Quỹ DAIWA-SSIAM III nhắm tới các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết
Daiwa-SSIAM III là quỹ thành viên, đầu tư vào các công ty tư nhân và chưa niêm yết tại Việt Nam (Private Equity – PE). DAIWA-SSIAM III có quy mô dự kiến 100 triệu USD.
Daiwa-SSIAM III là quỹ thành viên, đầu tư vào các công ty tư nhân và chưa niêm yết tại Việt Nam (Private Equity – PE). DAIWA-SSIAM III có quy mô dự kiến 100 triệu USD. Ảnh: SSI
Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cùng với đối tác là Daiwa Corporate Investment Asia Limited thuộc Tập đoàn Daiwa Securities đã hoàn thành đợt gọi vốn đầu tiên cho Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam DAIWA-SSIAM III (“Daiwa-SSIAM III”)
Daiwa-SSIAM III là quỹ thành viên, đầu tư vào các công ty tư nhân và chưa niêm yết tại Việt Nam (Private Equity – PE).
DAIWA-SSIAM III có quy mô dự kiến 100 triệu USD, kỳ hạn 10 năm, thời gian đầu tư 5 năm và chính thức hoàn thành đợt gọi vốn đầu tiên vào ngày 30/10/2020.
Việt Nam liên tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là điểm đến FDI hàng đầu của khu vực.
Thặng dư tài khoản kép lành mạnh với dự trữ ngoại hối đang tăng, ngân hàng trong nước đang được cải thiện với lãi suất và lạm phát ổn định mang lại cho Việt Nam sự ổn định kinh tế vĩ mô và có đồng nội tệ mạnh hơn.
Tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu gia tăng, và thu nhập khả dụng ngày càng tăng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các ngành liên quan đến tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ.
Video đang HOT
Đồng thời, doanh nghiệp trong nước cũng hưởng lợi từ các cơ hội xuất khẩu toàn cầu nhờ nhiều hiệp định thương mại tự do chiến lược đã được áp dụng như EVFTA.
Việc phục hồi và cải thiện môi trường kinh doanh, được hỗ trợ bởi sự kiểm soát COVID-19 hiệu quả và động cơ tăng trưởng từ bên trong mạnh mẽ, tiếp tục thúc đẩy sức cạnh tranh độc đáo của Việt Nam.
Mục tiêu của DAIWA-SSIAM III là tạo ra lợi nhuận vượt trội cho các nhà đầu tư, thông qua triển khai hiệu quả nguồn vốn và tiếp cận các công ty tư nhân, chưa niêm yết tại Việt Nam với hồ sơ lợi nhuận cân bằng rủi ro hấp dẫn.
DAIWA-SSIAM III sẽ áp dụng cách thức đầu tư chủ động, tìm cách triển khai vốn tại các lĩnh vực đặc biệt hấp dẫn tại Việt Nam, mà nhóm đầu tư có hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể, tập trung vào hàng hóa và dịch vụ liên quan tiêu dùng và các phân khúc hướng đến xuất khẩu còn dư địa phát triển tại thị trường nội địa, cũng như các lĩnh vực tiềm năng khác, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực phân phối, hậu cần, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, truyền thông.
Ngoài ra, DAIWA-SSIAM III cũng cân nhắc cơ hội cổ phần hóa hoặc thoái vốn tiềm năng của các doanh nghiệp nhà nước.
Quỹ Daiwa-SSIAM III áp dụng chiến lược đầu tư linh hoạt với tỷ lệ sở hữu 10-30% cổ phần mỗi doanh nghiệp nhận đầu tư. Đội ngũ chuyên gia của Quỹ sẽ tham gia vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát của doanh nghiệp để hỗ trợ tối ưu hoạt động doanh nghiệp, kết nối tạo dựng hệ sinh thái trong danh mục đầu tư, qua đó gia tăng giá trị của từng doanh nghiệp và khoản đầu tư.
Tập đoàn Daiwa Securities là cổ đông chiến lược lâu năm của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (“SSI”), đã cùng hợp tác với SSI trong nhiều hoạt động. Ở góc độ đơn vị thành viên, DAIWA-SSIAM III đánh dấu lần hợp tác thứ ba giữa SSIAM và Daiwa Corporate Investment.
Trước đó, tháng 10 năm 2009, hai bên đã triển khai thành lập Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam DSCAP-SSIAM với quy mô khoảng 28 triệu USD.
DSCAP-SSIAM đã thoái vốn thành công ở tất cả 5 công ty nhận vốn (với mức lợi suất kép IRR trước phí là 38,8%).
Tháng 7 năm 2015, SSIAM và Daiwa Corporate Investment tiếp tục triển khai Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam DAIWA-SSIAM II với tổng vốn cam kết khoảng 40 triệu USD.
DAIWA-SSIAM II đầu tư vào 7 công ty và hiện đang trong giai đoạn hậu đầu tư & thoái vốn.
Năm 2020 đánh dấu giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của SSIAM khi Công ty đã liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm quỹ mới như Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD và ETF SSIAM VN30, và 2 quỹ đầu tư vào các công ty tư nhân như Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (Vietnam Growth Investment Fund – VGIF) và DAIWA-SSIAM III.
Với hai quỹ Private Equity được thành lập riêng trong Quý 4/2020, SSIAM thể hiện rõ quyết tâm đầu tư khai thác tiềm năng của khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Để phân biệt rõ về chiến lược đầu tư so với Quỹ VGIF mới được thành lập giữa tháng 10/2020 với mục tiêu đầu tư từ 10 triệu USD đến 20 triệu USD, Daiwa-SSIAM III sẽ tập trung đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ hơn, mỗi khoản đầu tư dự kiến dưới 10 triệu USD.
Sự ra đời của các quỹ PE (quỹ đầu tư tư nhân) mới, với các đối tác chiến lược quốc tế hàng đầu trong khu vực châu Á, sẽ tiếp tục giúp thị trường vốn Việt Nam phát triển lành mạnh, tạo thêm điều kiện huy động vốn và nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng trưởng cao, và thúc đẩy thêm cơ hội IPO (chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng) và niêm yết cho các doanh nghiệp tư nhân có chất lượng cao.
Cổ phiếu của doanh nghiệp giàu tiền mặt ít rủi ro hơn
Các doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào và đòn bẩy tài chính thấp được đánh giá có khả năng chống chịu với Covid-19 tốt, theo VNDIRECT.
Trong báo cáo chiến lược thị trường mới công bố, nhóm phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT nhận định, Covid-19 giống một sự chọn lọc tự nhiên để mở ra các cơ hội kinh doanh mới, đặc biệt với những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh.
Những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào, đòn bẩy tài chính thấp được đánh giá có rủi ro ít, khả năng chống chịu với thách thức từ đại dịch tốt hơn. Những bất ổn trên thị trường gần đây cũng tạo cơ hội để tích lũy các cổ phiếu giá trị bị định giá thấp.
Sàng lọc hơn 1.000 cổ phiếu của doanh nghiệp trên cả ba sàn HoSE, HNX và UPCoM (loại trừ nhóm ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán), nhóm phân tích ghi nhận 4,7% có chỉ số tiền mặt trên vốn hoá thị trường lớn hơn 100%. Hơn 40% doanh nghiệp có lượng tiền mặt ròng dương và gần 78% doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn một.
Danh mục "doanh nghiệp giàu tiền mặt" theo thống kê của VNDirect.
Trong danh mục "doanh nghiệp giàu tiền mặt" dựa trên chỉ số này, bất động sản khu công nghiệp và logistics chiếm ưu thế. Hai ngành này được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh hơn khi Covid-19 qua đi nhờ sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.
Một số cổ phiếu dầu khí như DPM, OIL, PGD... trong danh mục cũng được chờ đợi hồi phục tốt khi tác động kép từ cuộc chiến giá dầu và Covid-19 đã phản ánh lên giá.
Điểm chung của đa số cổ phiếu khác trong danh mục này là rủi ro thấp nhưng không còn nhiều động lực tăng giá. Điển hình như cổ phiếu xây dựng CTD, LHC, DTD... tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự trì hoãn cấp phép dự án và áp lực vốn đè nặng lên các nhà phát triển bất động sản thời kỳ hậu dịch.
Phương Đông
Cổ phiếu đi tìm đáy, Chủ tịch TGG và con trai đã bán toàn bộ cổ phiếu Ông Nguyễn Cảnh Dinh đã bán toàn bộ gần 1,87 triệu cổ phiếu, tương đương 6,85% vốn. Ông Nguyễn Ngọc Trường, con trai ông Dinh cũng đã bán toàn bộ hơn 1,93 triệu cổ phiếu, tương đương 7,09% vốn. Giao dịch được thực hiện từ ngày 9/4 đến 8/5. Ông Nguyễn Cảnh Dinh, Chủ tịch HĐQT Xây dựng và Đầu tư Trường Giang...