Quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 20/2020/TT-BCT quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu năm 2020, 2021, 2022.
Theo đó, Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu.
Ngoài ra, Thông tư 20 cũng quy định đối tượng áp dụng với các thương nhân nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với hai nhóm này từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Video đang HOT
Mã số hàng hóa và tổng lượng hạn ngạch thuế quan từ năm 2020-2022 của các nhóm hàng trên được quy định tại Thông tư là trứng gia cầm mã số HS 04.07 với lượng hạn ngạnh thuế quan năm 2020 là 9.724 tá; năm 2021 là 10.210 tá; năm 2022 là 10.721 tá. Đối với thuốc lá nguyên liệu, mã số HS 24.01, lượng hạn ngạch thuế quan cho 3 năm 2020, 2021, 2022 là 500 tấn/năm.
Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu (viết tắt là C/O Mẫu EAV) cấp theo quy định hiện hành.
Đáng lưu ý, Thông tư cũng quy định cụ thể đối tượng và phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân cho thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu cho sản xuất thuốc lá điếu. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.
Phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Lượng nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm được trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp. Thuế suất thuế nhập khẩu 2 nhóm hàng này, được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Nhiều lô hàng trái cây chuẩn bị vào EU theo EVFTA
Ngay trong tuần này, nhiều lô hàng trái cây của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Sơ chế thanh long xuất khẩu tại nhà máy của Vina T&T. Ảnh: N.H
Cụ thể, ngày 16/9, tại trụ sở nhà máy Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô hàng chanh leo sang châu Âu theo EVFTA. Ngay sau đó, ngày 17/9, tại trụ sở Công ty Vina T&T (tỉnh Bến Tre), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô hàng trái cây sang châu Âu.
Trao đổi với báo Hải quan, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T cho biết, tại lễ công bố xuất khẩu ngày 17/9, công ty sẽ xuất khẩu một container dừa tươi theo đường tàu biển và một lô hàng thanh long 3 tấn đi đường hàng không. Ngoài ra, trong ngày hôm nay (ngày 14/9), công ty cũng đã thực hiện xuất khẩu 1 container bưởi sang châu Âu. Theo cam kết trong EVFTA, toàn bộ các lô hàng này đều được hưởng thuế suất 0%.
Ông Tùng cũng cho biết, việc giảm thuế theo EVFTA giúp trái cây Việt Nam có lợi thế rất lớn tại thị trường châu Âu. Theo đó, các nhà nhập khẩu của EU cũng gia tăng nhu cầu đối với trái cây Việt Nam. "Có khá nhiều nhà nhập khẩu của EU đã liên hệ với Vina T&T đặt vấn đề nhập khẩu trái cây. Nhưng do đang trong thời kỳ dịch bệnh, việc thanh toán không được thuận lợi như trước kia, nên công ty cũng phải chọn lọc khách hàng" - ông Tùng cho hay.
Hiện tại, trung bình mỗi tuần Vina T&T xuất khẩu khoảng 20 tấn trái cây các loại sang EU. Dự kiến, thời gian tới khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng tại EU tăng trưởng trở lại, lượng trái cây xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Thị trường M&A Việt Nam tiềm năng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ? Theo báo cáo mới đây của Euromonitor về chỉ số đầu tư mua bán và sáp nhập (M&A), Việt Nam được dự báo là một trong những thị trường có hoạt động M&A năng động, tiềm năng nhất toàn cầu năm nay với mức điểm 102, chỉ đứng sau Mỹ với 108,9 điểm. Thị trường M&A Việt Nam tiềm năng thứ hai thế...