Quy định chưa rõ, luật sư e ngại
Theo Điều 38 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an (có hiệu lực từ ngày 25-8), một trong các trường hợp luật sư bị điều tra viên đề xuất rút giấy chứng nhận bào chữa… là “khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ”. Nhiều ý kiến lo ngại quy định này sẽ bị lạm dụng để làm khó luật sư.
Theo Điều 38 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an, khi phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra như cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác thì điều tra viên (ĐTV) tiến hành lập biên bản sự việc trên, có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ. Tùy theo mức độ vi phạm của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý, ĐTV báo cáo thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra (CQĐT) ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Còn chung chung
Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa), quy định trên vì có điểm còn chung chung, chưa rõ nên đang thực sự làm giới luật sư phải e ngại. Cụ thể, phải hiểu thế nào là luật sư “khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ”? Phải hiểu thế nào là luật sư “có hành vi trái pháp luật khác”? Ai sẽ giám sát các kết luận này của ĐTV, CQĐT để đảm bảo sự khách quan?
Tại phiên tòa xử vụ năm công an ở Phú Yên đánh chết người, luật sư Võ An Đôn đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa. Liệu kiến nghị này có bị coi là kiến nghị không có căn cứ? Ảnh: Tấn Lộc
Luật sư Hà phân tích: Thực tiễn trong quá trình tham gia tố tụng hình sự ở giai đoạn điều tra này, các luật sư thường xuyên sử dụng hình thức kiến nghị đối với CQĐT. Một số nơi chấp nhận kiến nghị, có sự thay đổi về việc áp dụng pháp luật, trình tự, thủ tục tố tụng, biện pháp thực hiện… nhưng đa số các CQĐT thường “bỏ ngoài tai”. Và khi đó, lý do CQĐT đưa ra để bác bỏ kiến nghị vẫn luôn là “kiến nghị không có căn cứ”. Tương tự, gặp trường hợp cho rằng CQĐT xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình hay của thân chủ, các luật sư sẽ khiếu nại và rất nhiều khiếu nại của họ bị bác với lý do “không có căn cứ”. Do đó, việc Thông tư 28 quy định ĐTV có quyền xác định khiếu nại, kiến nghị của luật sư có căn cứ hay không, từ đó kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận bào chữa… là chưa đảm bảo tính khách quan.
“Không lý nào kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị của luật sư lại trở thành căn cứ để thu hồi giấy chứng nhận bào chữa… Khiếu nại, kiến nghị của luật sư có thể được CQĐT chấp nhận hoặc bác bỏ nhưng việc dựa vào đó để xử lý luật sư là rất vô lý bởi theo BLTTHS đây là quyền tố tụng của luật sư. Quy định như thế này thì luật sư nào còn dám khiếu nại, kiến nghị gì nữa!” – luật sư Cao Quang Thuần (Đoàn Luật sư TP.HCM) bức xúc.
Video đang HOT
E ngại có lạm dụng
“Hiện nay giới luật sư tham gia vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra vẫn đang còn gặp nhiều trở ngại từ phía ĐTV và CQĐT, nay Bộ Công an lại đặt ra thêm một trường hợp này là chưa ổn. Quy định chung chung như vậy có thể sẽ bị vận dụng tùy tiện và luật sư đã khó lại càng gặp khó hơn” – luật sư Lê Quang Y (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) nhận xét.
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định) cũng đồng tình: “Thực tế với vai trò phản biện và gỡ tội, luật sư là bên đối trọng với cơ quan điều tra nên không thể tránh khỏi chuyện có xung đột pháp lý, khiếu nại, kiến nghị. Quy định này không hợp lý, gây bất lợi cho luật sư, cần phải được xem xét lại”.
Liên đoàn Luật sư sẽ có kiến nghị Một số quy định trong Thông tư 28/2014 liên quan trực tiếp đến hoạt động hành nghề của luật sư nhưng Liên đoàn Luật sư Việt Nam không được Bộ Công an tham khảo ý kiến. Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư đã nhận được rất nhiều ý kiến của luật sư cả nước và đã nhanh chóng báo cáo ngay cho chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Trên cơ sở đề xuất của ủy ban, chủ tịch Liên đoàn Luật sư đã phản ánh với Chủ tịch nước trong buổi làm việc ngày 1-8 vừa qua. Mặt khác, Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư cũng đang gấp rút dự thảo văn bản trình chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký để gửi cho Bộ Công an, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) về vấn đề này trong thời gian tới. Luật sư PHAN TRUNG HOÀI, Chủ nhiệm
Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư – Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Theo Hồng Tú
Pháp luật TP HCM
Vụ "ăn chặn" trầm kỳ: Luật sư đề nghị dẫn giải 3 nhân chứng "nút thắt"
Sáng 18/6, sau phần khai mạc phiên tòa, luật sư đề nghị TAND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) dẫn giải 3 nhân chứng quan trọng liên quan trực tiếp đến vụ án "ăn chặn" trầm kỳ đối với 5 bị cáo, trong đó 4 bị cáo nguyên là sĩ quan công an huyện Khánh Sơn.
Các bị cáo tại tòa, sáng 18/6.
Hai luật sư Nguyễn Đình Thơ (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa), Lê Văn Minh (Đoàn luật sư Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thành Trung (nguyên trưởng Công an huyện Khánh Sơn, nguyên phó trưởng Trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa) bị truy tố về tội: "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có", đề nghị cần phải dẫn giải 3 nhân chứng: Nguyễn Ngọc Thừa, Phạm Thanh Túc, Bùi Khắc Dũng tới tòa vì cho rằng đây là 3 nhân chứng rất quan trọng.
Luật sư Lê Văn Minh khẳng định: "Đó là những nhân chứng cực kỳ quan trọng trong vụ án này mà chúng tôi cần phải làm sáng tỏ. Thiếu những nhân chứng này sẽ gây khó khăn cho chúng tôi đối chất tại tòa".
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Đình Thơ cho rằng: "Trong quá trình điều tra, bị cáo Trung không thừa nhận có việc mua bán, nhưng chính những người này lại khai có việc bị cáo Trung mua bán trầm kỳ. Cho nên, chúng tôi yêu cầu phải dẫn giải để đối chất, vì trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không cho đối chất giữa bị cáo Trung và những người này".
Luật sư Nguyễn Đình Thơ cũng cho rằng nếu vắng mặt 3 nhân chứng nói trên thì phiên tòa "sẽ không đảm bảo tính khách quan".
Sau khi hội ý, HĐXX cho rằng, trong quá trình điều tra, các nhân chứng mà luật sư nêu đã có lời khai tại cơ quan điều tra, không cần thiết phải dẫn giải các nhân chứng tới tòa nên quyết định tiếp tục xét xử.
Trong vụ án này, VKS Nhân dân huyện Khánh Sơn truy tố 4 bị cáo khác gồm: Luân Văn Nam (trú thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn), Nguyễn Hồng Hà (nguyên Đội trưởng Đội CSGT Công an Khánh Sơn), Vũ Anh Trung (nguyên Đội trưởng Đội cảnh sát Kinh tế Môi trường Công an Khánh Sơn), Trần Lệ Kiên (nguyên phó đội trưởng Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an Khánh Sơn) về tội: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Nhân chứng của vụ án tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo cáo trạng, vào tháng 9/2012, tại khu vực núi Gộp Ngà (thôn Ma O, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn) có rất nhiều người dân tụ tập thành từng nhóm đến đào bới, tìm kiếm trầm kỳ trái phép, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 24/9/2012, UBND huyện Khánh Sơn ban hành quyết định thành lập Đội liên ngành làm công tác vận động quần chúng, ngăn chặn việc khai thác trầm kỳ trái phép tại xã Sơn Trung.
Đội liên ngành gồm các lực lượng: công an, quân đội, kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ... do Vũ Anh Trung làm Đội trưởng, Nguyễn Hồng Hà làm Đội phó.
Cuối tháng 9/2012, rất đông phu trầm đứng đơn tố cáo một số cán bộ trong đội liên ngành của huyện đã "ăn chặn" trầm của họ mà không chia như thỏa thuận trước đó với các phu trầm.
Sau khi vào cuộc điều tra, cơ quan công tố kết luận, tối ngày 26/9/2012, Vũ Anh Trung, Nguyễn Hồng Hà, Trần Lệ Kiên đã có hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong việc thu giữ 1 đoạn trầm kỳ khai thác trái phép gây thiệt hại lợi ích Nhà nước 3,8 tỉ đồng.
Trong khi đó, Luân Văn Nam đã cùng với Nguyễn Hồng Hà thu giữ 1 đoạn trầm kỳ khai thác trái phép gây thiệt hại lợi ích Nhà nước 350 triệu đồng. Đối với Nguyễn Thành Trung biết rõ 2 đoạn trầm kỳ này là tài sản do 4 người trên phạm tội mà có, nhưng vẫn đứng ra thực hiện việc mua bán, đưa ra tỉ lệ ăn chia nhằm mục đích hưởng lợi.
Viết Hảo
Theo Dantri
Thái Nguyên: "Cơ quan thi hành án khấu nợ tùy tiện là vi phạm pháp luật nghiêm trọng" "Việc làm kỳ lạ của Chi cục THADS TX Sông Công khi cưỡng chế thi hành án bằng cách khấu trừ tiền của cả một công ty vào nghĩa vụ trả nợ của riêng một cổ đông khiến cho doanh nghiệp khốn đốn là vi phạm pháp luật", luật sư Trương Quốc Hòe phân tích. Như báo Điện tử Dân trí đã đưa...