Quỹ đầu tư khổng lồ đứng sau Apple, NVIDIA, tuyên bố “all in” vào tiền mã hóa
Profile của tài khoản Twitter của Sequoia Capital cũng đổi từ loại hình công ty sang DAO – tổ chức tự trị phi tập trung.
Trong lĩnh vực internet, Sequoia Capital là một trong các quỹ đầu tư hàng đầu toàn cầu và hơn nữa, cũng là nhà đầu tư đứng đầu trong ngành công nghiệp internet ở Trung Quốc. Nhận được đầu tư từ Sequoia Capital thường có nghĩa là họ sẽ có tiềm năng trở thành người dẫn đầu trong ngành. Gần đây, công ty bắt đầu gia tăng đầu tư vào lĩnh vực tiền mã hóa.
Nhưng vào hôm qua, quỹ đầu tư hàng đầu thế giới này đã khiến cả thế giới sửng sốt khi thay đổi hình thức hoạt động của mình. Giờ đây, profile của họ trên Twitter không còn là loại hình “company” (hay công ty) nữa, thay vào đó là “DAO” (hay tổ chức tự trị phi tập tủng -decentralized autonomous organization).
Không chỉ vậy, ông Shen Nanpeng, người đứng đầu Sequoia Trung Quốc còn thông báo trên WeChat: “Tất tay vào tiền mã hóa”.
Tài khoản Twitter của Sequoia Ấn Độ cũng tiếp bước các động thái này bằng việc đổi vị trí của mình thành “metaverse” với tuyên bố: ” Sequoia Ấn Độ giúp các siêu lập trình viên đang ẩn mình trên khắp Ấn Độ và Đông Nam Á xây dựng nên các DAO huyền thoại từ Discord cho đến metaverse và hơn thế nữa.” Tuy nhiên hiện tại tài khoản này đã chuyển lại về bình thường.
Gần đây, Sequoia đã bắt đầu gia tăng đầu tư vào lĩnh vực tiền mã hóa nhưng thay đổi mới đây trên Twitter cho thấy, quỹ đầu tư này đang muốn tiến một bước xa hơn nữa trong việc củng cố cam kết của mình với cộng đồng tiền mã hóa.
Từ năm 2017, Sequoia Capital đã tham gia vào 3 dựa án tiền mã hóa lớn nhất Trung Quốc thời điểm đó, bao gồm sàn giao dịch Binance, nhà sản xuất thiết bị đào bitcoin Bitmain và Huobi Global, cũng như nhiều chuỗi blockchain công khai khác.
Khi thị trường tiền mã hóa suy thoái vào năm 2018, Sequoia Capital cũng như nhiều quỹ đầu tư truyền thống khác bắt đầu mất hứng thú với ngành công nghiệp này. Tuy nhiên khi thị trường này hồi phục vào năm 2021, Sequoia cũng nhanh chóng gia nhập trở lại thị trường tiền mã hóa.
Vào tháng Một năm nay, Sequoia cho biết vừa hoàn tất khoản đầu tư vào quỹ Dragonfly Capital và trở thành đối tác chiến lược của quỹ này. Vào tháng Năm năm nay, Sequoia Trung Quốc cũng tham gia vào vòng gọi vốn Series A trị giá 50 triệu USD cho Babel Finance, một nhà cung cấp dịch vụ tài chính bằng tiền mã hóa.
Từ năm 1972 đến nay, Sequoia Capital đã quỹ đầu tư đứng sau hầu hết thành công của nhiều người khổng lồ công nghệ trên thế giới bao gồm Apple, Google, Oracle, Nvidia, GitHub, PayPal, LinkedIn, Stripe, Bird, YouTube, Instagram, Yahoo, Cisco Systems, WhatsApp và Zoom.
Video đang HOT
'Miền viễn tây hoang dã' của tiền mã hóa sắp bị siết chặt
Các nhà lập pháp đang dần chuyển sự chú ý sang lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), nơi các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua những dòng lệnh và không cần trung gian.
Sau hàng loạt vụ hack và lừa đảo, những nhà lập pháp trên toàn cầu cho rằng tài chính phi tập trung có thể là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm lợi dụng và tấn công. Do đó, lĩnh vực này có thể bị kiểm soát trong thời gian tới.
Theo Coindesk, tài chính phi tập trung hay DeFi là thuật ngữ chỉ các ứng dụng tài chính, sử dụng công nghệ blockchain để bỏ qua trung gian. Trong thị trường DeFi, người dùng thực hiện các giao dịch như cho vay, mua bán mà không bị bên thứ ba tác động.
Bắt đầu có sức hút mạnh mẽ từ năm 2020, tài chính phi tập trung được coi là xu hướng của thế giới tiền mã hóa khi nó còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá.
"Miền viễn tây hoang dã" của thế giới tiền mã hóa
Hiện tại, tài chính phi tập trung vẫn còn rất nhiều tiềm năng lớn chưa được khai phá. Hàng năm, những lập trình viên luôn cố gắng đưa thêm các công cụ tài chính truyền thống như các khoản vay vào nền tảng này. Để dễ hình dung, thị trường tiền tài chính phi tập trung đang là vùng đất hỗn man với luật lệ lỏng lẽo nhưng có quá nhiều "anh hùng" xuất hiện và kiếm lợi, tương tự thời kỳ hưng vượng của cao bồi viễn tây Mỹ.
Tài chính phi tập trung còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá.
Về mặt lý thuyết, ý tưởng này nghe có vẻ đầy hứa hẹn và là tương lai của ngành tài chính. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể vay và cho vay bằng tiền mã hóa với lãi suất cạnh tranh, mà không bị bên trung gian tác động.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng bị thu hút bởi lời hứa sẽ kiếm được phần trăm lợi nhuận lên đến hai chữ số khi gửi tiết kiệm bằng một số loại token nhất định.
Tuy nhiên, DeFi hoàn toàn có thể là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm mạng tấn công và lừa đảo người dùng. Trên thực tế, không ít cá nhân đã bị lợi dụng do một số bên phát triển thổi phồng mức giá hoặc chặn giao dịch khiến người dùng không thể rút tiền.
"Tôi nghĩ rằng họ (các nhà quản lý) sẽ chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực này. Không thể tưởng tượng được rằng sự phát triển có ý nghĩa của DeFi mà lại thiếu các quy định bổ sung trong tương lai", đồng sáng lập nền tảng cho vay DeFi Maple Finance, Sid Powell nói với CNBC.
Theo dữ liệu từ The Block, tính đến nay, gần 90 tỷ USD đã được gửi vào các giao thức DeFi dựa trên Ethereum. Do đó, các cơ quan quản lý không thể tiếp tục làm ngơ và bắt đầu một số biện pháp tiếp cận cứng rắn hơn đối với lĩnh vực tiền mã hóa.
DeFi vào tầm ngắm
Đầu năm nay, Wall Street Journal đưa tin Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ đang điều tra sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung Uniswap. Cụ thể, các nhà quản lý sẽ tìm hiểu thông tin về cách thức các nhà đầu tư sử dụng nền tảng cũng như chiến lược tiếp thị của sàn trong thời gian qua.
Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ điều tra cách thức hoạt động của sàn Uniswap.
Trong tháng 9, Giám đốc Văn phòng Kiểm soát tiền tệ thuộc Bộ Tài chính Mỹ, ông Michael Hsu đã ví hoạt động của DeFi giống như loạt sự kiện gây tranh cãi ở Phố Wall trước đây, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
"Một trong những câu hỏi lớn nhất mà các nhà quản lý phải đối mặt vào lúc này là làm thế nào đối phó với DeFi", David Carlisle, Giám đốc Chính sách tại công ty phân tích tiền mã hóa Elliptic, nói với CNBC.
Ngoài ra, ông cho biết thêm rằng rất khó để áp dụng các quy định được thiết kế cho thị trường tập trung vào DeFi, do bản chất của nó đã không có sự tập trung rõ ràng.
Tuần trước, Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) đã công bố hướng dẫn sửa đổi về tiền mã hóa. Một phần của quy tắc kêu gọi các quốc gia xác định những cá nhân có "quyền kiểm soát hoặc có tầm ảnh hưởng" đối với các chương trình DeFi. Điều đó có nghĩa là người sáng lập công ty về DeFi có khả năng phải tuân theo yêu cầu về việc cung cấp thông tin liên quan đến người khởi tạo cũng như người thụ hưởng trong việc chuyển tiền.
DeFi vẫn là lĩnh vực tài chính mới, có nhiều lỗ hổng cho lừa đảo.
"Mặc dù các giao thức DeFi có thể cung cấp chức năng tương tự trong hoạt động giao dịch tài chính, nhưng chúng hầu như không đưa ra bất kỳ sự giám sát nào mà các cơ quan quản lý yêu cầu để đảm bảo thị trường tài chính an toàn và hiệu quả", Rick McDonell, cựu thư ký điều hành của FATF, nói với CNBC.
Ông cũng cho biết thêm rằng việc thiếu giám sát sẽ tạo ra rủi ro đáng kể khi làm gia tăng tình trạng gian lận, rửa tiền, trốn tránh lệnh trừng phạt và các hoạt động phạm tội khác.
Lĩnh vực tiền mã hóa chịu nhiều áp lực
Trước khi chuyển mối quan tâm sang lĩnh vực tài chính phi tập trung, nhiều quốc gia đã cố gắng ép buộc Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, ngừng hoạt động khi không có sự cấp phép của họ.
Do không có trụ sở chính thức, Binance cho đến nay luôn cố gắng tránh né việc bị giám sát. Mặc dù vậy, công ty luôn khẳng định họ muốn trở thành bạn, không phải kẻ thù với các nhà quản lý.
Binance bị cấm hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Protos.
Trong khi đó, sàn giao dịch Coinbase vào tháng 9 cũng có cuộc chiến gay gắt với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ về một sản phẩm tiết kiệm kiếm lãi, thứ mà các nhà quản lý cho rằng quá giống với chứng khoán. Sau đó, Coinbase đã buộc phải hủy bỏ kế hoạch ra mắt tính năng này.
Đến tuần này, một báo cáo được chờ đợi từ lâu của chính phủ Mỹ đã kêu gọi quốc hội đưa ra quy định đối với stablecoin, tài sản kỹ thuật số được gắn với các loại tiền tệ truyền thống như đồng USD để duy trì giá trị ổn định.
Theo đó, chính phủ Mỹ đề nghị Quốc hội thông qua luật giới hạn về việc phát hành stablecoin cho các ngân hàng được bảo hiểm. Đây được coi là một động thái nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý quyền hạn lớn hơn đối với ngành.
Ngoài ra, theo ông Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, stablecoin cần được giám sát để đảm bảo chúng không chuyển vào các hoạt động phi pháp.
"Tuy các nhà quản lý ủng hộ những lợi ích mà công nghệ blockchain mang lại cho người dùng, nhưng họ chưa sẵn sàng tin tưởng vào khả năng quản lý rủi ro tài chính-tội phạm của ngành", ông Rick McDonell, cựu thư ký điều hành của FATF nhận định.
Nhà đầu tư tìm cách kiện Binance Nhiều nhà đầu tư đang tìm cách kiện Binance, sàn giao dịch coin lớn nhất thế giới. Đúng lúc tiền mã hóa giảm mạnh vào tháng 5, Binance bị tê liệt khiến nhiều người trắng tay. Sàn Binance đã bị tê liệt trong hơn 1 tiếng đồng hồ sau cú trượt dài của Bitcoin cùng một số đồng tiền mã hoá khác vào...