Quý 3, doanh thu vàng miếng của PNJ tăng gần 20%
Tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 diễn ra tối 4-12, PNJ đã được lọt vào Top 5 doanh nghiệp niêm yết nhóm vốn hóa lớn có báo cáo quản trị công ty tốt nhất.
Ngoài ra, đứng trong top này còn có những cái tên quen thuộc như như FPT, Vianamil, Công ty chứng khoán TP.HCM,…
Đây là hoạt động thường niên do Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư và Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital phối hợp tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao sự minh bạch, quản trị tốt và phát triển bền vững.
Sự cam kết và tuân thủ của PNJ không chỉ được thể hiện thông qua Báo cáo thường niên hoặc Báo cáo quản trị công ty, mà còn được phản ánh một cách trực tiếp vào tiến trình tăng trưởng ngay trên nền biến động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Tham chiếu từ các con số trên báo cáo tài chính hợp nhất quý III PNJ vừa công bố cho thấy, trong tháng cuối quý, mảng bán lẻ tăng trưởng 18,2% và trong cả quý là 9,5%. Song song, doanh thu vàng miếng tiếp tục tăng 19,1%.
Video đang HOT
Bước sang tháng 10, PNJ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng khi doanh thu thuần đạt 1.827 tỷ đồng và lãi ròng đạt 175 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,5% và 35% so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thuần lũy kế đạt 13.495 tỷ đồng, tương ứng 93,2% kế hoạch, và lãi ròng lũy kế đạt 817 tỷ đồng, tương ứng 98,1% kế hoạch.
PNJ cũng đã tái cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm, cũng như dây chuyền sản xuất sỉ, tiếp tục đầu tư nâng cấp nhà máy tại TP. HCM để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thay thế hàng nhập khẩu. Mạng lưới bán lẻ được tối ưu hóa cả chiều rộng và chiều sâu.
Với những bước tiến này, SSI dự báo PNJ sẽ phục hồi theo mô hình chữ V do đã lấy lại đà tăng trưởng. Đơn vị này đánh giá nhu cầu trang sức vàng đang phục hồi tốt do nhóm khách hàng mục tiêu của PNJ (nhóm khách hàng có thu nhập trung bình) ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hơn dự kiến, khả năng thích nghi tốt của PNJ với các điều kiện thị trường mới và sự sẵn sàng đón đầu làn sóng phục hồi sau đại dịch.
Viet Capital cũng khuyến nghị mua PNJ với nhận định tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ khi các gián đoạn do dịch Covid-19 hạ nhiệt và các doanh nghiệp trong lĩnh vực vàng trang sức khác bị ảnh hưởng. Đến thời điểm hiện tại, PNJ là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết luôn kín room ngoại.
Đại gia buôn vàng miếng lãi chưa tới 50 tỷ đồng
Là một trong những doanh nghiệp vàng tư nhân lớn nhất Việt Nam nhưng lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2020 mà Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI thu về chỉ đạt hơn 45 tỷ đồng.
Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp nửa đầu năm 2020.
Theo đó, nửa đầu năm nay, doanh nghiệp này ghi nhận tổng cộng gần 45,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh, giảm 5% so với cùng kỳ 2019. Đáng chú ý, mức lợi nhuận này là rất nhỏ so với vốn chủ sở hữu hiện tại của doanh nghiệp là 3.392 tỷ đồng.
Theo chỉ tiêu tài chính này, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của DOJI chỉ ở mức 1,3%, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hệ số này cũng đã giảm đáng kể so với mức 2,1% cùng kỳ năm trước, khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vàng này là 2.259 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 48 tỷ đồng.
Cũng tại báo cáo này, DOJI cho biết hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đến cuối tháng 6 là 1,789 lần, tương đương mức nợ phải trả ở mức trên 6.000 tỷ đồng.
DOJI hiện là một trong những doanh nghiệp vàng bạc có doanh thu cao nhất thị trường, lên tới vài chục nghìn tỷ mỗi năm. Trong năm gần nhất (2019), doanh nghiệp này thu về trên 90.000 tỷ đồng doanh thu nhưng không chia sẻ con số lợi nhuận.
Tập đoàn này cũng nằm trong nhóm 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, do sản phẩm chủ yếu là các mặt hàng vàng miếng với biên lợi nhuận thấp khiến lãi ròng thu về mỗi năm cũng chỉ ở mức khiêm tốn.
Năm 2018, doanh thu của DOJI (riêng công ty mẹ) đạt 63.126 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước nhưng lợi nhuận ròng sau thuế chỉ là 80 tỷ đồng.
Tuy vậy, mức lợi nhuận nói trên cũng đã tăng gấp 2,2 lần năm 2017 và cao kỷ lục trong lịch sử kinh doanh của công ty vàng này.
So với một số doanh nghiệp vàng khác như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mức sinh lời của DOJI thấp hơn rất nhiều.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, dù hoạt động bán lẻ vàng bạc cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 nhưng PNJ vẫn thu về 450 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt gần 10%. Con số lợi nhuận này thậm chí đã giảm 22% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Theo chủ tịch một doanh nghiệp vàng lớn, với các đơn vị tư nhân, nguồn vốn được tính bằng cây (lượng) vàng thay vì tiền mặt.
Một doanh nghiệp vàng hình thành với vốn 1.000 lượng, thực hiện mua bán đến cuối năm nếu quỹ vàng lớn hơn 1.000 lượng tức là có lãi và không quan trọng giá vàng tăng hay giảm, cũng như mức lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán trao đổi.
"Kim bản vị của doanh nghiệp tư nhân là vàng và cuối năm tổng kết lại hơn 1.000 cây tức là lãi. Với các nhà buôn tư nhân, lượng vàng trong kho nắm giữ quan trọng hơn nhiều so với mức lợi nhuận thu về mỗi năm", vị này nhấn mạnh.
Chú trọng vàng nữ trang, PNJ vẫn hưởng lợi nhờ doanh thu vàng miếng tăng mạnh Mặc dù không còn tập trung đẩy mạnh như trước và cốt lõi là sản xuất, kinh doanh nữ trang vàng, song PNJ vẫn được hưởng lợi từ kinh doanh vàng miếng trong đợt vàng tăng vừa qua. Cụ thể, doanh thu thuần của PNJ trong tháng 7 đã vượt 10% so với cùng kỳ, đạt 1.307 tỷ đồng, đồng thời đưa lợi...