Quỹ dành cho nước nghèo của WB nhận số tiền đóng góp kỷ lục
Sự đóng góp này giúp các nước đối phó với thách thức như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, các tình huống bấp bênh, xung đột và bạo lực, bao gồm ở các khu vực Sahel, vùng Hồ Chad và Sừng châu Phi.
Chủ tịch WB David Malpass. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 13/12 cho biết một quỹ quan trọng của WB dành cho việc đưa các nước thoát khỏi nghèo đói đã có được số tiền kỷ lục 82 tỷ USD bao gồm đóng góp của các nước và nhiều cam kết trong 3 năm tới.
Con số trên tăng 7 tỷ USD so với kỳ hạn 3 năm trước, và là “mức bổ sung lớn nhất từ trước tới nay” của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA).
Video đang HOT
Phát biểu tại một hội nghị qua truyền hình, ông Malpass cho biết: “Cam kết hôm nay của các đối tác của chúng tôi là một biểu hiện mạnh mẽ về sự ủng hộ của họ cho nhiệm vụ cấp bách chấm dứt nghèo đói cùng cực và thúc đẩy sự thịnh vượng tại các nước nghèo nhất và dễ tổn thương nhất.”
Ông nêu rõ sự đóng góp này cũng sẽ giúp các nước đối phó với các thách thức như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, các tình huống bấp bênh, xung đột và bạo lực, bao gồm ở các khu vực Sahel, vùng Hồ Chad và vùng Sừng châu Phi.
Hiện có 74 quốc gia đang được hưởng quỹ trên, trong đó 53 tỷ USD dành cho khu vực châu Phi.
Ra đời năm 1960, IDA lâu nay chỉ dựa vào những đóng góp của các nước giàu có, nhưng từ năm 2017, quỹ này đã phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư để bổ sung nguồn tài trợ.
Số tiền mới nhận được là đóng góp của 52 quốc gia, cộng với tiền thu được từ các thị trường tài chính. Quỹ hỗ trợ các nước dưới các hình thức tài trợ hoặc cho vay lãi suất thấp./.
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam )
Lãi suất trái phiếu chính phủ giảm xuống mức thấp kỷ lục
Trong tháng 11, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành thành công 13,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, giảm 32% so với tháng trước, với tỷ lệ trúng thầu đạt 79% (tháng 10 đạt gần 100%).
Dù lượng trái phiếu chính phủ (TPCP) phát hành giảm, tổng lượng phát hành bao gồm TPCP và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, tăng 29% so với tháng trước, phản ánh nhu cầu đầu tư trái phiếu vẫn duy trì ở mức cao.
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, tổng lượng TPCP phát hành đã đạt 187,9 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 90% kế hoạch cả năm (theo kế hoạch mới đã được điều chỉnh trong tháng 10).
Giá trị giao dịch bình quân ngày đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với tháng trước, mức cao nhất trong 19 tháng qua nhờ nhu cầu lớn từ các nhà đầu tư.
Lãi suất sơ cấp thấp hơn tiếp tục kéo lãi suất thứ cấp xuống mức thấp kỷ lục mới. Tính đến cuối tháng 11, lãi suất các kỳ hạn 1 năm, 5 năm, 10 năm đạt lần lượt là 2,15% (giảm 2 điểm cơ bản), 2,41% (giảm 14 điểm cơ bản) và 3,59% (giảm 10 điểm cơ bản).
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dần thắt chặt bởi các yếu tố mùa vụ như tăng trưởng tín dụng tăng tốc và nhu cầu giao dịch cao hơn vào thời điểm cuối năm sẽ giúp lãi suất trái phiếu không giảm sâu hơn từ mức hiện tại.
P.V
Theo Petrotimes.vn
Hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng chậm nhất trong hai năm Thống kê từ Refinitiv cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ đạt 2.800 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2018. AbbVie mua nhà sản xuất Botox Allergan với giá 63 tỷ USD hồi tháng 6. Ảnh: LA Times Số lượng các thương vụ có trị giá trên 10 tỷ USD cũng...