Quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016: Giảm hồ sơ ảo
Trước những thay đổi về quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh, việc này nhằm tạo điều kiện cho thí sinh dự thi thuận lợi hơn, đồng thời khuyến khích các em đăng ký xét tuyển vào ngành mình yêu thích thay vì chọn trường chỉ để đỗ ĐH.
- Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết, những sửa đổi, bổ sung năm nay ở cả 2 quy chế Bộ vừa ban hành nhằm mục đích gì?
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Nội dung sửa đổi Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 đã được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích của những sửa đổi bổ sung này là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi THPT quốc gia cũng như có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ĐH, CĐ.
- Với những thay đổi trên, thí sinh cần lưu ý đặc biệt vào vấn đề gì trong kỳ thi và tuyển sinh năm nay?
- Năm nay, thí sinh có thể dựa vào những thông tin của năm 2015 để đăng ký xét tuyển vào ngành nghề của các trường. Vì vậy, các em không phải rút nộp hồ sơ nữa mà đợt 1 thì được đăng ký 2 trường mỗi trường 2 nguyện vọng, đợt sau thì 3 trường mỗi trường 2 nguyện vọng. Như vậy, các em cần cân nhắc kỹ ngay từ đầu, thay vì cứ nộp bừa vào rồi lại rút ra như năm trước.
Năm nay một số trường ĐH sẽ xét tuyển theo nhóm
- Việc trao cho thí sinh nhiều nguyện vọng đăng ký xét tuyển sẽ khiến các trường khó xác định mức điểm trúng tuyển bởi tỷ lệ hồ sơ ảo cao. Bộ có cách giải quyết vấn đề này thế nào?
- Tình trạng thí sinh ảo đã được Bộ lường trước và có giải pháp cần thiết giúp các trường giảm bớt khó khăn do thí sinh đăng ký ảo. Thứ nhất, chúng tôi khuyến khích các trường tuyển sinh theo nhóm. Theo đó, các trường chủ động gộp lại để cho thí sinh đăng ký, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 rồi sẽ không được xét tuyển nguyện vọng tiếp theo.
Thứ hai, yêu cầu thí sinh trúng tuyển phải nộp giấy báo trong thời hạn quy định, quá thời hạn thí sinh xem như không đỗ, trường có quyền tuyển thí sinh khác, không phải đợi đến khi nhập học như mọi năm. Thứ ba, điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển trước để các trường chủ động hơn trong xác định chỉ tiêu trúng tuyển.
Video đang HOT
Trong giấy đăng ký xét tuyển, thí sinh phải ghi rõ những trường mình tham gia xét tuyển cùng đợt để các trường có thể phán đoán được số lượng thí sinh đăng ký để xác định được mức điểm trúng tuyển.
- Tuyển sinh theo nhóm trường thì lợi ích thuộc về chính các trường đó, vậy quyền lợi của thí sinh có được đảm bảo?
- Hoàn toàn không có lợi ích nhóm ở đây mà vì lợi ích của thí sinh cũng như tạo thuận lợi cho các nhà trường. Ví dụ như quy chế năm nay quy định đối với các trường tuyển sinh theo nhóm đợt 1 các em được 4 nguyện vọng thì có thể nộp 4 nguyện vọng ấy vào 4 trường của nhóm này cùng ngành, nếu không trúng tuyển trường tốp trên thì các em có thể trúng tuyển trường tốp dưới.
Cách làm này sẽ khuyến khích các em chọn ngành mình yêu thích hơn là chọn trường bất kỳ. Khi tuyển sinh theo nhóm như thế thì sẽ giảm được hồ sơ ảo, nếu thí sinh nộp tất cả các nguyện vọng vào những nhóm trường này. Vì vậy, việc lập các nhóm trường cùng xét tuyển sẽ vừa có lợi cho thí sinh, vừa có lợi cho nhà trường.
- Hiện Bộ đã nắm được có bao nhiêu nhóm trường đăng ký xét tuyển chung?
- Việc lập nhóm là tự nguyện của các trường. Hiện ở phía Bắc có ĐH Bách khoa Hà Nội đang chủ trì thành lập các nhóm có nhiều trường tham gia. Nhóm trường này đang xây dựng đề án tuyển sinh theo nhóm để báo cáo Bộ, sau đó sẽ triển khai. Tới đây có thể sẽ là một số trường khác đứng ra thành lập nhóm.
- Việc bỏ ngưỡng đầu vào của hệ CĐ có đảm bảo chất lượng đầu vào của hệ này không, thưa Thứ trưởng?
- Tuyển sinh trường CĐ có thay đổi căn bản là không còn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào mà chỉ dùng ngưỡng tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Tuy nhiên, với trường CĐ có sức hút lớn, vẫn có thể lấy được những thí sinh điểm cao cho đến khi đạt chỉ tiêu.
- Trường tốp dưới lo ngại không tuyển được thí sinh nếu các trường tốp trên thành lập nhóm và hút hết thí sinh vào các trường này. Bộ đã lường trước vấn đề này chưa?
- Việc tuyển sinh ở các trường đều bị khống chế bởi chỉ tiêu, dù nhóm hay không nhóm cũng chỉ chừng đó thí sinh, không thể tuyển vượt chỉ tiêu cho phép nên không ngại về vấn đề này.
Theo_An ninh thủ đô
Năm 2016: "Sức khỏe" ngân hàng "mong manh" vì nợ xấu và lãi suất
Tại hội thảo công bố Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2015 và chỉ dẫn cảnh báo do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức ngày 14/3, ở Hà Nội, các đại biểu tỏ ra lo ngại về việc nợ xấu có thể phát sinh trong thời gian tới, cũng như việc lãi suất huy động và cho vay đang có chiều hướng tăng lên sẽ khiến cho doanh nghiệp khó có thể mở rộng sản xuất kinh doanh.
Các đại biểu tại hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam )
Lo ngại nợ xấu phát sinh
Theo số liệu của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, chất lượng tín dụng có sự cải thiện trong năm 2015, nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 2,9% (năm 2014 là 3,7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120.000 tỷ đồng. Nhưng nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) hiện đã là 243.000 tỷ đồng, gấp đôi số nợ xấu hạch toán trên sổ sách của ngân hàng.
Tại hội thảo, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng, khu vực ngân hàng tuy cải thiện nhưng chất lượng chưa cao thể hiện ở chất lượng tài sản, đặc biệt là nợ xấu.
"Nợ bán cho VAMC các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro khiến gánh nặng tài chính thêm đè nặng. Chưa kể, chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra không hề nhỏ, nên nếu trừ đi tất cả các khoản trích lập, chi phí... thì thực chất lợi nhuận của các ngân hàng là rất thấp. Nợ xấu tiếp tục là gánh nặng, nếu không có thêm cách giải quyết ngoài giải pháp hiện tại thì đây vẫn sẽ là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng trong năm 2016," người đứng đầu Ủy ban Giám sát băn khoăn.
Cùng quan điểm, ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: "Ai cũng nói rằng nợ xấu là một vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng. Nhưng tôi lại nghĩ khác nếu là dưới 3% thì sao lại là vấn đề lớn vì kinh doanh ngân hàng thì phải luôn có nợ xấu mà việc đưa nợ xấu về dưới 3% trong thời gian qua là quá tốt. Nhưng chúng ta cũng biết rằng vẫn còn nhiều tổ chức tín dụng đánh giá nợ xấu chưa theo chuẩn mực của thế giới."
Bên cạnh đó, theo ông Thúy, một phần không nhỏ nợ xấu nằm ở VAMC.
Theo quan điểm của nguyên Thống đốc, cần xem lại tư duy cho rằng không được dùng ngân sách nhà nước hay nói cách khác là tiền thuế dân để hỗ trợ, xử lý nợ xấu.
Ông Thúy nêu quan điểm, nếu để ngành ngân hàng sang một bên mà nền kinh tế vẫn phát triển thì không còn phải bàn. Thế nhưng, sức khỏe của nền kinh tế gắn với ngân hàng, ngành ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Nên nếu nhìn nhận theo hướng cứ để mặc, kệ nó cho nó tự xử lý là thiếu trách nhiệm.
Lãi suất cho vay có thể tăng lên từ 1-2%
Những lo ngại về mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tăng trong năm 2016 một lần nữa được các chuyên gia nêu lên tại hội thảo. Ông Lê Đức Thúy cho rằng, áp lực thanh khoản đang tăng lên. Lãi suất đang tiếp tục tăng và theo tính toán có thể tăng 1-2% so với mặt bằng năm 2015. Như vậy không thể đơn giản nói rằng doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng sản xuất kinh doanh một cách bình thường như năm ngoái được.
Theo ông Thúy, cần có những phân tích về việc mất cân đối giữa huy động vốn nội, ngoại tệ với cho vay hiện nay. Vị chuyên gia này cũng nói, gửi USD vào ngân hàng lãi suất 0% mà vẫn không làm cho người dân chuyển sang VND gửi chứng tỏ chính sách này vẫn chưa giúp huy động được hiệu quả các nguồn vốn.
Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Trương Văn Phước cũng nêu lên những bất cập trong việc vốn cho vay trung và dài hạn tăng nhanh, gây áp lực lên lãi suất. Tín dụng trung dài hạn năm 2015 tăng 31,1%, trong đó có nguyên nhân từ khu vực bất động sản và việc cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp theo Quyết định 780.
Bên cạnh đó, cơ cấu vốn, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng cũng là yếu tố đáng bàn.
Cũng theo ông Nguyễn Viết Ngoạn, lâu nay các nhà băng vẫn sống dựa vào nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ lệ huy động vốn của các nhà băng trong các bản báo cáo thường là 60-70%, nhưng chủ yếu là kỳ hạn dưới 1 năm, kỳ hạn huy động dài 24 tháng, hoặc 36 là "cực kỳ hiếm."
Ông Ngoạn nhấn mạnh, hệ thống ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân chủ yếu do tín dụng trung dài hạn tăng trưởng trên 50%, trong khi vốn huy động trung dài hạn chỉ 10%. Đáng nói, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lên tới 31,8%, trong khi năm 2014 chỉ là 20,2%.
"Nếu nhà điều hành không có giải pháp điều chỉnh kịp thời thì các ngân hàng sẽ lâm vào khó khăn thanh khoản, sức khoẻ tiếp tục "mỏng manh" và không thể được coi là trụ cột, bệ đỡ bền vững của nền kinh tế được," ông Ngoạn cảnh báo.
Trên thực tế từ sau Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất liên tục dâng cao do các nhà băng tăng cường huy động vốn. Hiện cuộc đua lãi suất huy động trên 13 tháng đã vượt lên trên 8%/năm./.
Theo Vietnam
Triển khai Nghị quyết về chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Nhằm triển khai việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế...