Quỹ bình ổn xăng dầu của Petrolimex tăng khoảng 110 tỷ đồng
Thông tin từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) cho biết, trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu lúc 15 giờ ngày 19/10, Quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) của doanh nghiệp này ước 1.940 tỷ đồng.
(Ảnh minh họa: Thế Duyệt/TTXVN)
Như vậy, Quỹ bình ổn xăng dầu của Tập đoàn này đã tăng thêm khoảng 110 tỷ đồng so với thời điểm công bố gần nhất ngày 3/10 là 1.830 tỷ đồng.
Trước đó, tại công văn công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu ban hành ngày 19/10, liên bộ Công Thương-Tài chính đã quyết định giảm giá xăng Ron 92 và xăng sinh học E5 lần lượt ở mức 136 và 26 đồng/lít, trong khi đó tăng giá đối với dầu diesel 0,05S là 222 đồng/lít, dầu hỏa 279 đồng/lít và dầu mazút tăng là 445 đồng/kg.
Video đang HOT
Trong thông báo, Petrolimex đã điều chỉnh tăng giá xăng dầu theo điều hành của liên Bộ. Hiện giá xăng RON95 là 18.700 đồng/lít; xăng RON92 là 18.000 đồng/lít; xăng sinh học E5 là 17.610 đồng/lít…/.
Theo VietnamPlus
Giá xăng dầu sẽ giảm trong 1-2 ngày tới?
Giá dầu thế giới liên tiếp giảm mạnh khiến cho người tiêu dùng kỳ vọng giá bán lẻ xăng dầu trong nước kỳ điều hành tới (dự kiến vào thứ Hai tuần tới) có cơ hội được điều chỉnh giảm.
Xăng dầu vẫn trong tăng ngoài giảm
Cho đến cuối tuần này, giá dầu thô và xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục giảm mạnh do nguồn dự trữ dầu của Mỹ được công bố tăng đột biến. Dầu WTI giao tháng 11 chốt phiên cuối tuần chỉ còn 46,38 USD/thùng, thấp nhất kể từ đầu tháng 10. Dầu Brent cũng chỉ còn 48,71 USD/thùng.
Cách đây vài ngày, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong nước cho biết, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đã cao hơn giá cơ sở khoảng 150-200 đồng/lít. Với đà giảm tiếp tục của giá xăng dầu thế giới hiện nay, kỳ điều hành giá xăng dầu 15 ngày tới (dự kiến vào ngày 18.10, tuy nhiên do rơi vào Chủ nhật nên có thể lùi thành ngày 19.10), giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu nhiều khả năng sẽ không có biến động lớn.
Theo tiết lộ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bình quân giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu về Việt Nam khoảng một tuần gần đây đã giảm xuống chỉ còn khoảng trên dưới 60-61 USD/thùng, tùy chủng loại. Tuy nhiên, tuần trước đó, giá thành phẩm các chủng loại xăng dầu nhập về đã tăng khá mạnh, do vậy việc tính toán giá bình quân 15 ngày để điều chỉnh giá bán lẻ trong nước tuần tới sẽ còn phải được tính toán kỹ.
Trước đó, ngày 3.10, Liên bộ Tài chính - Công thương đã có quyết định tăng giá xăng RON 92 thêm 189 đồng/lít, lên mức 18.130 đồng/lít và giảm giá các mặt hàng dầu. Quyết định tăng giá xăng thời điểm này đã bị dư luận sau đó lên tiếng cho rằng, chưa phù hợp với biến động của giá thế giới.
Bởi theo chính báo cáo của Bộ Công Thương được báo chí đăng tải cho thấy, giá nhập khẩu xăng dầu tháng 9.2015 giảm 8,02% so với tháng trước và giảm tới 43,18% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam giảm tới 38,30% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước trong hai đợt điều chỉnh vừa qua lại tăng lên. Cụ thể: Ngày 18.9, giá xăng đã tăng 620 đồng/lít, dầu diezel tăng 570 đồng/lít, dầu hoả cũng tăng 510 đồng/lít và mazut thì tăng 300 đồng/kg. Ngày 3.10, giá xăng lại tăng tiếp gần 200 đồng/lít...
Không có gì ngạc nhiên!
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, theo đúng Nghị định 83/CP, giá xăng được căn cứ theo giá cơ sở, gồm giá nhập khẩu và các loại thuế phí, chi phí theo định mức. Giá xăng dầu thế giới giảm thì giá trong nước phải giảm. Nhưng ở đây, giá thế giới giảm nhưng thuế phí lại cao thì giá cơ sở xăng dầu sẽ bị đội lên cao, kéo theo giá xăng dầu trong nước khó có thể giảm phù hợp.
"Tôi đã không ít lần kiến nghị rằng, chúng ta cần phải tính lại thuế phí với mặt hàng xăng dầu sao cho phù hợp. 1 lít xăng cõng quá nhiều loại thuế, phí và ở mức cao như hiện nay chắc chắn sẽ khiến người tiêu dùng gánh thiệt" - ông Long nói.
Thực tế thời gian qua, hai kiến nghị về giảm thuế và áp tỷ giá cho phù hợp với thực tế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đều đã bị các cơ quan quản lý từ chối. Bộ Tài chính đã có văn bản không đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam về lộ trình điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu. Với quyết định này, thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ vẫn được giữ nguyên như hiện hành cho đến hết 31.12.2015, kéo theo chi phí về thuế với mặt hàng này chưa thể giảm. Cùng với đó, vấn đề tỷ giá làm thiệt cho ngành xăng dầu (mà thực chất người tiêu dùng phải gánh qua giá) gần 500 đồng/lít xăng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Các chuyên gia xăng dầu cho rằng, với chính sách thuế, phí hiện nay, xăng dầu nhập về Việt Nam chỉ có giá khoảng 9.000 đồng/lít, nhưng sau khi áp các loại thuế phí theo quy định thì giá bán ra nhảy vọt lên hơn 18.000 đồng/lít như hiện nay không có gì quá ngạc nhiên.
Theo Danviet
PLC - Doanh nghiệp minh bạch nhất HNX 2014 - 2015 Chiều ngày 02.10.2015, tại TP. Đà Nẵng, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức "Lễ tôn vinh 30 doanh nghiệp niêm yết minh bạch nhất HNX năm 2014 - 2015". Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) là một trong 30 doanh nghiệp được tôn vinh nhân dịp này. Chủ tịch HĐQT PLC Phạm Bá Nhuân đại diện PLC...