Quy định kê khai tài sản chưa chặt chẽ
Liên quan đến các quy định về kê khai tài sản trong dự luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành – Đoàn luật sư TP.Cần Thơ.
Tiếp xúc cử tri tại quận 1, TPHCM ngày 26.11, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Không ai có quyền cấm báo chí chống tham nhũng”. Ảnh: TTXVN
Luật sư Thành cho rằng:
- Về mặt pháp lý, các quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng về kê khai tài sản từ góc nhìn thực tiễn, tôi thấy quy định chưa được chặt chẽ. Thứ nhất, tại Điều 46a về công khai bản kê khai tài sản, thì giữa quy định ở khoản 1 và khoản 2 đều không có sự đồng nhất, khoản 1 quy định rằng “Bản kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc”, khoản 2 lại quy định “Bản kê khai tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội (QH), đại biểu HĐND phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác của người đó”.
Thực tiễn cho ,hơn 70% số đại biểu QH và đại biểu HĐND hiện nay đều là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, nên khi thực hiện điều luật sẽ dẫn đến trùng lặp, mất thời gian. Mặt khác, thực tiễn đấu tranh tham nhũng cho thấy, hầu hết việc phát hiện tham nhũng đều từ những tố cáo của công dân hoặc sự phát hiện của cơ quan báo chí. Trong khi đó, việc công khai tài sản lại chỉ bó hẹp trong cơ quan, đơn vị công tác, nơi làm việc là chưa phát huy hiệu quả của luật.
Video đang HOT
Thứ 2: Khoản 2, Điều 47 quy định về xác minh tài sản là không đầy đủ đối với tất cả các đối tượng công khai bản kê khai tài sản được quy định tại Điều 46a. Cụ thể, theo quy định tại Điều 46a có 3 đối tượng công khai bản kê khai tài sản gồm: Cán bộ công chức, viên chức nhà nước có nghĩa vụ kê khai; người ứng cử đại biểu QH, HĐND; người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại QH, HĐND.
Khoản 2, Điều 47 chỉ quy định “Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản ra quyết định xác minh tài sản”. Như vậy “người ứng cử đại biểu QH, HĐND, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại QH, HĐND mà không phải là cán bộ công chức, viên chức thì ai là người có quyền ra quyết định xác minh tài sản?”.
Thứ 3: Về Điều 47a, thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, điều luật quy định chưa đầy đủ. Cụ thể: UBMTTQ các cấp đã được xác định là tổ chức có thẩm quyền chung phản biện hoạt động của cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp, nhưng luật chỉ quy định UBMTTQ chỉ có quyền yêu cầu xác minh tài sản đối với người ứng cử đại biểu QH, HĐND là chưa đầy đủ. UBMTTQ phải được quyền yêu cầu xác minh tài sản của tất cả các đối tượng phải công khai bản kê tài sản theo quy định tại Điều 46a.
Tại cuộc họp tiếp xúc cử tri ngày 26.11.2012 tại quận 1 (TPHCM), Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định “Không ai có quyền cấm báo chí chống tham nhũng”, nhưng điều luật lại không quy định “quyền yêu cầu xác minh tài sản của cơ quan báo chí” sẽ hạn chế việc báo chí tham gia tích cực vào đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Để cho việc kê khai tài sản thực sự có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng thì cần phải có những quy định gì? Có cần mở rộng đối tượng kê khai, ngoài cá nhân người có chức vụ không, thưa ông?
- Để việc kê khai tài sản thực sự có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng, phải có 2 điều kiện.
1/ Điều kiện cần là các văn bản hướng dẫn thi hành việc kê khai công khai tài sản phải đảm bảo các yếu tố đầy đủ, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, tuyên truyền.
2/ Điều kiện đủ: Phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Việc mở rộng đối tượng kê khai ngoài phạm vi người có chức vụ, quyền hạn hiện nay là rất cần thiết. Bởi thực tế, người có chức vụ, quyền hạn thường sẽ dùng thủ đoạn để người thân thích không nằm trong đối tượng kê khai đứng tên tài sản, thậm chí còn chuyển dịch tài sản phải kê khai cho vợ bé, con ngoài giá thú…
- Xin cảm ơn ông!
Theo laodong
Kê khai thì có, kiểm soát thì không
Hôm 9-11, Quốc hội đã dành cả ngày thảo luận Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nhiều ĐBQH đề nghị, cần tịch thu tài sản nếu đối tượng có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc số tài sản ấy.
Nhiều ĐBQH cho rằng: Cần tịch thu tài sản khi người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc (Ảnh minh họa)
Theo dự thảo Luật, phạm vi đối tượng kê khai đã được mở rộng, nhiều đại biểu tán thành nhưng cũng có một số đại biểu đặt câu hỏi việc này có thật sự hiệu quả? ĐBQH Lê Thị Yến, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH Phú Thọ nói: "Về lâu dài, việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản là cần thiết để đảm bảo sự công bằng. Nhưng do chúng ta chưa chắc chắn kiểm soát được tài sản- thu nhập, nên mở rộng nữa e rằng không hiệu quả". ĐB Lê Thị Yến cho rằng, điều quan trọng hơn là các chế tài xử lý khi đối tượng được yêu cầu kê khai tài sản không chịu làm hoặc không giải trình được nguồn gốc tài sản. Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền, Phó trưởng đoàn ĐBQH Lâm Đồng đề nghị: "Cần tịch thu tài sản nếu không giải trình được hoặc không chịu kê khai tài sản thì mới công bằng. Nếu không làm được việc này thì kê khai chẳng có ý nghĩa gì".
ĐBQH Huỳnh Nghĩa, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đề nghị Quốc hội xem xét thiết lập chế tài tịch thu những tài sản cố tình che giấu, không kê khai. Đối với những trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực của bản kê khai tài sản thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kê khai lại. Sau khi kê khai lại mà vẫn còn nghi ngờ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh và làm rõ những vấn đề nghi vấn. Nếu qua xác minh phát hiện có tài sản chưa được kê khai, cố tình không kê khai thì tiến hành xử lý, có thể ra quyết định tịch thu sung công quỹ nhà nước. "Quy định chặt chẽ, mạnh mẽ như vậy thì mới khắc phục được tính hình thức về kê khai tài sản, tránh trường hợp cố tình che giấu, hoặc phân tán tài sản" - ĐB Huỳnh Nghĩa nói.
Nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng để công tác phòng, chống tham nhũng đạt được hiệu quả cần thành lập một cơ quan độc lập. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đoàn ĐBQH TP.HCM) đề nghị thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống tham nhũng; ĐBQH Nguyễn Viết Nhiên, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho rằng, với cấp Trung ương, phải có Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị và đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư. Các cơ quan có bộ phận chuyên trách làm công tác phòng, chống tham nhũng như Viện KSNDTC, Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ, cần được quy định chặt chẽ, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ. Đảng đoàn các cơ quan này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương. Tại địa phương, bộ phận chuyên trách của Ban Nội chính có trách nhiệm giúp đồng chí Bí thư trong công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.
Theo ANTD
Quan chức Hà Nội phải nghiêm túc kê khai thu nhập năm 2012 UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện và giám đốc sở ngành phải nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập trong măm 2012. Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu các sở ngành, quận huyện và các đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai kê khai tài sản, thu nhập và công...