Quy định cấm trèo cây tại thị trấn ở Italy vấp phải phản đối kịch liệt
Một hội đồng thị trấn tại Italy đã vấp phải nhiều chỉ trích do cấm người dân trèo cây, đồng thời áp dụng mức phạt tài chính khá cao với “hành động trái phép” này.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Tờ Guardian (Anh) ngày 18/4 đưa tin, bất cứ ai bị bắt quả tang trèo cây ở không gian công cộng trong trung tâm thị trấn Oderzo, ở tỉnh Treviso phía Bắc Italy, có nguy cơ bị phạt từ 25 euro (675.000 đồng) đến 500 euro (13,5 triệu đồng).
Thị trưởng Oderzo, bà Maria Scardellato, cho biết quy định cấm trèo cây nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ cây cối.
Nhưng Giulia Princivalli, một ủy viên hội đồng Oderzo, cho rằng điều đó thật vô lý. Bà nói với truyền thông địa phương: “Thật nghịch lý khi cấm trẻ em trèo cây trong lúc chúng ta phàn nàn về việc chúng luôn dùng điện thoại di động. Chỉ cần treo biển cảnh báo phụ huynh rằng hội đồng không chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tai nạn là đủ”.
Guardian dẫn lời nhà tâm lý học Mirco Casteller cũng phản đối biện pháp này. Ông nói với truyền thông địa phương rằng hoạt động vui chơi, ngay cả khi có rủi ro, vẫn quan trọng. Ông bổ sung: “Trải nghiệm trèo cây giúp trẻ biết được giới hạn của mình”.
Trong khi đó, thị trưởng Scardellato cho biết đã nhận được vô số cuộc gọi yêu cầu bà giải thích về quy định này. “Rõ ràng là nó không áp dụng với cây ở nông thôn hay trong vườn của người dân mà chỉ áp dụng cho cây ở trung tâm thị trấn hoặc khu vực công cộng… Tôi chưa bao giờ thấy người ta trèo cây ở trung tâm thành phố. Hoàn toàn không có mong muốn hạn chế việc chơi của trẻ em”, bà Scardellato phân trần.
Europol: Mạng lưới tội phạm Italy nguy hiểm nhất châu Âu
Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn báo cáo của Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol), mạng lưới tội phạm Italy là một trong số nhóm tội phạm nguy hiểm nhất tại Liên minh châu Âu (EU), với các hoạt động chính là buôn bán ma túy, tống tiền và đấu giá; buôn bán phế liệu, gian lận thuế và rửa tiền.
Cảnh sát Europol làm việc tại trụ sở ở Hague, Hà Lan. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Các tổ chức kiểu mafia Italy đã mở rộng đáng kể hoạt động ra nước ngoài, thâm nhập hơn 45 quốc gia trên toàn thế giới. Trong EU, các tổ chức này có phạm vi hoạt động rộng rãi, chủ yếu ở Bỉ, Đức, Hà Lan, Malta, Romania và Tây Ban Nha. Các mạng lưới tội phạm Italy này cũng hiện diện ngoài EU, đặc biệt là ở Colombia, Thụy Sĩ và Mỹ.
Báo cáo có tiêu đề "Giải mã các mạng lưới tội phạm đe dọa nhất của EU" cho thấy các mạng lưới tội phạm nguy hiểm nhất ở châu Âu hoạt động rất linh hoạt, sử dụng cơ cấu kinh doanh hợp pháp để tạo điều kiện hoặc che giấu hoạt động tội phạm của chúng.
Trên thực tế, 86% mạng lưới này sử dụng vỏ bọc kinh doanh hợp pháp, bằng cách thâm nhập các doanh nghiệp cấp cao hoặc thành lập doanh nghiệp mới. Các lĩnh vực dễ bị tội phạm có tổ chức xâm nhập nhất được xác định là xây dựng, khách sạn và hậu cần.
Những mạng lưới này cũng điều hành hoạt động tội phạm không biên giới và có thể mở rộng ra ngoài EU. Nguy hiểm nhất là các mạng lưới tội phạm này có thể gây thiệt hại đáng kể cho an ninh nội bộ, pháp quyền và kinh tế EU. Hoạt động của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của công dân EU.
Câu hỏi tìm lời đáp Nghị viện châu Âu vừa thông qua Hiệp ước châu Âu về tị nạn và di cư, với tiêu chí trọng tâm là "đoàn kết và trách nhiệm", sự kiện được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá là "lịch sử". Nhưng châu Âu đã tìm được giải pháp thực sự cho vấn đề di cư và thực hiện đúng với trách nhiệm...