Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu
Những ngày gần đây, Biển Đông lại dậy sóng với sự ngang ngược của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều học giả trong nước và quốc tế đã đưa ra những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vietnam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết nghiên cứu, thể hiện quan điểm của Đại úy, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh (Phòng Khoa học Quân sự, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng) về vấn đề này.
Tập Atlas Thế giới của nhà địa lý học kiệt xuất người Bỉ Philippe Vandermaelen (1795-1869), thành viên Hội địa lý Paris, được xuất bản năm 1827 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Chủ quyền không thể chối cãi
Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước. Có nghĩa là, nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước.
Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quá trình hoạch định và triển khai chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến đã được thể hiện rõ nét trong suốt mọi giai đoạn lịch sử, nội dung đó đã hình thành và liên tục được kế thừa phát triển qua các thể chế nhà nước.
Đặc biệt, trong chính sách về biển đảo qua các triều đại đều có nội dung khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam trong thời kỳ Lê-Trịnh (1592-1788), đã chứng kiến sự mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Trong thời kỳ này, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác lập và đi vào quản lý, khai thác một cách đồng bộ vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự.
Tuy nhiên, do vấn đề lịch sử để lại, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông đã bị một số quốc gia trong khu vực bất chấp những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như những quy định của Luật Biển quốc tế đã xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Nhà nước Việt Nam.
Điều này, đã dẫn đến hệ quả là cuộc đấu tranh trên các phương diện bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế, luật pháp quốc gia và phương diện ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cuộc đấu tranh lâu dài nhưng oanh liệt, khó khăn và rất phức tạp.
Quốc tế thừa nhận
Thực tế cũng cho thấy, một số hội nghị quốc tế diễn ra trong thế kỷ XX, đã đương nhiên thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1943, bối cảnh chung của thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Để xem xét một số vấn đề quan trọng của thế giới có liên quan đến biên giới lãnh thổ, đại diện ba nước Anh, Mỹ và Trung Quốc (Cộng hòa Trung Hoa) đã nhóm họp tại Cairo (Ai Cập) ngày 27/11/1943, mà lịch sử gọi là Hội nghị tam cường Anh-Mỹ-Trung.
Video đang HOT
Hội nghị này kết thúc đã đưa ra được Tuyên bố chung, trong tuyên bố có đoạn viết: “Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất năm 1914, và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa.”
Như vậy, lãnh thổ của Trung Quốc đã được phân định rõ, không có gì liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, Tuyên bố Cairo đã không đề cập đến chủ quyền của quốc gia nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam từ lâu, ít nhất là từ thế kỷ XVII đã có những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền thuộc về Nhà nước Việt Nam.
Tiếp đến, vào năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai dần dần đi vào kết thúc, thế giới có nhiều việc phải làm đối với các cường quốc thắng trận như vấn đề lãnh thổ, phân chia phạm vi ảnh hưởng…
Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc ở mặt trận châu Âu, tháng 7/1945, đại diện ba nước lớn là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tổ chức nhóm họp tại Postdam của Đức. Hội nghị Postdam đã ra Tuyên bố chung ngày 26/7/1945, ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản sau khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc.
Đối với Việt Nam, để giải giáp quân đội Nhật, ba nước Anh-Mỹ-Liên Xô đã quyết định chia Việt Nam thành 2 khu vực từ vĩ tuyến 16.
Theo đó, phía Trung Quốc do phái đoàn Cộng hòa Trung Hoa (Quốc dân đảng) có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tọa lạc tại vĩ tuyến 16: nhóm Lưỡi Liềm phía Tây Nam tại vĩ độ 16 độ 30′ Bắc và nhóm An Vĩnh phía Đông Bắc tại vĩ độ 16 độ 50′ Bắc. Trong khi đó, quân đội Anh có nghĩa vụ giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, kể cả quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến từ 12 độ đến 7 độ Bắc, tính từ Cam Ranh xuống tỉnh Cà Mau.
Từ 4-8/9/1951, Hội nghị San Francisco được tổ chức, có đại diện 51 nước tham dự để bàn về việc ký hòa ước hòa bình với Nhật Bản. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đại diện cho Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu thuộc Chính phủ Bảo Đại làm trưởng đoàn cũng được mời tham gia hội nghị.
Trong phiên họp toàn thể thứ hai của hội nghị San Francisco (ngày 5/9/1951), đại biểu Liên Xô là Andrei A. Gromyko đã chỉ trích tính bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh. Trên thực tế không chỉ riêng Anh mà Mỹ cũng đưa ra những ý kiến bất hợp lý.
Đó là việc Mỹ đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó, có điểm thứ 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với 48 phiếu chống vì chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc về Nhà nước Việt Nam từ lâu.
Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
Tuyên bố chủ quyền
Tại San Francisco năm 1951, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên hợp quốc: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.”
Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự hội nghị, không có một phái đoàn nào phản đối thể hiện bằng văn bản.
Về khía cạnh pháp lý, việc công bố khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cho thấy từ năm 1951 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới đương nhiên thừa nhận là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Sự kiện 92% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thừa nhận chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có giá trị tuyệt đối phù hợp với luật pháp quốc tế, buộc các quốc gia khác phải thừa nhận, kể cả đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham dự Hội nghị như Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Việc hòa ước San Francisco tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành hai khoản riêng biệt (b, f) tự nó đã bao hàm ý nghĩa không công nhận chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Tại khoản f quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel).”
Rõ ràng, việc phái đoàn Việt Nam đưa ra quyên bố chủ quyền là sự kiện hết sức quan trọng. Đây được xem là cơ sở pháp lý để Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế và khu vực cũng như đưa vào hồ sơ pháp lý để đấu tranh với các bên có yêu sách tại tòa án quốc tế./.
Theo Vietnam
ANTT được đảm bảo, doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư, kinh doanh sản xuất
Bộ Ngoại giao 17h chiều nay 17-5, tổ chức họp báo quốc tế về các vụ việc liên quan tới trật tự an ninh tại một số địa phương ở Việt Nam trong những ngày qua.
Tham dự buổi họp có ông Lê Hải Bình, quyền vụ trưởng vụ Thông tin Báo chí cùng ông Đặng Minh Khôi, trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao); ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương; ông Đặng Quốc Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an; ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đại diện các cơ quan chức năng Việt Nam trả lời tại cuộc họp báo quốc tế chiều 17/5.
Theo VNE, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi đã chia sẻ thông tin với báo giới về tình hình tại một số địa phương trong hai ngày qua. Một số kẻ xấu đã có hành vi quá khích, vi phạm pháp luật, đập phá nhà máy của nhiều công ty tại các khu công nghiệp ở Bình Dương và Formosa Hà Tĩnh. Đây là những hành động được đánh giá là nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng đã tạm giữ hàng trăm người vi phạm pháp luật và đến nay tình hình đã ổn định. Ông Khôi khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp an toàn hữu hiệu bảo vệ công dân nước ngoài, đảm bảo mọi sự cố đáng tiếc như vừa qua không tái diễn và phối hợp các cơ quan chức năng khắc phục hậu quả sự việc.
"Cơ quan an ninh lấy làm tiếc. Hành vi của các đối tượng quá khích đã vi phạm pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư nước ngoài", Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, chia sẻ.
Ông cũng khẳng định hàng trăm người vi phạm pháp luật đã bị tạm giữ và sẽ bị khởi tố điều tra. Bộ Công an hiện đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trước đó, ngày 13/5, khoảng 19.000 công nhân ở Bình Dương tổ chức diễu hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Lúc đầu cuộc tuần hành diễn ra trong ôn hòa, tuy nhiên một số người sau đó bị kích động, phá cổng các doanh nghiệp đột nhập vào trong, đập phá, cướp tài sản. Hàng trăm công ty đã bị đột nhập và phá hoại tài sản, chủ yếu là các công ty Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó có 15 doanh nghiệp bị đốt nhà xưởng, thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Trung tướng Hoàng Kông Tư, trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo
Khi tình hình ở Bình Dương dần được kiểm soát thì tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một nhóm người quá khích đã kích động hàng nghìn công nhân kéo đến nhà máy Formosa để gây hấn với các lao động người Trung Quốc tại đây và dẫn đến xô xát. Những người này cũng đập phá các công ty và đốt hai lò cao trong nhà máy luyện gang thép. Vụ việc kéo dài đến gần nửa đêm mới được khống chế, làm một người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Công an Bình Dương đã bắt giữ hơn 400 người được cho là có hành vi kích động công nhân gây rối tại khu công nghiệp trên địa bàn, trong khi 76 đối tượng cũng bị công an Hà Tĩnh tạm giữ để điều tra.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các hành vi quá khích, vi phạm pháp luật. Các công nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh tại VN.
Cần chung sức chung lòng hiệp lực giữ gìn biển đảo của tổ quốc thân yêu, nhưng tuyệt đối không nghe theo các phần tử xấu làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, vi phạm pháp luật.
Câu hỏi của PV báo Tuổi trẻ: Có thông tin cho rằng những đối tượng xấu lợi dụng cuộc biểu tình vừa qua được một số người bỏ tiền ra thuê, xúi giục?
Trung tướng Hoàng Kông Tư khẳng định: Về vấn đề này cơ quan CSĐT đang tiến hành điều tra xử lý.
Câu hỏi của Hãng tin Đài Loan: Vụ việc vừa qua đã gây thiệt hại cho DN của Đài Loan?
Ông Đặng Minh Khôi: Chúng tôi lấy làm tiếc vụ việc đã xảy ra gây thiệt hại cho DN nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các địa phương sớm ổn định tình hình...
Câu hỏi phóng viên của Báo Đức: Những cuộc biểu tình vừa qua có cho là trái phép hay không?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Trong mấy ngày qua, sau khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng thềm lục địa của Việt Nam, người dân Việt Nam đã thể hiện tình cảm yêu nước của mình. Tuy nhiên, không được vi phạm ANTT, đập phá tài sản, hành hung gây rối. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an và các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự... Nếu các đối tượng gây rối trật tự, lợi dụng kích động những người tham gia biểu tình vi phạm pháp luật sẽ bị bắt giữ, xử lý nghiêm trước pháp luật.
Phóng viên đến từ Đài Loan: Tôi không muốn gọi bằng cái tên China mà gọi với cái tên Đài Loan. Các nhà đầu tư Đài Loan sớm có mặt tại VN đã đầu tư và có những đóng góp cho đất nước VN. Vừa qua, tình hình trên biển Đông khiến cho các nhà đầu tư của Đài Loan bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã thấy Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo xử lý. Tới đây, Chính phủ có tính đến chuyện bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan hay không?
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài: Chính phủ Việt Nam đã có chỉ đạo ngay sau khi sự việc xảy ra và bám sát tình hình thực tế. Các cơ quan chức năng đã có những biện pháp cần thiết để nghiên cứu phương pháp hỗ trợ thiệt hại cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã tính đến bồi thường thiệt hại cho các DN. Chúng tôi ghi nhận tất cả các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, kể cả Trung Quốc chứ không riêng gì quốc gia nào.
Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Singapore tại VN: Chính phủ Việt Nam có biện pháp cụ thể nào để phòng ngừa những đáng tiếc vừa qua tái diễn?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng chức năng Bộ Công an và lực lượng khác triển khai biện pháp quyết liệt và ngăn chặn những đáng tiếc, để đảm bảo các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam yên tâm đầu tư, kinh doanh sản xuất.
Đại diện Báo Nhật Bản tiếp tục đưa ra câu hỏi: Các ông có thể xác nhận có bao nhiêu người bị bắt từ việc gây mất ANTT vừa qua? Việt Nam có bao nhiêu lao Trung Quốc chui bất hợp pháp?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã khởi tố hơn 300 đối tượng, về các tội danh Trộm cắp tài sản, Gây rối TTCC và Chống người thi hành công vụ. Hiện VN có lao động chui. Trong thời gian qua cơ quan chức năng VN đã phạt hiện và đưa các lao động chui này về nước. Hiện chúng tôi cũng đang tiếp tục xử lý vấn đề này.
Phóng viên Báo Đức: Liên quan đến những người TQ bị chết thì những người bị bắt giữ có bị khởi tố vào tội Giết người hay không? Và phản ứng của cơ quan chức năng VN quá chậm đúng không?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Về công nhân Trung Quốc bị chết là do có cuộc xô xát gữa hai nhóm công nhân chứ không phải từ cuộc biểu hình. Sau khi xảy ra xô xát, lực lượng y tế đã hết sức cứu chữa nhưng người này tử vong. Đây là sự việc nằm ngoài ý muốn. Đối với các đối tượng bị bắt giữ cơ quan điều tra vẫn đang điều tra xử lý nghiêm theo pháp luật. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã kịp thời vào cuộc nên không thể nói là chậm chạp. Lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai các biện pháp quyết liệt nên đã hạnh chế tối đa sự việc.
Theo ANTD
Thủ tướng yêu cầu: Xử lý nghiêm khắc những đối tượng tuyên truyền kích động Ngày 17-5, Văn phòng Chính phủ phát hành Thông báo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh trật tự. Theo đó, những ngày qua, bằng các biện pháp đồng bộ, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về...