Quỹ đầu tư bất động sản: Vì sao vẫn khó phát triển?
Đại diện VinaCapital cho rằng, ngoài vấn đề về thuế, chuyển nhượng cũng là rào cản khiến quỹ đầu tư bất động sản khó phát triển…
Tại phiên hiến kế về tài chính – tín dụng trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019, nội dung thảo luận về quản lý quỹ đầu tư bất động sản nhận được khá nhiều sự quan tâm.
Lâu nay, câu chuyện hạn chế tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn được coi là biện pháp siết tín dụng tại thị trường bất động sản. Dó đó, quỹ đầu tư bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chính là giải pháp “chia lửa” cho nguồn vốn này.
Tuy nhiên, về quỹ đầu tư bất động sản, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết, cơ sở pháp lý đã có quy định từ năm 2012 nhưng đến tận 2016 cơ quan quản lý mới đồng ý cho quỹ của Techcombank với vốn khoảng 50 tỷ đồng thành lập. Nguồn tiền gặp khó, việc đầu tư của quỹ này vào các dự án tương đối khó khăn.
Bên cạnh khung pháp lý, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho rằng, nguyên nhân khiến quỹ đầu tư bất động sản chưa thể mở rộng còn do thị trường bất động sản đang có dấu hiệu giảm sút theo xu hướng của nền kinh tế.
“Năm 2009 và 2010, thị trường sốt giá nhưng không có người mua gây nên khủng hoảng và đóng băng, kéo theo ngành ngân hàng khó khăn. Trước đây, tăng trưởng dư nợ tín dụng trong ngành bất động sản cao hơn tốc độ trung bình, đạt 18% vào năm 2016, trong khi thị trường chung chỉ 12%. Đến năm 2017, con số này lại ngược lại, dòng tiền vào bất động sản giảm mạnh”, vị này nói.
Ông Nam nhận định, việc cho phép quỹ bất động sản đầu tư vào dự án chưa hoàn thành mới thực sự là động lực cho các dự án.
Video đang HOT
Trong khi các quy định chưa thúc đẩy hình thành và hoạt động quỹ đầu tư thì việc chuẩn bị sửa đổi Thông tư 36 sắp tới gồm lộ trình 2 năm siết giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục gây khó cho thị trường bất động sản.
Do đó, ông Nguyễn Trần Nam kiến nghị xây dựng ngân hàng tiết kiệm nhà ở theo mô hình của Đức, Séc, những tổ chức này mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo, người có thu nhập trung bình… Đồng thời, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Thông tư 36 trong vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để phù hợp với các doanh nghiệp bất động sản.
Đánh giá cao những ý kiến của ông Nguyễn Trần Nam, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế tin rằng, thị trường bất động sản sẽ minh bạch hơn, việc phát triển nhà ở sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, thuế và niềm tin vẫn là hai vướng mắc lớn trong việc vận hành quỹ bất động sản. Về ý tưởng hình thành quỹ phát triển nhà ở của ông Nam, đây là vấn đề đang được các nhà quản lý quan tâm và sắp tới sẽ đẩy mạnh triển khai.
Về phía công ty quản lý quỹ, bà Dương Trần, đại diện VinaCapital cho rằng, ngoài vấn đề về thuế, chuyển nhượng cũng là rào cản khiến quỹ đầu tư bất động sản khó phát triển.
“Với quy định, nhà đầu tư rót vốn 13-30% vào quỹ bất động sản mất 6 năm để chuyển nhượng. Thời gian được phép chuyển nhượng dài khiến các nhà đầu tư không mặn mà rót tiền vào quỹ này”, đại diện VinaCapital cho hay, đồng thời kiến nghị nên áp dụng thời gian hạn chế chuyển nhượng để kích thích nhà đầu tư và thời gian khoảng một năm là phù hợp.
“Bên cạnh đó, giới hạn vay cũng gây khó khăn cho việc vận hành quỹ bởi giới hạn vay của quỹ đầu tư bất động sản là 5% trên tổng giá trị tài sản ròng. Đây là giới hạn vay khiêm tốn, trong khi vốn chủ sở hữu lên đến 15%. Do đó, giới hạn vay cần phải lên đến 15%”, bà chia sẻ thêm.
Đào Hưng
Theo Vneconomy
Lợi thế của homestay Việt Nam là nguồn cung khổng lồ từ bất động sản
Ngành công nghiệp cho thuê địa điểm lưu trú ngắn hạn được dự báo sẽ bùng nổ ở Việt Nam thời gian tới đây nhờ nguồn cung khổng lồ từ lĩnh vực bất động sản...
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu thế giới, tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, căn hộ lưu trú.
Đến năm 2017, con số này tăng vọt lên hơn 15.000 chỗ ở. Tới giữa năm 2018, số lượng homestay ở mức trên 20.000, và hơn một nửa trong số này có hoạt động thực sự.
Tương tự như vậy, tại Hà Nội, số lượng chỗ ở cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 lên hơn 8.100 năm 2017 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018 trong đó có trên 6.400 chỗ ở có hoạt động thực sự.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, CEO Luxstay, lợi thế của thị trường homestay Việt Nam có nguồn cung khổng lồ từ lĩnh vực bất động sản. Có hàng trăm nghìn đơn vị (căn hộ, kỳ nghỉ, biệt thự, condotel) có sẵn cho thuê và đang phát triển nhanh chóng trong vài năm tới. Đó là một điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp cho thuê địa điểm lưu trú ngắn hạn bùng nổ ở Việt Nam.
Ngoài ra, người Việt Nam tích luỹ đầu tư vào bất động sản và quyền sở hữu nhà, bên cạnh hình thức truyền thống cho thuê dài hạn thì cho thuê ngắn hạn, trung hạn đang trở thành một xu hướng. Điều này sẽ tạo ra thu nhập thụ động tốt và hiệu quả hơn.
Mặc dù nguồn cung homestay dồi dào, nhưng để kinh doanh hiệu quả không phải chuyện đơn giản. CEO Luxstay cho rằng, chủ đầu tư cần đưa ra chiến dịch thu hút khách hàng, thông qua việc kết hợp cùng OTA uy tín, am hiểu khách hàng bản địa, có khả năng mang lại quyền lợi và hạn chế tối đa rủi ro.
Theo báo cáo, khảo sát của Luxstay dựa trên 3.000 chủ nhà là đối tác, khoảng 45% số này sở hữu trên 2 căn homestay. Còn theo số liệu 15 tháng gần nhất, doanh thu trung bình mỗi tháng của 100 chủ nhà hoạt động tích cực lên tới 20 triệu đồng. Trong 3 tháng gần nhất, doanh thu trung bình của 100 chủ nhà này lên tới xấp xỉ 30 triệu đồng, cho thấy sức nóng của ngành công nghệ - dịch vụ này vào càng về mùa du lịch, cũng như thời điểm cuối năm.
Hiện tại trên trang web Luxstay, số lượng homestay theo hướng căn hộ chung cư chiếm gần 50%. Căn hộ chung cư đang là xu hướng của ngành bất động sản do tốc độ đô thị hóa gia tăng tại nhiều thành phố lớn. Bên cạnh đó, phần lớn căn hộ trên Luxstay được cho thuê nguyên căn. Điều này lý giải bởi người châu Á thường lưu trú tại các không gian riêng tư thay vì chia sẻ không gian chung với người khác như người châu Âu.
Ngoài ra, có tới gần 20% số lượng căn hộ trên web Luxstay dưới hình thức villa cho thấy nhiều chủ đầu tư đã quan tâm hơn tới phân khúc du lịch cao cấp, hướng đến những dịch vụ du lịch đẳng cấp hơn.
CEO Luxstay cho biết, homestay đang là xu hướng trên thế giới. Thậm chí tại một số quốc gia, thị phần của loại hình homestay còn vượt qua cả khách sạn truyền thống. Do đó, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài xu thế này.
Trước đó, Visa từng tiến hành khảo sát xu hướng du lịch toàn cầu trong năm 2018 với sự tham gia của hơn 15.000 người đến từ 27 quốc gia trong đó có Việt Nam. Khảo sát này đã chỉ ra rằng, khách du lịch hiện nay thường mong muốn đạt được cả hai mục tiêu "khám phá" và "tận hưởng" trong những chuyến đi của mình.
Cũng chính sự thay đổi này mà homestay với không gian mở, giàu tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa địa phương đã trở thành một sự lựa chọn tối ưu cho các tín đồ đam mê xê dịch hiện nay. Về Việt Nam một thời gian, homestay được đánh giá là dịch vụ mới lạ, kênh đầu tư tiềm năng so với hình thức cho thuê nhà thời hạn dài truyền thống.
Bên cạnh đó, homestay là loại hình lưu trú ngắn hạn nên doanh thu có thể cao hơn cho thuê truyền thống trung bình 20-30%, nếu ở các khu du lịch có thể cao hơn gấp 2-3 lần. Không chỉ có vậy, chủ nhà còn được chủ động, linh hoạt hơn trong thời gian sử dụng nhà khi cần.
Theo Bảo Vy/bizlive.vn
Giới đầu tư đón tin vui với shophouse tại Bãi Cháy Trước thềm dịp lễ 30/4 -1/5 và mùa cao điểm du lịch, nhà đầu tư BĐS Hạ Long đón tin vui khi loạt sản phẩm ở Bãi Cháy chuẩn bị bàn giao hay sẵn sàng vận hành thử. Trong khi đó, với các dự án bàn giao cuối 2018, chủ sở hữu đã bắt đầu kinh doanh ngay trong hè này. Đón khách...