Quỹ đầu tư Mỹ phá sản vì gian dối của tỷ phú Trung Quốc
Larry Chen, cựu giáo viên ở ngôi làng nghèo tại Trung Quốc, hiện là một trong những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, vài tuần gần đây là khoảng thời gian đầy biến động của ông.
Kể từ cuối tháng 1/2021, công ty giáo dục trực tuyến thành lập năm 2014 của Larry Chen, GSX Techedu, đã bị vùi dập trên thị trường chứng khoán khi cổ phiếu mất giá tới 80% từ cuối tháng 1.
Hồi tháng 3, Bill Hwang’s Archegos Capital Management, nhà đầu tư có thị phần lớn nhất của nền tảng giáo dục GSX, đã phá sản khi không thể ứng các lệnh gọi ký quỹ, lệnh được phát ra khi tài khoản chứng khoán không đủ khả năng thực hiện các giao dịch. Hwang’s Archegos được biết là công ty quản lý vốn của Mỹ.
Nền tảng “lừa đảo”
Theo Bloomberg , GSX đã chứng kiến các nhà đầu tư bán khống mã chứng khoán từ năm 2020, cho thấy mức lỗ nghiêm trọng hơn dự kiến.
Báo cáo gần đây của Grizzly Research nghi ngờ về trình độ và số lượng giáo viên trực thuộc nền tảng giáo dục số GSX. Tài liệu cũng cho rằng kiểm toán viên của Deloitte không nên đưa ý kiến bênh vực cho báo cáo hàng năm của công ty này.
Larry Chen (trái) một bước trở thành tỷ phú USD nhờ nền tảng giáo dục số GSX. Ảnh: AP.
Lắng nghe những gì Larry Chen tâng bốc, không ai hình dung được mức độ thảm hại mà công ty đang gặp phải. GSX Techedu bị đánh giá là công ty đạt hiệu quả thấp nhất trong năm nay. Hoạt động kém chất lượng của công ty giáo dục số kéo tụt giá trị tài sản ròng của cựu giáo viên từ 13 tỷ USD xuống còn 3 tỷ USD, kể từ thời điểm đạt đỉnh vào tháng 1/2021.
Video đang HOT
“Cuộc sống như một trò chơi vậy”, Chen chia sẻ trong sự kiện tổ chức tại Bắc Kinh, nơi công ty của ông đặt trụ sở chính. “Chúng tôi phải sống thật vui và giành chiến thắng”, vị tỷ phú khẳng khái nói.
Trong bộ vest đen và sơ mi trắng lịch lãm, giám đốc điều hành GSX tránh thảo luận về sự lao dốc gần đây của cổ phiếu. Thay vào đó, ông tán dương những nỗ lực không ngừng của công ty và “trân trọng sự tin tưởng từ học sinh và phụ huynh” của mình.
Theo Bloomberg, một vài giáo viên được sắp xếp để phát biểu, khẳng định công ty khắt khe trong việc tuyển dụng giáo viên trực tuyến và củng cố niềm tin về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, ông Chen lại không hề đả động tới vấn đề nhiều nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta nên tập trung vào việc tự phê bình hơn là những tin đồn thất thiệt”, cha đẻ của GSX tự tin tuyên bố.
Sự kiện không khiến biến động cổ phiếu của GSX ngưng trệ. Các khoản thu từ tiền gửi tại Mỹ của công ty đã giảm 9,3% vào ngày 22/4, sau 4 ngày tăng liên tiếp.
Giới phân tích vẫn lạc quan
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đang tin tưởng về sự phục hồi của cổ phiếu nhà Larry Chen. Theo Tommy Wong, nhà phân tích của China Merchants Securities ở Hong Kong, dù rủi ro pháp lý leo thang, các công ty có mô hình như GSX đã phát triển một “thị trường quan trọng” ở Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
“GSX sở hữu giải pháp chắc chắn để khắc phục trong giai đoạn khủng hoảng”, Wong chia sẻ. Ông cũng khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty này ngày 22/4.
Hoạt động giáo dục trực tuyến của GSX bị cáo buộc là có chất lượng kém trong khi cổ phiểu của doanh nghiệp được cho là trò lừa đảo trên sàn chứng khoán. Ảnh: IC Photo.
DS Kim, nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan, đã nâng xếp hạng cổ phiếu của GSX hồi đầu tháng 4. Ông nhận định các khó khăn về chuyên môn của công ty đang dần lắng xuống dù có “vô số điều không chắc chắn”.
Theo IHS Markit, lãi suất ngắn hạn của công ty giáo dục trực tuyến đã hạ còn 26% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Trước đó, hồi tháng 3, lãi suất này giữ ở mức 75%, cao gấp gần 3 lần so với hiện tại.
Kể từ khi ADR bắt đầu đi vào giao dịch vào tháng 6/2019, cổ phiếu của GSX đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, dù bị gọi là trò gian lận.
Tháng 9 vừa qua, công ty giáo dục đã tiết lộ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Mỹ đang điều tra báo cáo thu nhập quý II/2020 của họ. Một tháng sau, Credit Suisse Group AG, công ty cố vấn quản lý tài sản toàn cầu, đã hạ cấp cổ phiếu của GSX. Credit Suisse đưa ra quyết định này bởi chứng kiến sự gia tăng cạnh tranh và những sai lầm trong chính sách khuyến mại của công ty giáo dục trực tuyến. Tháng 11/2020, GSX đã công bố bản báo cáo doanh thu đầy thất vọng.
Theo Bloomberg , khi các giao dịch điên cuồng nhắm vào những cái tên ít giá trị, sự sụt giảm chỉ mang tính tạm thời và cổ phiếu của GSX có khả năng phục hồi.
Để đảo ngược tình thế, Hwang’s Archegos đã tạo vị thế đòn bẩy cao trong GSX bằng cách tận dụng các giao dịch hoán đổi bởi các ngân hàng lớn, như Morgan Stanley, Credit Suisse hay Goldman Sashs Group Inc.
Tuy nhiên, khi cổ phiếu bắt đầu giảm và các ngân hàng yêu cầu thế chấp tài sản từ Archegos, công ty cố vấn này không thể đáp ứng. Họ bắt buộc phải bán nhiều cổ phiếu lớn, trong đó có cả của GSX. Hwang’s Archegos mất 20 tỷ USD vốn trong thời gian ngắn. ADR của GSX giảm kỷ lục ở mức 52% trong 2 ngày. Chen giải quyết khủng hoảng này bằng cách chi 50 triệu USD để thâu tóm lại cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, điều này không giúp kéo dài tình hình khả quan.
“Đó là một câu chuyện buồn”, Junheng Li, tiếp quản công ty nghiên cứu JL Warren Capital của Trung Quốc, cho biết trong bài phỏng vấn với Bloomberg. “Hoạt động của công ty này hầu hết là dối trá”, các nhà nghiên cứu GSX kết luận.
“Hàng loạt bằng chứng đều chứng minh GSX gian lận bởi sự tâng bốc quá đáng”, báo cáo ngày 8/4 tuyên bố. Đặc biệt, Deloitte sẽ mắc “sai lầm lớn” nếu ký vào kết quả tài chính năm 2020 của công ty vị tỷ phú này tiếp quản. GSX lập tức bác bỏ và khẳng định báo cáo này “chứa nhiều lỗi, không có căn cứ và diễn giải sai sự thật”.
Bên cạnh đó, đại diện của GSX đã từ chối trả lời các bình luận liên quan đến sự việc này. Về phần mình, ông Chen vẫn liên tục nhắc nhở bản thân là “một phần của cuộc sống tươi đẹp” và “mọi thứ vẫn diễn ra một cách tuyệt vời”.
Nhà đầu tư ngoại bị phát hiện che dấu thông tin sở hữu PVI, buộc phải bán hạ tỷ trọng
HDI Global SE và các đơn vị liên quan sở hữu 54,64% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của PVI, vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa. Tổ chức này đã thực hiện giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin...
Ảnh minh hoạ.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với HDI Global SE (Đức).
Cụ thể: HDI Global SE bị phạt 125 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP).
Do công ty đã thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định: từ năm 2017 đến năm 2019, HDI Global SE đã thực hiện một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với 15.468.250 cổ phiếu của Công ty cổ phần PVI (mã PVI-HNX) để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.
Ngoài ra, HDI Global SE còn bị phạt tiếp 60 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP do vi phạm tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể: tính đến thời điểm 31/01/2019, HDI Global SE sở hữu tổng cộng 126.297.216 cổ phiếu PVI, bao gồm: sở hữu trực tiếp 83.711.071 cổ phiếu PVI, sở hữu 27.117.895 cổ phiếu PVI thông qua Funderburk Lighthouse Limited, sở hữu 15.468.250 cổ phiếu PVI thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời, chiếm 54,64% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần PVI, vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty cổ phần PVI trước ngày 19/4/2019. Tổng cộng hai mức phạt tiền là 185 triệu đồng.
Bên cạnh đó, công ty buộc phải áp dụng biện pháp là "Buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định" quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP với thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Tự doanh không phải "thần thánh", cũng cắt lỗ, bán "hớ" cả nghìn tỷ Dòng tiền F0 đổ vào ồ ạt đã góp phần cho các công ty chứng khoán ghi lãi đậm về tự doanh trong quý 1/2021. Tuy nhiên diễn biến đầy bất ngờ của thị trường cũng khiến khối tự doanh bán "hớ" nhiều cổ phiếu... Ảnh minh hoạ. Thị trường chứng khoán diễn biến sôi động và liên tiếp cán mốc lịch sử...