Quỹ đen
“Chiến sự” đã diễn ra hơn một tuần rồi mà em vẫn không có dấu hiệu “hạ nhiệt”, bất chấp mọi cố gắng làm hòa của anh. Hết gây gổ, khóc lóc ầm ĩ, em lại chuyển sang chiến tranh lạnh, cả ngày mặt mũi lầm lì.
Dẫu rằng cũng có một phần lỗi của anh, nhưng với nỗi ấm ức bao nhiêu năm dồn nén, anh tức nước vỡ bờ, mặc kệ em luôn.
Tuần trước, chẳng hiểu lục lọi thế nào mà em phát hiện được tấm thẻ ATM thứ hai – nơi chứa toàn bộ “quỹ đen” phòng thân của anh. Từ việc lớn như lo cho ba mẹ đi bệnh viện, đóng tiền học phí giúp thằng em trai đến việc nhỏ như cho bạn mượn tiền, đi nhậu đột xuất… tất cả đều nhờ vào tấm thẻ ATM đấy.
Em mắng anh xối xả, buộc tội anh đủ điều. Em nói thẳng: “Chỉ có thằng chồng tồi mới lập quỹ đen”. Nghe vậy, anh chỉ biết cười cho qua chuyện, bởi chẳng bao giờ em chịu hiểu, cái quỹ đen ấy xuất hiện cũng bởi do em. Chẳng lẽ anh cãi lại: “Chỉ có người vợ tồi mới buộc chồng phải lập quỹ đen”.
Từ lúc lấy em đến giờ, việc chi tiêu cho bản thân, cho gia đình riêng luôn là nỗi băn khoăn, nỗi khó chịu lớn nhất của anh. Em quan niệm rằng nếu đã kết hôn, tức là hết trách nhiệm với cha mẹ, với anh chị em, cả hai chỉ nên có trách nhiệm với gia đình riêng, với con cái mà thôi. Vì lẽ đó, em khó chịu ra mặt khi anh phải giúp đỡ gia đình mình. Thậm chí, em còn tìm mọi cách để ngăn cản.
Video đang HOT
Mẹ anh bệnh, phải vào bệnh viện, nhà dưới quê lại hết tiền. Cực chẳng đã, ba anh gọi điện xin anh ít tiền. Phận làm con, chẳng lẽ anh chối từ. Anh cầm vài triệu đón xe về quê lo cho mẹ. Chỉ có vậy mà em cằn nhằn cử nhử cả tháng. Đến tận bây giờ, thỉnh thoảng em vẫn nhắc.
Rồi thằng em anh vào đại học, từ dưới quê lên thành phố. Nhà mình rộng rãi, đáng lẽ cho nó ở ké cũng không sao. Nhưng biết tính em, anh đành kêu nó thuê nhà trọ. Nhưng rồi thỉnh thoảng nó cũng kẹt tiền, lúc thì do ba mẹ dưới quê chưa gửi lên kịp, lúc thì do nó bị mất chỗ làm thêm, anh cũng phải giúp chút đỉnh. Mỗi khi giúp em trai tiền, sợ em biết làm um sùm, anh phải giấu giấu giếm giếm, khổ hết biết.
Đã nhiều lần anh tìm cách khuyên em, có khi phân tích lý lẽ nhẹ nhàng, có khi làm dữ, nhưng chẳng bao giờ em chịu hiểu. Em cứ khăng khăng cái lý lẽ của mình: “Ủa, có bao giờ em giúp nhà em đâu? Anh cũng phải vậy mới công bằng chứ”. Nghe vậy, anh chán chẳng buồn nói nữa. Nhà anh sao đòi so sánh với nhà em. Ba má em có của ăn của để, tuy đã về hưu nhưng tiền bạc vẫn rủng rỉnh nhờ có mấy căn nhà mặt tiền cho thuê. Ba má em thì cần gì vợ chồng mình giúp tiền bạc. Muốn hiếu thảo, vợ chồng mình chỉ cần quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần là đủ.
Ngược lại, ba mẹ anh là nông dân, sống dựa vào vài công ruộng dưới quê. Năm nào thiên tai, lúa mất giá, coi như trắng tay. Ba mẹ anh có mỗi hai thằng con trai, mà thằng út thì còn đang học, nên anh là chỗ dựa duy nhất cho cả nhà. Chẳng lẽ mẹ bệnh, chẳng lẽ em đói, anh đành đoạn không lo. Đó là trách nhiệm, là tình thân, là chữ hiếu mà anh không thể chối từ.
Anh cũng chẳng muốn lập quỹ đen làm gì, giấu giếm nhục lắm. Nhưng anh vẫn phải lập, bởi anh nhịn em, bởi anh muốn gia đình yên ấm. Nhưng nếu em cứ cái đà này, không chịu cảm thông cho hoàn cảnh của anh, thiếu tình thương và lòng hiếu thảo với gia đình chồng, thì chắc là mình phải đường ai nấy đi. Biết đến bao giờ em mới chịu hiểu?
Theo VNE
Bé trai 12 tuổi bỏ học nuôi cha mẹ bệnh
Nghỉ học một năm để nuôi mẹ bị ung thư, về quê học lại được vài tháng Nguyện lại phải lên bệnh viện chăm sóc cha bị ngã giàn giáo dập nát xương đùi. Được giúp tiền, cậu bé mồ côi mẹ lại dành dụm để mua sữa cho cha.
Gần một tháng nay, ngày nào Nguyễn Chí Nguyện (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) cũng hai buổi xếp hàng xin cơm từ thiện ở Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng để ăn cùng cha đang điều trị tại khoa chấn thương chỉnh hình. Mới 12 tuổi nhưng cậu bé phải làm việc như người lớn vì hai năm qua Nguyện hết chăm sóc mẹ rồi lại nuôi cha ở nhiều viện khác nhau.
Anh Nguyễn Lịch Sử (41 tuổi) nhà nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Không đất đai nên quanh năm vợ chồng anh sống bằng nghề làm thuê để nuôi 3 con. Hai năm trước chị Tô Thị Mười bị bệnh ung thư, anh đưa vợ lên Bệnh viện Từ Dũ điều trị. Để kiếm tiền chạy chữa cho vợ, người chồng đi làm phụ hồ, hai con gái đứa 15, đứa 13 tuổi đi giúp việc ở TP HCM mỗi tháng được hơn 1,5 triệu đồng.
Nguyện bỏ học giữa chừng để vào bệnh viện nuôi cha vì mẹ mất, hai chị đi làm thuê tận TP HCM. Ảnh: Duy Khang
Thấy cha với hai chị đi làm kiếm tiền nuôi mẹ bệnh, Nguyện đã bỏ học giữa chừng để lên TP HCM chăm sóc mẹ vì ban ngày mọi người đi vắng hết. Sau gần một năm chạy chữa, chị Tốt qua đời. An táng vợ xong, anh Sử tiếp tục lên TP HCM làm thợ hồ để được gần hai con gái. Nguyện được gửi cho hàng xóm dưới quê và vào học lớp 6 THCS xã Vĩnh Lợi.
Người cha dự định cuối năm nay sẽ cho hai con gái nghỉ làm thuê ở TP HCM, quay về Sóc Trăng làm công nhân thủy sản để được gần nhà, có điều kiện giúp cha kiểm soát việc học hành của em trai. Tuy nhiên, tháng 5/2012 công trình xây chợ anh Sử tham gia thi công ở Đồng Nai bị sập giàn giáo khiến anh dập nát xương đùi.
Sau nhiều tháng điều trị chống nhiễm trùng và viêm xương, anh được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng để được gần nhà. Tiền hỗ trợ của đơn vị thi công đã dùng hết vào những lần phẫu thuật ráp xương nên hai con gái của anh tiếp tục làm thuê ở TP HCM kiếm tiền chạy chữa cho người cha suốt ngày ngồi một chỗ.
Do không có ai bên cạnh cha nên Nguyện lại bỏ học lên Bệnh viện Sóc Trăng nuôi cha. Mới đây, bệnh nhân này được cấp thẻ bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo nên chi phí chữa bệnh tạm thời chưa phát sinh thêm. Để có nguồn sống cho hai cha con, ba tuần nay Nguyện luôn túc trực tại quầy phát cơm từ thiện mỗi ngày.
Một điều dưỡng của khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, nhiều bệnh nhân nằm cùng phòng biết được hoàn cảnh của cha con anh Sử nên giúp đỡ vài trăm nghìn đồng để Nguyện mua thức ăn sáng. Người nào hảo tâm cho Nguyện tiền mua quần áo mới nhưng cậu đều để dành mua sữa cho cha bồi bổ.
Theo kế hoạch, trước Tết Tân Mão bệnh viện sẽ bố trí xe từ thiện đưa anh Sử về quê. Sau Tết, anh quay lại tái khám, điều trị chống viêm để chờ vài tháng nữa lên TP HCM phẫu thuật ráp thêm một phần xương đùi bị mất. Và có lẽ việc học của Nguyện lại tiếp tục dở dang.
Theo VNE
Cô sinh viên hiếu thảo đầy nghị lực Chúng tôi đến nhà trọ của Trần Thị Phi Vân - sinh viên năm 3 ngành Sư phạm mầm non, Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long vào một buổi chiều tan học. Bên tôi, em mặc chiếc áo sơ mi trắng giản dị, chạy chiếc xe đạp cọc cạch và đội chiếc nón lá xám đen vì nắng. Đi với Vân, chúng tôi...