tiện được phép quay đầu ở biển 'cấm rẽ trái' theo quy chuẩn mới
Đối với việc cấm quay đầu xe, quy chuẩn quy định các biển báo cụ thể: Cấm rẽ trái và quay đầu xe, cấm rẽ phải và quay đầu xe, cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe và cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe.
Trong đó, biển 124a cấm tất cả các phương tiện quay đầu; biển 124b cấm ôtô quay đầu; biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu; biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu; biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu; biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu.
Như vậy, từ ngày 01/7/2020, gặp biển cấm rẽ trái hay cấm rẽ phải vẫn được phép quay đầu xe. Do vậy, trong trường hợp khi gặp biển cấm rẽ trái, người tham gia giao thông có thể quay đầu xe hoặc đi thẳng hoặc đi theo biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp mà cơ quan chức năng đặt trước khi đặt biển cấm rẽ.
Mặc dù quy định về việc "cấm rẽ trái vẫn được quay đầu xe" đã có từ lâu nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn chưa biết tin tức pháp luật này.
TP.HCM có Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn vừa được đổi tên thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị. Ngày 12/3, UBND TP.HCM ban hành quyết định đổi tên Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho...