Quỹ đầu tư Mỹ rót vốn kỷ lục cho Masan
Quỹ đầu tư Mỹ vừa tăng gấp đôi khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan do tin vào tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Ông Ming Lu, Tổng Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của KKR. Ảnh: Thedeal.com
Quỹ đầu tư KKR & Co đến từ Mỹ vừa thông qua quyết định đầu tư 200 triệu USD vào Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Cosumer Corp.). Cho đến nay, đây là khoản đầu tư khủng nhất từ một quỹ đầu tư tư nhân vào Việt Nam.
Tin từ Wall Street Journal nhận định hiện nay, hơn 90% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer như nước mắm, mỳ tôm hay cà phê hòa tan. Nhờ đó, doanh thu của Masan tăng từ 31 triệu USD năm 2007 lên xấp xỉ 500 triệu USD trong năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận quý 3/2012 tăng 50% so với cùng kỳ 2011, lên khoảng 36 triệu USD.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên KKR rót tiền vào Masan. Vào tháng 4/2011, quỹ này đã rót 159 triệu USD vào công ty này. Hiện KKR có hai nhân sự trong Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần hàng Tiêu dùng Masan. “Việc nhân đôi khoản đầu tư trong vòng chưa đến hai năm đã chứng tỏ sự tin tưởng của chúng tôi vào khả năng tăng trưởng của Việt Nam, ông Ming Lu, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của KKR nhận xét.
Về phía Hàng tiêu dùng Masan, Tổng Giám đốc Trương Công Thắng cho rằng khoản đầu tư 200 triệu USD sẽ giúp công ty đa dạng hóa sản phẩm, nhắm vào các mặt hàng tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh.
Khoản đầu tư của KKR đến khi kinh tế Việt Nam trải qua năm tăng trưởng chậm nhất trong vòng 13 năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao khiến các ngân hàng trong nước ngại cho vay. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn FDI từ 13 đến 14 tỷ USD trong năm nay, so với con số 13,1 tỷ USD năm vừa rồi.
200 triệu USD đến từ KKR có thể là khoản đầu tư lớn nhất từ một quỹ tư nhân đối với Việt Nam, theo công ty cung cấp dữ liệu Dealogic. Hàng tiêu dùng Masan là công ty con của Tập đoàn Masan. Kể từ tháng 4/2011 khi khoản đầu tư lần đầu của KKR, cho đến nay cổ phiếu của công ty này đã tăng 30%.
Thương vụ này của KKR nằm trong chiến lược đầu tư vào các công ty tại Đông Nam Á, nhằm bắt kịp tốc độ tăng trưởng ở khu vực này. Năm ngoái, KKR đã thiết lập văn phòng ở Singapore để nghiên cứu thị trường. Cho đến nay, KKR đã rót 5,2 tỷ USD vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 20% số vốn này được dành cho 4 công ty ở Đông Nam Á.
Gần đây nhiều nhà đầu tư chiến lược nước ngoài bày tỏ mong muốn tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước. Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản Tokyo-Mitsubishi UFJ vừa mua lại 20% cổ phần của Vietinbank với tổng giá trị lên đến 743 triệu đôla Mỹ, đánh dấu thương vụ M&A kỷ lục trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó, Sumitomo Life mua lại 18% cổ phần của Bảo Việt, một công ty bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, từ HSBC với giá trị 340 triệu đôla Mỹ.
Theo VNE
Vietinbank khống chế "room" nhà đầu tư ngoại trên sàn
Với "room" còn lại 20% cho nhà đầu tư ngoại tại Vietinbank, nhà băng Nhật Tokyo-Mitsubishi UFJ đang tỏ ý mua đứt. Trong khi đó, từ ngày 14/12, Vietinbank khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trên sàn tại ngân hàng là 12,795%.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank - mã CTG) vừa công bố thông tin về khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX).
Theo đó, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ trên HSX tối đa là 12,795% vốn điều lệ của Vietinbank. Điều này, theo ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Việc khống chế tỷ lệ có hiệu lực từ ngày 14/12.
Theo quy định hiện tại, "room" cho nhà đầu tư ngoại ở Vietinbank chỉ còn dư địa 20%.
Trước đó, hãng tin Reuters ngày 12/12/2012 đăng tải thông tin cho biết, một ngân hàng Nhật là Tokyo-Mitsubishi UFJ đang tỏ ý muốn mua 20% cổ phần của CTG với chi phí khoảng 60 tỷ Yên, tương đương khoảng 720 triệu USD. Nhà băng này hy vọng sẽ có thể đạt được thỏa thuận trong nửa đầu của năm tới.
Dữ liệu của Reuters cho thấy, trong năm nay, các công ty Nhật đã chi kỷ lục 83,8 tỷ USD cho các thương vụ M&A, dẫn đầu châu Á với mức gia tăng 1/5 so hồi 2011.
Về phía Vietinbank, ngân hàng vừa hạ chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2012 này, trong đó, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm 16,62% so với kế hoạch ban đầu, còn 7.500 tỷ đồng (360 triệu USD), cũng giảm 11% so với thực hiện của năm 2011; thay vì mức tăng trưởng 7% so với dự đoán trước đó.
Hiện tại Vietinbank đang có một cổ đông chiến lược nước ngoài là Công ty tài chính quốc tế - IFC, nắm giữ 10% cổ phần. Đợt phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho IFC hồi năm 2011 đã giúp ngân hàng thu về thặng dư vốn là 1.854 tỷ đồng.
Đầu năm nay, VietinBank tưởng đã có thể chốt được đối tác chiến lược thứ hai là Ngân hàng Nova Scotia của Canada. Tuy nhiên, tại trước thời điểm chuyển tiền góp vốn cho VietinBank, Nova Scotia đưa ra yêu cầu phải được hưởng toàn bộ cổ tức và thặng dư vốn của năm 2011 và VietinBank không chấp nhận yêu cầu này. Thỏa thuận bị "vỡ" trong phút chót.
Sau buổi ký kết hợp đồng tín dụng với Nomura Singapore Ltd diễn ra đợt vừa rồi, ông Nguyễn Đức Thành, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, không lâu nữa, VietinBank sẽ chọn được cổ đông chiến lược thứ hai.
Ở Việt Nam từng có hai ngân hàng khác là Vietcombank, năm ngoái cũng đã có thỏa thuận bán 15% cổ phần ngân hàng trị giá 760 triệu USD cho Tập đoàn tài chính Mizuho; và Eximbank bán 15% cổ phần cho Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui với giá 225 triệu USD hồi 2008.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; cổ đông và người có liên quan của cổ đông không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ 1 tổ chức tín dụng.
Hiện tại, theo quy định, tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nam.
Trong đó, một tổ chức tín dụng nước ngoài được sở hữu tối đa 10%; một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sở hữu tối đa 20%; một công ty quản lý quỹ đầu tư sở hữu tối đa 5% và tổng mức sở hữu của các công ty quản lý quỹ trong một ngân hàng không quá 10%.
Theo Dantri
Chủ tịch Tập đoàn Masan bác tin đồn bị bắt Ông Quang khẳng định hiện ông vẫn điều hành công việc tại Masan và vẫn giữ chức vụ phó chủ tịch hội đồng quản trị Techcombank. Tin tức chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty...