Quý bà Việt chơi tỷ USD ở thượng đỉnh, kiếm vài ngàn tỷ tiền lãi
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục thu về nhiều ngàn tỷ đồng mỗi quý từ những thương vụ tỷ USD đình đám trong các hội nghị thượng đỉnh trước đó, bất chấp áp lực cạnh tranh gia tăng trong lĩnh vực hàng không.
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2019 với lợi nhuận tăng trưởng khá ấn tượng bất chấp áp lực cạnh tranh bắt đầu gia tăng.
Trong quý 1/2019, doanh thu của VJC tăng gần 9% lên trên 13,6 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt hơn 7,2 ngàn tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động phụ trợ hơn 2,6 ngàn tỷ đồng và một mảng mới khá đặc biệt: doanh thu từ chuyển giao sở hữu, quyền sở hữu và thuê tàu bay đạt gần 3,6 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, đây là lần đầu tiên VietJet có doanh thu ngàn tỷ từ nhượng quyền thương mại, quyền sở hữu và thuê tàu bay. Nó bù đắp cho doanh thu từ bán và thuê lại tàu bay mà VietJet liên tục thực hiện trước đó (với doanh thu quý 1/2018 đạt gần 4,7 ngàn tỷ đồng).
Đây cũng là những khoản doanh thu rất lớn, chiếm 50-60% so với doanh thu cốt lõi: vận chuyển hành khách.
VietJet ghi nhận gần 3,6 ngàn tỷ từ quyền thương mại trong quý 1/2019
Trong quý 1/2018 VJC thu về gần 4,7 ngàn tỷ từ bán và thuê lại máy bay.
Sở dĩ VietJet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo có được những khoản doanh thu ngoài vận chuyển hành khách lớn như vậy là bởi trước đó VietJet có những hợp đồng mua buôn với số lượng lớn trước đó với các nhà chế tạo Boeing và Airbus với giá chỉ bằng khoảng 50% so với giá bán lẻ.
Hồi cuối tháng 2, trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế với thương vụ mua mới 100 máy bay Boeing.
Trước sự chứng kiến của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Vietjet ký hợp đồng 100 máy bay 737 MAX với Boeing với giá trị 12,7 tỷ USD theo giá niêm yết của nhà sản xuất. Trên thực tế, mức giá thực trả có thể thấp hơn nhiều. Boeing có thể chiết khấu lên tới 50% với các hợp lớn.
Trước đó, Vietjet cũng đã có một hợp đồng khủng, cũng 100 tàu bay B737 MAX ký với Boeing vào năm 2016. Đây cũng là thoả thuận mua bán máy bay thương mại lớn nhất trong ngành hàng không Việt Nam từ trước đến nay và cũng là lớn nhất tại châu Á với mẫu B737 MAX.
Video đang HOT
Nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo.
Hồi cuối 2018, VietJet và Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 50 tàu bay A321neo trị giá 6,5 tỷ USD nhằm hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MOU) được 2 bên ký kết tại Farnborough (Anh quốc).
Một hãng hàng không khác mới ra đời cũng có những thương vụ mua bán máy bay số lượng lớn. Cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội, Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã ký một hợp đồng mua thêm 10 máy bay Boeing 787s, trị giá khoảng 3 tỷ USD sau khi có thoả thuận mua 20 chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với giá trị niêm yết là 5,6 tỷ USD trước đó. Tổng cộng Bamboo Airways sẽ mua về 30 chiếc Boeing 787, với chiếc đầu tiên sẽ về Việt Nam vào quý 3/2020.
Bên cạnh đơn hàng mới, Bamboo Airways cũng đang cân nhắc việc mua thêm 25 máy bay thân hẹp dòng 737 MAX của Boeing, với giá trị hợp đồng ước tính 2,5 tỷ USD. Bamboo Airways cho hay đang chuẩn bị để khai thác các chuyến bay tới Mỹ trong năm 2020.
Cũng hồi cuối tháng 2, theo Bloomberg, hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines tính mua 100 máy bay Boeing 737 Max. Hãng có thể mua thêm một số loại máy bay đường dài để chuẩn bị cho đường bay tới California (Mỹ), dự kiến 2 năm nữa.
Thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn với tăng trưởng ấn tượng khoảng 17%/năm trong 10 năm qua, cao hơn rất nhiều so với mức 7,9% khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo như đánh giá của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA).
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), cổ phiếu Việt Nam diễn biến trái chiều so với quốc tế. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh đã giúp VN-Index tăng điểm, trong bối cảnh các TTCK quốc tế chìm trong biển lửa do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Thanh khoản trên thị trường cũng được cải thiện. Nhóm cổ phiếu chủ chốt như Vinhomes, Sabeco, Bảo Việt, Thế Giới Di Dộng, VietJet… đều tăng giá. Nhóm ngân hàng như Vietinbank, BIDV, MBBank, HDBank, Techcombank,… tăng tốt.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Chứng khoán Bảo Việt, sự phục hồi chỉ là nhịp hồi mang tính kỹ thuật. Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và tiến đến thử thách vùng kháng cự 966-972 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/5, VN-Index tăng 5,99 điểm lên 958,54 điểm; Hnx-Index giảm 0,24 điểm xuống 105,61 điểm và Upcom-Index tăng 0,1 điểm lên 55,25 điểm. Thanh khoản đạt 260 triệu đơn vị, trị giá 5,0 ngàn tỷ đồng
H. Tú
Theo vietnamnet.vn
Một tuần đáng sợ, tỷ phú Phương Thảo chủ Vietjet Air vẫn bám trụ
CEO nữ hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục gặt hái những thành công và chứng kiến túi tiền ổn định cho dù vừa trải qua một vài tuần lễ mà thị trường chứng khoán chịu nhiều áp lực.
Sau những phiên đầu tuần chịu áp lực cao, cổ phiếu VJC của VietJet đã có 2 phiên tăng khá mạnh với lượng giao dịch lớn, trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi phiên. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện có túi tiền 2,6 tỷ USD, giảm khá nhiều so với mức kỷ lục 3,5 tỷ USD nhưng sự hấp dẫn đang dần trở lại của cổ phiếu này.
Sức hấp dẫn của thị trường hàng không Việt Nam đang kéo các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong tuần qua, Văn phòng Chính phủ cho biết đã gửi Bộ GTVT văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar.
Đây là một diễn biến tích cực nữa trên thị trường hàng không sau khi hãng hàng không Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết chính thức nhận giấy phép bay hôm 12/11 với sự đồng thuận cao từ đại diện các bộ, ngành.
Với sự xuất hiện của các hãng hàng không mới, thị trường hàng không Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, với dân số đông, địa hình chia cắt và tỷ lệ người dân di chuyển bằng đường hàng không vẫn còn khá thấp... và vị thế số 1, VJC của nữ tỷ phú Phương Thảo vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Triển vọng kinh doanh của VJC được đánh giá vẫn rất sáng sủa trong năm 2018 và cả 2019 khi mà giá dầu thế giới tụt giảm mạnh xuống đáy 14 tháng, đang hướng về ngưỡng 50 USD/thùng và được dự báo sẽ còn đứng ở mức thấp trong thời gian tới.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
CEO nữ hãng hàng không Vietjet gần đây tiếp tục đánh cược mạnh hơn vào lĩnh vực đầy tiềm năng bất chấp những biến động và rủi ro khôn lường trên thị trường. Sức nóng của các sân bay hấp dẫn "nữ hoàng" châu Á này.
Hãng hàng không VietJet tiếp tục ký kết những hợp đồng mua bán máy bay khủng. Ngày 3/11, VietJet và Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 50 tàu bay A321neo trị giá 6,5 tỷ USD nhằm hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MOU) được 2 bên ký kết tại Farnborough (Anh quốc) vừa qua.
VietJet cũng ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ với công ty CFM International trị giá 5,3 tỷ USD. Hợp đồng bảo dưỡng giúp VietJet nâng cao độ an toàn đối với các chuyến bay.
Đây là một bước đi mạnh mẽ khác cho thấy tham vọng mở rộng thị phần và giữ vững vị trí số 1 tại thị trường hàng không Việt Nam của bà Nguyễn Thị Phương Thảo sau khi VietJet của nữ tỷ phú này ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 giá 12,7 tỷ USD hồi giữa tháng 7/2018 tại triển lãm hàng không Farnborough diễn ra ở miền Nam nước Anh.
VietJet có kết quả kinh doanh quý 3 khá ấn tượng với doanh thu tăng hơn gấp đôi nhờ tăng cường thêm đội tàu bay mới va mở thêm nhiều đường bay quốc tế. Tỷ trọng doanh thu quốc tế chiếm trên 50%. Lợi nhuận sau thuế quý 3 cũng tăng hơn gấp đôi lên gần 1,1 ngàn tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng cao một phần do tiết kiệm nhiên liệu nhờ máy bay mới và nạp nhiên liệu tại thị trường nước ngoài với giá thấp hơn.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Ảnh: Phạm Hải).
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đánh cược lớn vào 2 lĩnh vực sôi động tại Việt Nam là hàng không và ngân hàng với cú thâu tóm 2 ngân hàng, mua hơn 200 máy bay. Lợi nhuận của các doanh nghiệp về tay bà Thảo đều tăng mạnh nhờ những tính toán hợp lý như tối ưu hóa chi phí đầu vào cũng như những hợp đồng lớn, mua về bán lại và cho thuê tàu bay.
Bên cạnh VJC và HDB của bà Thảo, hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản khác cũng đang tăng trở lại.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản vẫn đứng ở mức thấp. VN-Index mất mốc 930 điểm. Tuy nhiên, một vài cổ phiếu trụ cột trên thị trường tiếp tục tăng điểm như: Vinamilk, của bà Mai Kiều Liên, VietJet Air của bà Phương Thảo, Vietinbank, Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài...
Tín hiệu tích cực nhất có lẽ đến từ khối ngoại. Khối này mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, trong phiên hôm nay, thị trường có thể điều chỉnh về vùng 918-923 điểm. Phản ứng hồi phục được kỳ vọng sẽ xảy ra tại vùng này.
Theo FPTS, những rung lắc mạnh hoặc hiệu chỉnh có thể sẽ là diễn biến chủ đạo của phiên cuối tuần. Nhà đầu tư nên thận trọng với việc mở vị thế mua mới. Giao dịch liên tục sẽ chỉ dành cho nhà đầu tư chịu mức rủi ro cao và đã có sẵn vị thế tại những cổ phiếu đang biến động độc lập với thị trường chung.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/11, VN-Index giảm 3,41 điểm xuống 926,79 điểm; HNX-Index tăng 0,07 điểm lên 104,17 điểm. Upcom-Index tăng 0,14 điểm lên 52,29 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 160 triệu đơn vị, trị giá 4,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Chứng khoán 14/5: Sẽ có phân hóa rõ hơn giữa các dòng cổ phiếu Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục trong phiên đầu tuần trong bối cảnh mà nhiều thị trường chứng khoán khác tại châu Á chìm trong sắc đỏ. VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và tiến đến thử thách vùng kháng cự 966-972 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/5, diễn biến...