Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland sắp dừng hoạt động
Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland thuộc VinaCapital dự kiến sẽ hủy niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn chứng khoán London và kết thúc hoạt động vào tháng 7 tới.
Thành lập năm 2006, Vinaland là quỹ ngoại đầu tư bất động sản tại Việt Nam với các khoản vốn lớn rót vào nhiều dự án đa dạng từ khu dân cư, văn phòng, khu công nghiệp và nhiều dự án khác.
Từ số vốn các nhà đầu tư góp ban đầu 204 triệu USD năm 2006 và 407 triệu USD năm 2007, quy mô của VinaLand đã tăng lên nhanh chóng và đạt tới 804 triệu USD giá trị tài sản ròng (NAV) vào giữa năm 2008.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản những năm sau đó đóng băng khiến quỹ Vinaland lao đao không kém. Đến năm 2012, VinaCapital tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc gia hạn thời gian hoạt động cũng như thoái vốn khỏi các dự án địa ốc.
Theo đó, Vinaland liên tục thoái vốn khỏi các dự án, đặc biệt giai đoạn sau năm 2016 khi thị trường nhà đất hồi phục và tăng trưởng trở lại.
Báo cáo của VinaLand cho biết, đến hết năm 2018, quỹ này đã hoàn tất thoái vốn khỏi toàn bộ các dự án bất động sản trong danh mục. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn và mang lại hàng chục triệu USD cho quỹ.
Video đang HOT
Đáng kể nhất là dự án Century 21, rộng 30 ha tại khu vực Nam Rạch Chiếc (quận 2, TP.HCM). Đây là dự án luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ Vinaland cho đến khi được thoái vốn vào năm 2016. Cũng trong khoảng thời gian đó, Dự án quần thể Danang Beach Resort đã được VinaLand chuyển nhượng, mang về cho quỹ hơn 37 triệu USD.
Sang năm 2017, Vinaland cùng với một quỹ khác của VinaCapital là VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus – một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai rộng gần 200 ha. VinaLand thu về 48,8 triệu USD từ thương vụ này.
Vinaland Tower, một trong những dự án nhiều thăng trầm của Vinaland
Giữa năm 2017, Vinaland và các quỹ khác của VinaCapital tiếp tục tuyên bố thoái hết vốn tại dự án Times Square Hà Nội, thu về 41 triệu USD. Đơn vị đứng ra mua dự án là công ty Elite Capital Resources Limited, một công ty được thành lập tại thiên đường thuế.
Dự án Times Square Hà Nội được phát triển bởi liên doanh giữa VinaCapital và Công ty Thăng Long GTC, một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, với tỷ lệ sở hữu tương ứng 65%-35%. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án bao gồm một cụm tháp văn phòng hạng A có tổng diện tích sàn 20.000m2, một khách sạn 5 sao với 300 phòng và khu trung tâm bán lẻ cao cấp. Tuy nhiên hơn 10 năm qua, Times Square Hà Nội vẫn là một khu đất trống, nằm cạnh BigC Thăng Long.
Các dự án lớn khác được VinaLand thoái vốn trong năm 2018 là Pavillion Square (37 triệu USD) và Aqua City (45,2 triệu USD) hay Capital Square (22,7 triệu USD) và Trinity Garden (23,1 triệu USD). Tuy nhiên, quỹ đầu tư này cũng bị thua lỗ ở nhiều dự án khác như dự án phát triển Khu Đô thị Vĩnh Thái (Nha Trang), dự án Viet Land Development Corp…
Trong hơn 1 thập kỷ đầu tư tại Việt Nam, Vinaland đã rót hàng trăm triệu USD để mua các dự án bất động sản. Sau khi thoái vốn, số tiền thu về sẽ được sử dụng để mua lại cổ phần quỹ từ các nhà đầu tư hoặc trả cổ tức.
Ghi nhận từ năm 2013-2018, Vinaland liên tục thua lỗ, tính chung giai đoạn quỹ lỗ ròng (không bao gồm lợi nhuận sau thuế cổ đông không kiểm soát) hơn 200 triệu USD. Gần 1/2 số lỗ của giai đoạn này phát sinh năm 2013 với 90 triệu USD.
Theo thuonggiaonline.vn
Lỗ 200 triệu USD trong 6 năm, quỹ bất động sản Vinaland của VinaCapital chuẩn bị dừng hoạt động
Tính đến ngày 31/12/2018, Vinaland đã hoàn tất thoái vốn khỏi toàn bộ các dự án bất động sản trong danh mục. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn và mang lại hàng chục triệu USD cho quỹ.
Quỹ đầu tư Bất động sản Vinaland thuộc VinaCapital dự kiến sẽ hủy niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn chứng khoán London và kết thúc hoạt động vào tháng 7/2019, chấm dứt 13 năm hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
Được thành lập từ tháng 3/2006, quỹ VinaLand hướng đến các dự án bất động sản cũng như quỹ đất tại nhiều tỉnh, thành phố lớn. Từ số vốn ban đầu 204 triệu USD năm 2006 (NAV), quy mô quỹ nhanh chóng tăng gấp đôi sau 1 năm và tiếp tục nhảy vọt lên hơn 800 triệu USD vào năm 2008.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản những năm sau đó đóng băng khiến quỹ VinaLand lao đao không kém. Đến năm 2012, VinaCapital tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc gia hạn thời gian hoạt động cũng như thoái vốn khỏi các dự án địa ốc. Vinaland theo đó liên tục thoái vốn khỏi các dự án, đặc biệt giai đoạn sau năm 2016 khi thị trường nhà đất hồi phục và tăng trưởng trở lại.
Ghi nhận từ năm 2013-2018, VinaLand liên tục thua lỗ, tính chung giai đoạn quỹ lỗ ròng (không bao gồm lợi nhuận sau thuế cổ đông không kiểm soát) hơn 200 triệu USD. Gần 1/2 số lỗ của giai đoạn này phát sinh năm 2013 với 90 triệu USD.
Những khoản thoái vốn đáng chú ý gồm có Đại Phước Lotus (Đồng Nai, thu về gần 49 triệu USD), dự án Khu đô thị Mỹ Gia (Nha Trang), dự án Times Square (Hà Nội, thu về 41 triệu USD), dự án Pavillion Square (thu về 37 triệu USD), dự án Aqua City (thu hơn 45 triệu USD...
Song song, một số dự án thua lỗ của quỹ bao gồm Khu Đô thị Vĩnh Thái (Nha Trang), Khu phức hợp VinaSquare (Tp.HCM), dự án AA Vinacapital Tower...
Tính đến ngày 31/12/2018, Vinaland đã hoàn tất thoái vốn khỏi toàn bộ các dự án bất động sản trong danh mục. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn và mang lại hàng chục triệu USD cho quỹ.
Báo cáo quý 1/2019 Vinaland.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Những mảng xấu, dang dở trong khu đô thị đáng sống bậc nhất Thủ đô Được mệnh danh là khu đô thị mẫu đáng sống bậc nhất Hà Nội, tuy nhiên sau gần 2 thập kỷ được quy hoạch, hiện nay đô thị Nam Thăng Long mới triển khai giai đoạn 1, còn một phần lớn diện tích giai đoạn 2 và 3 chưa được triển khai. Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi International City)...