Quy định chặt chẽ để tránh doanh nghiệp “lách luật”, trốn thuế
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự án Luật quản lý thuế sửa đổi, nhiều đại biểu đã cho ý kiến về quy định xóa tiền nợ thuế.
Dự thảo quy định thẩm quyền xóa nợ cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Thuế và Cục trưởng Hải quan. Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị cân nhắc quy định theo hướng không nên trao quyền cho lãnh đạo ngành Thuế, Hải quan được quyền xóa nợ thuế.
“Nên giao thẩm quyền này cho cơ quan quản lý nhà nước về thuế. Vì cơ quan quản lý thuế là người quyết định ấn định thuế, miễn giảm thuế, phanh nợ thuế, nay lại thực hiện xóa nợ thuế là không phù hợp, dễ tùy tiện vi phạm nguyên tắc, phát sinh tiêu cực và khó kiểm soát”, đại biểu nói.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng đề nghị cân nhắc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng thuế hải quan, Cục trưởng thuế hải quan.
“Đề nghị phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xóa nợ từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, Cục trưởng thuế, Cục trưởng hải quan dưới 5 triệu đồng. Nên giải thích rõ ràng trong trường hợp nào là đặc biệt báo cáo Chính phủ để xóa nợ, chậm nộp. Cấp tỉnh và Bộ Tài chính nên có hội đồng xét duyệt các trường hợp nêu trên nhằm đảm bảo khách quan cho cơ quan thuế”, đại biểu nói.
Đại biểu Ksor Phước Hà phát biểu tại hội trường (ảnh QH)
Video đang HOT
Đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung trường hợp khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các khoản nợ, chờ, giải quyết miễn giảm thuế của cơ quan quản lý thuế. Thời gian bắt đầu không tính tiền chậm nộp kể từ ngày người nộp thuế nộp đầy đủ hồ sơ miễn giảm thuế theo quy định.
Theo đại biểu, người nộp thuế được miễn giảm thuế khi có phát sinh nghĩa vụ với Nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 82, thời gian giải quyết miễn giảm thuế của cơ quan quản lý thuế từ 30 đến 40 ngày. Trong khoảng thời gian này sẽ phát sinh khoản tiền chậm nộp mà cơ quan quản lý thuế phải theo dõi và đôn đốc thu nhưng không được quy định trong trường hợp xóa nợ thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại Điều 85 dự thảo luật.
Thực trạng những năm qua đất nước ta bị thất thu thuế rất nhiều mà chủ yếu là từ các doanh nghiệp là nhận định của đại biểu Ksor Phước Hà (Gia Lai).
“Dân quên một hôm thì nhắc nhở liên tục bằng nhiều phương tiện, cách thức khác nhau. Nhưng doanh nghiệp lách luật, trốn thuế thì phải đợi thanh tra, kiểm tra mới được phát hiện. Phát hiện được rồi, đợi đủ các thể loại đợi, sau đó mới đẻ ra được những hình thức thông cáo, chế tài xử lý.
Nợ thuế lâu năm chỉ cần một câu lỗ vốn, vô ý quên, vô ý nhầm có thể thoát thân. Đó là biểu hiện lỏng lẻo của pháp luật”, đại biểu nói Ksor Phước Hà nói.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến, đặc biệt về nội dung của Chương 9 về không thu thuế, miễn thuế, giảm thuế, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế cần được thể hiện chi tiết, rõ đối tượng để Luật Quản lý thuế (sửa đổi) không trở thành bức tranh “vẽ đường cho hươu chạy”.
H.L
Theo phapluatxahoi
Hàng nghìn DN ngừng hoạt động, ngành thuế "ôm" 104 tỷ đồng nợ xấu
Tính đến ngày 25/7, số nợ khó thu của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động tại Cục Thuế Hà Tĩnh là hơn 104 tỷ đồng. Đây là những doanh nghiệp đã mất năng lực hành vi dân sự, bỏ địa chỉ kinh doanh, chờ giải thể, mất khả năng thanh toán.
Kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và vận tải từ năm 2011, nhưng do nhiều nguyên nhân, đến nay, Công ty TNHH Bảo An Hà Tĩnh đã dừng hoạt động. Nhiều tháng nay, công ty đã không đến Cục Thuế Hà Tĩnh thanh lý hóa đơn chứng từ. Hiện tại, số nợ thuế của công ty tại Cục Thuế Hà Tĩnh vẫn còn hơn 678 triệu đồng.
Một doanh nghiệp khi ngừng hoạt động sẽ có thông báo của Cục Thuế Hà Tĩnh nhưng đa số doanh nghiệp này còn nợ thuế nên việc thông báo không thể thực hiện
Tương tự, Xí nghiệp xây dựng 20/11 (TP Hà Tĩnh) hiện cũng đã dừng hoạt động nhưng còn để lại số nợ hơn 533 triệu đồng tại Cục Thuế Hà Tĩnh. Và đương nhiên, khoản nợ này sẽ được đưa vào nhóm nợ thuế khó thu của đơn vị.
Theo thống kê của Cục Thuế Hà Tĩnh, tính đến nay, toàn tỉnh có 9.340 doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế. Tuy nhiên, có đến 3.903 doanh nghiệp, hợp tác xã đã ngừng, nghỉ hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm 41,8%). Số nợ khó thu của các doanh nghiệp đã ngừng, nghỉ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm hơn 104 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Cảnh Bảy - Trưởng phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết: "Doanh nghiệp đã phá sản, dừng kinh doanh thì sẽ chây ỳ, cố tình chiếm dụng tiền thuế. Cũng có nhiều doanh nghiệp đã rút khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh mà đơn vị quản lý thu thuế không biết nên rất khó khăn trong việc thu nợ".
Cục Thuế Hà Tĩnh hiện còn hơn 104 tỷ đồng nợ khó thu của doanh nghiệp đã dừng hoạt động
Thực tế hiện nay, cơ chế chính sách trong thành lập doanh nghiệp, cấp mã số thuế vẫn còn nhiều hạn chế là nguyên nhân gây nợ đọng thuế. Theo đó, Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế không quy định việc chủ thể nợ thuế không được lập doanh nghiệp mới nên nhiều chủ doanh nghiệp đã thành lập doanh nghiệp khác, chuyển địa điểm kinh doanh để trốn thuế.
Bên cạnh đó, việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tài khoản ngân hàng gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp nợ thuế chuyển sang giao dịch tiền mặt và cơ quan thuế chủ yếu chỉ nắm được số tài khoản không có dư hoặc số dư nhỏ không đủ thực hiện cưỡng chế.
Ngoài ra, chế tài xử lý các doanh nghiệp nợ thuế cũng chưa nghiêm bởi luật quy định hành vi được coi là trốn thuế khi trốn từ trên 100 triệu đồng trở lên, nhưng nợ thuế ở mức nào, thời hạn bao lâu thì chưa quy định vào tội trốn thuế để truy tố.
Doanh nghiệp kê khai thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh
Để thu hồi khoản nợ khó trên, ngành thuế Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp. Theo đó, giải pháp hiệu quả nhất lâu nay ngành vẫn áp dụng là truy tận gốc trụ sở của doanh nghiệp để đòi nợ. Bên cạnh đó, ngành cũng phối hợp với cơ quan công an trong xử lý các doanh nghiệp có dấu hiệu phạm tội, bỏ trốn khi còn nợ thuế; thường xuyên phối hợp với các ngân hàng thương mại để xác minh thông tin về tài khoản của doanh nghiệp, phối hợp cưỡng chế nợ thuế. Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã ban hành 3.318 lượt quyết định cưỡng chế đối với 931 doanh nghiệp, qua đó đã thu nộp NSNN được số tiền trên 53 tỷ đồng.
Theo baohatinh
Cá nhân nợ thuế có thể bị cắt điện, nước Việc cưỡng chế nợ thuế của cá nhân kinh doanh, cá nhân thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công theo Bộ Tài chính đang gặp vướng mắc. Nói rõ hơn trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính cho rằng, với các đối tượng trên, khó áp dụng các biện pháp cưỡng chế hiện tại, dẫn đến...